Ngân sách cho chương trình xúc tiến du lịch

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác xúc TIẾN DU LỊCH tại BAN QUẢN lý DI sản văn hóa mỹ sơn (Trang 25 - 27)

tiến có thể căn cứ theo mục tiêu và đối tượng truyền thông để quyết định ngân sách cho hoạt động này. Vấn đề đặt ra lúc này là cần bao nhiêu tiền cho hoạt động truyền thông? Mỗi ngành nghề kinh doanh hay môi doanh nghiệp, điểm đến du lịch đều có mức ngân sách dành cho hoạt động truyền thông là không giống nhau. Vì vậy, để xây dựng được nguồn ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến du lịch thông thường dựa trên các phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm doanh số bán: Phương pháp này thường ấn định ngân sách cho hoạt động xúc tiến theo tỷ lệ nào đó trên doanh số bán dự kiến. Phương pháp này có ưu điểm là: Chi phí sẽ thay đổi theo doanh thu số bán, nó gắn liền với mức độ tiêu thụ; khuyến khích các nhà quản trị ra quyết định trên cơ sở giá bán, chi phí, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm; khuyến khích ổn định cạnh tranh với tỷ lệ đã định theo doanh số bán của các công ty cạnh tranh với nhau; quan trọng là phương tiện này dễ áp dụng

Nhược điểm của phương pháp này là: Đơn thuần coi doanh thu là nguyên nhân chứ không phải là hiệu quả xúc tiến, từ đó xác định ngân sách theo cái hiện có chứ không theo cơ hội thị trường, hơn nữa sự phụ thuộc của ngân sách vào doanh số bán gây khó khăn cho lập kế hoạch dài hạn. Việc lập ngân sách theo tiền lệ sẽ không khuyến khích việc xem xét dành cho mỗi sản phẩm, mỗi thị trường mục tiêu khoản ngân sách cần thiết là bao nhiêu.

-Phương pháp căn cứ khả năng: Là phương pháp quyết định ngân sách xúc tiến ở mức mà tổ chức có thể chấp nhận được. Như vậy, việc xác định ngân sách hoàn toàn bỏ qua vai trò của hoạt động xúc tiến đối với sự trở lại của khách du lịch. Với phương pháp này thì việc lập ngân sách xúc tiến hàng năm không ổn định dẫn đến việc lập kế hoạch marketing dài hạn gặp nhiều khó khăn.

trên thị trường, các tổ chức, công ty căn cứ vào chi phí của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để điều chỉnh chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này thiếu khoa học và kém hiệu quả vì các mục tiêu và các phương pháp xúc tiến của các đối thủ cạnh tranh có thể thay đổi bất kỳ. Hơn nữa, các đối thủ cạnh tranh khác nhau thường khách nhau nhiều về danh tiếng, nguồn tài nguyên, cơ hội… và không có gì để khẳng định rằng việc dành ngân sách của các đối thủ đã là chính đáng.

-Phương pháp căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ: Đây là phương pháp thích hợp nhất. Theo phương pháp này những người làm xúc tiến phải xây dựng ngân sách trên cơ sở xác định những mục tiêu cụ thể của mình, xác định những nhiệm vụ, công việc cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đó, từ đó ước tính chi phí để thực hiện được các nhiệm vụ đề ra. Ưu điểm của phương pháp này là làm rõ được mối quan hệ giữa chi phí truyền thông và kết quả mong muốn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác xúc TIẾN DU LỊCH tại BAN QUẢN lý DI sản văn hóa mỹ sơn (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w