5. Kết cấu của đề tài và tổng quan nghiên cứu
3.2.5. Công tác quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế
3.2.5.1. Công tác quản lý thu nộp thuế
Để động viên kịp thời nguồn thu cho ngân sách, khắc phục tình trạng nợ đọng thuế, cần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng, kho bạc đôn đốc các tổ chức cá nhân nộp thuế kịp thời, các tổ chức cá nhân nào có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc thì yêu cầu Ngân hàng, Kho bạc trích nộp ngay tại tài khoản của tổ chức cá nhân, Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời những tổ chức cá nhân nợ đọng kéo dài. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra và đôn đốc thu nộp.
Hàng tháng hoặc hàng quý, Chi cục thuế nên tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ quản lý thu ở từng cơ sở. Coi đây là một trong những giải pháp nhằm nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ.
Chuyển sang làm công tác khác hoặc không xét thi đua, khen thưởng những cán bộ quản lý thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến để các tổ chức cá nhân nợ đọng kéo dài.
Thực hiện hai biện pháp trên tức là gắn quyền lợi chính trị và kinh tế của cán bộ (người chịu trách nhiệm đôn đốc thu nộp) với việc thực hiện nhiệm vụ
của họ. Do vậy, tăng cường ý thức trách nhiệm với công việc của cán bộ. Đây là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của công tác đôn đốc thu nộp.
Tăng cường phối hợp với các ngân hàng để thực hiện lệnh thu trên tài khoản khi cần thiết. Cụ thể là cử cán bộ thường xuyên làm việc với các ngân hàng để nắm bắt số liệu và đề nghị ngân hàng trích nộp thuế theo quy định của luật.
Phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan để tổ chức các đợt truy thu thuế và xử lý phạt các công ty nợ đọng kéo dài, chây ỳ trong nộp thuế.
3.2.5.2. Công tác quản lý nợ thuế
Để kiểm soát và hạn chế được nợ đọng thuế, cần phải áp dụng những biện pháp sau:
Cần có các biện pháp tích cực, kiên quyết để cưỡng chế và truy thu thuế như phong toả tài khoản, kê biên tài sản bán đấu giá để truy thu nợ thuế. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng cần xử lý hình sự theo quy định của Luật Quản lý Thuế. Có như vậy mới có tác dụng răn đe, ngăn chặn được các trường hợp vi phạm về sau.
Giao chỉ tiêu thu nợ thuế cho từng cán bộ trực tiếp quản lý nợ, coi đây là tiêu chí để đánh giá, bình xét hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân. Đồng thời có chính sách động viên kịp thời cho những cán bộ thực hiện tốt.
Phát lệnh thu qua hoàn thuế. Các tổ chức cá nhân có nợ đọng nhưng được hoàn thuế thì cần phải phát lệnh thu số tiền thuế còn nợ đọng nhằm đảm bảo thu hồi nợ ngay.
Cần tăng cường công tác phân loại nợ thuế để có biện pháp xử lý số thuế nợ đọng.
Kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan thuế và luôn được quy định trong các Luật thuế. Đặc biệt, khi thực hiện mô hình quản lý thuế theo chức năng thì chức năng kiểm tra lại càng đóng vai trò quan trọng. Để đảm bảo cho cơ chế tự khai, tự nộp thuế hoạt động hiệu quả, chức năng thanh tra, kiểm tra càng cần phải được tăng cường. Trong đó mục tiêu của công tác kiểm tra không chỉ nhằm phát hiện các hành vi gian lận thuế mà còn nhằm đánh giá ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế.
Xuất phát từ vị thế cũng như mục tiêu của công tác kiểm tra thuế trong cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, về phương diện pháp lý cần quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra và người thừa hành và đối tượng của công tác kiểm tra; các nguyên tắc kiểm tra; quy trình kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra…
Tất cả những vấn đề trên hầu hết đã được quy định trong các văn bản pháp lý liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra hiện hành. Tuy nhiên, quy trình và thủ tục xác định đối tượng, kiểm tra và việc xử lý kết quả thanh tra trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế đã có sự khác biệt căn bản. Theo cơ chế này, công tác kiểm tra sẽ phải tiến hành thường xuyên hơn. Theo đó, đối tượng kiểm tra được xác định dựa trên nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng cơ bản nhất vẫn là nguồn thông tin phân tích rủi ro từ phía cơ quan thuế. Tuy nhiên, để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với ĐTNT, hoạt động kiểm tra nên có quy chế rõ ràng về số lần kiểm tra tối đa hoặc tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định cho từng loại ĐTNT.
Công việc kiểm tra phải tiến hành theo phương thức có hiệu quả nhất,
Tuỳ từng đối tượng cụ thể mà có phương pháp kiểm tra khác nhau cho phù hợp: kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra theo điểm, kiểm tra từng vụ việc, kiểm
tra thường xuyên hay thanh tra đột xuất...Lực lượng kiểm tra phải đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, có tinh thần trách nhiệm cao, kiên quyết đấu tranh với những trường hợp sai phạm;
Khi phát hiện sai phạm tuỳ vào mức độ để có biện pháp xử lý đúng đắn, kiên quyết. Chi cục thuế cần có những quy định cụ thể hơn trong việc xử phạt đối với từng trường hợp vi phạm.
Sử dụng kỹ thuật phân tích rủi ro và phân loại tổ chức cá nhân để xây dựng kế hoạch thanh tra theo kế hoạch phù hợp, cụ thể: Đối với những doanh nghiệp thường xuyên sai phạm thì cần phải có kế hoạch kiểm tra mỗi năm một lần; Đối với những tổ chức cá nhân có sai phạm nhưng không thường xuyên thì khoảng 2-3 năm kiểm tra một lần;
Cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá tinh thần, thái độ của cán bộ thuế khi thực hiện công tác kiểm tra tại tổ chức cá nhân còn có cán bộ làm công tác kiểm tra chưa thực sự được đánh giá cao tinh thần thái độ khi kiểm tra tại tổ chức cá nhân.
Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành, chú trọng đến đến đạo đức tác phong, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của cán bộ thuế trong toàn ngành. Xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp cán bộ thuế tham nhũng, lấy tiền thuế làm của riêng, thông đồng với ĐTNT để “chia thuế”, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho các đối tượng nộp thuế khi thực thi công vụ làm mất lòng tin của nhân dân, gây nhiều dư luận xấu, làm cho tâm lý chung của các tổ chức cá nhân là sợ bị kiểm tra.
Cần có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những tổ chức cá nhân hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách và những cán bộ thuế có những sáng tạo trong công tác thu thuế.