f Tây Ban Nha
2.2.4. Phương tiện hỗ trợ cho công tác xúc tiến du lịch của Mỹ Sơn
Trong những năm qua, tình hình hoạt động của BQL hoạt động khá thuận lợi. Đặc biệt là UBNN tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 3939/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch quản lý Di sản Văn hoá Thế giới Khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2018- 2020, định hướng đến năm 2030, Đề án phát triển du lịch của huyện Duy Xuyên giai đoạn 2017 – 2020, định hướng 2025. Với mục tiêu bảo đảm tính toàn vẹn, tính xác thực, các giá trị nổi bật toàn cầu, cảnh quan văn hoá, duy trì và phát triển bền vững các giá trị văn hoá lịch sử, khảo cổ, cảnh quan môi trường của Mỹ Sơn, qua đó cũng nhằm giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá và phát huy tầm quan trọng của khu Di tích Mỹ Sơn, dựa trên các mục tiêu đó Ban đã tập trung xây dựng các đề án phát triển, cải tạo cơ sở vật chất, đổi mới sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và nâng cao được chất lượng dịch vụ du lịch tại Mỹ Sơn.
Về đề án phát triển du lịch: Ban đã tổ chức thực hiện được một số đề án như Đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ, đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm (2015).
Về sản phẩm du lịch: Đã tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại điểm tham quan Mỹ Sơn. Phát triển các sản phẩm là các loại hình du lịch văn hóa nhằm gắn với công tác bảo tồn để mang lại lợi ích lâu dài. Đồng thời, xây dựng được một số sản phẩm theo hướng du lịch hiện đại, du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, với môi trường và gắn với trách nhiệm như xe điện, tham quan di tích gắn với xem biểu diễn văn nghệ. Chất lượng dịch vụ du lịch có sự chuyển biến tích cực, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, từng bước đáp ứng nhu cầu du khách.
Nâng cao chất lượng sản phẩm có thương hiệu là Biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm bằng việc chú trọng công tác đào tạo, nâng các suất diễn từ
04 suất lên 06 suất trong ngày. Tổ chức biểu diễn dưới chân tháp nhằm thổi hồn làm sống động không gian tháp cổ.
Phát triển nguồn nhân lực du lịch, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững; nghiên cứu ứng dụng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; đặc biệt là đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế về du lịch. Tăng cường công tác xúc tiến du lịch, gặp gỡ đối thoại thường niên các doanh nghiệp làm du lịch, tổ chức thành công các lễ hội nhằm quảng bá các tiềm năng và sản phẩm du lịch thu hút du khách, và nhà đầu tư.
Đối với các sản phẩm dịch vụ bán hàng đã phát triển các mặt hàng lưu niệm, các khu vực tập trung dịch vụ, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề địa phương. Xây dựng và triển khai vị trí dừng nghỉ kết hợp quảng bá sản phẩm truyền thống Chăm trên hành trình tham quan theo lộ trình đi E,F. Đưa vào khai thác dịch vụ chụp hình trên vé, xe điện, múa Chăm dưới chân tháp. Xây dựng không gian nhà dịch vụ đa năng Khe Thẻ Mỹ Sơn và hợp tác với tổ chức Jica trưng bày các mặt hàng lưu niệm.
Chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, BQL đã đẩy mạnh các giải pháp nhằm liên kết chia sẻ quyền lợi gắn trách nhiệm, trong đó đã phối hợp với tổ chức ILO, UNESCO tổ chức Hội nghị tìm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng Homestay. Chủ động đề xuất, phối hợp với UBND và các ban ngành xã Duy Phú tổ chức Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ du lịch cộng đồng, xây dựng sản phẩm dầu chổi Mỹ Sơn.
Những nét mới về sản phẩm du lịch được triển khai đã tạo cho du lịch Mỹ Sơn sự đa dạng về sản phẩm và mang những đặc trưng riêng góp phần thu hút khách tham quan. Việc tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước bằng các hình thức xuất bản các tạp chí du lịch, trang truyền
hình, hoàn thiện website, tăng cường xây dựng các phóng sự, phim truyền hình quảng bá Mỹ Sơn…
Nghiên cứu, tổng hợp và cung cấp thông tin về thị trường du lịch, xúc tiến các hoạt động hợp tác mở rộng thị trường, xây dựng các tuyến du lịch trọng điểm của địa phương.
Làm đầu mối tìm kiếm, tư vấn tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch, hãng lữ hành tại Quảng Nam tham gia đi khảo sát, nghiên cứu thị trường và để xây dựng chương trình du lịch mới, hấp dẫn kết hợp. Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, tổ chức các hội thảo xúc tiến quảng bá, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản Mỹ Sơn.
Tại BQL Di sản Văn hoá Mỹ Sơn đã xuất bản được hàng chục đầu sách, đĩa phim, thực hiện gần 20 cuộc trưng bày, triển lãm ở cộng động và các sự kiện văn hoá. Hiện nay, đang triển khai thực hiện Đề tài khoa học cấp quốc gia “Đa dạng sinh thái rừng đặc dụng Mỹ Sơn” và dự án dịch thuật các văn bia Chăm với sự hợp tác của các chuyên gia đến từ trung tâm văn hoá Newdeli (Ấn Độ).