5. Kết cấu của đề tài và tổng quan nghiên cứu
2.3.2. Những hạn chế
Thứ nhất, công tác thực hiện quản lý thu thuế sử dụng đất, thuế SDĐPNN, việc tuyên truyền hướng dẫn chính sách thuế sử dụng đất chưa thật sự đáp ứng yêu cầu để nâng cao nhận thức, tính tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế và các Luật thuế sử dụng đất. Việc tuyên truyền thuế và phục vụ cho NNT mới chỉ dừng ở việc hướng dẫn đối tượng nộp thuế, kê khai đăng ký thuế và hướng dẫn các thủ tục có liên quan đến việc nộp thuế SDĐPNN và thuế sử dụng đất của đối tượng nộp thuế còn thấp, bên cạnh đó NNT chưa hiểu rõ về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của mình đối với Nhà nước, đặc biệt là thuế sử dụng đất, thuế SDĐPNN là sắc thuế mới trong hệ thống thuế.
Thực hiện cơ chế quản lý theo mô hình tự khai, tự nộp là một bước tiến trong công tác quản lý thu thuế, tuy nhiên các quy trình nghiệp vụ và các văn bản chính sách áp dụng đối với các tổ chức cá nhân, hộ gia đình nộp thuế sử dụng đất, thuế SDĐPNN vẫn còn những vấn đề không đồng nhất làm ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện của cơ quan thuế là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý thu thuế SDĐ.
Bộ máy hành thu về cơ bản đã bố trí theo mô hình của Tổng cục Thuế, song do trình độ quản lý thu thuế sử dụng đất, thuế SDĐPNN được biểu hiện thông qua hệ thống tin học quản lý thuế cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều
chương trình song song làm cho công tác quản lý thu còn gặp nhiều khó khăn, chồng chéo.
Chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin về đối tượng nộp thuế sử dụng đất để áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến và tra cứu thông tin nhanh chóng, chính xác, làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý đối tượng nộp thuế, làm giảm số thu ngân sách.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức đôi lúc còn hạn chế, đặc biệt là trình độ tin học chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành. Một số công chức chưa thật sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, chưa thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Thứ hai, công tác kiểm tra giám sát quản lý thu thuế sử dụng đất, thuế SDĐPNN đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế đã có những cải cách thông qua cơ chế họat động về giám sát với những quy trình riêng. Tuy nhiên cơ chế giám sát này vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định đó là:
+ Chưa bao quát, quản lý được hết đối tượng nộp thuế thuộc diện quản lý thuế SDĐPNN;
+ Các quy trình, nghiệp vụ thực hiện còn nặng về các thủ tục hành chính, gây phiền hà mất thời gian cho NNT.
+ Công nghệ thôn tin, các phần mềm ứng dụng và trang thiết bị tin học phục vụ giám sát chưa được xây dựng đồng bộ cho các quy trình quản lý thu thuế SDĐPNN và thuế SDĐ.
Thứ ba, hàng năm công tác lập dự toán thu NSNN còn chưa sát thực với việc phân tích dự báo thu thuế sự dụng đất, chưa nắm hết các nguồn, các dự án mới phát sinh từ đó làm ảnh hưởng đến ngân sách của địa phương và hiệu quả công tác quản lý thu thuế sử dụng đất.
Thư tư, việc thực hiện quyết toán thuế thường phát sinh số chênh lệch như số lập bộ, số dự toán được giao, số nộp thuế không khớp với nhau dẫn
đến việc quyết toán mất nhiều thời gian và công sức của công chức do phải giải trình từng trường hợp cụ thể khi có chênh lệch. Bên cạnh đó cũng còn một số yếu tố khách quan nữa là do số nợ đọng của năm trước chuyển sang, hay số mới phát sinh chưa kịp thời đưa vào bộ thuế và số dự tóan giao.
Thứ năm, tình trạng tổ chức cá nhân trốn thuế, gian lận trong kê khai xảy ra phổ biến. Nguồn nhân lực lực phục vụ công tác quản lý thu thuế nói chung, thuế sử dụng đất nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành thuế đặt ra cả về số lượng NNT, trình độ NNT cũng được nâng cao, mức độ gian lận thuế càng tăng.