Các công tác khác

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NGUỒN THU từ đất tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, QUẢNG BÌNH (Trang 88 - 93)

5. Kết cấu của đề tài và tổng quan nghiên cứu

3.2.6. Các công tác khác

Tình trạng trốn thuế, lậu thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không đảm bảo công bằng xã hội và đưa công tác quản lý thu thuế vào nề nếp. Nguyên nhân trước hết là do người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ nộp thuế và đặc biệt là chưa hiểu được quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; chưa hiểu rõ về nội dung, chính sách thuế, kê khai và nộp thuế; chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình. Do đó tính tuân thủ tự nguyện chưa cao. Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của tổ chức cá nhân về thực hiện nghĩa vụ thuế. Công tác giải đáp vướng mắc, hướng dẫn cho tổ chức cá nhân nhằm hỗ trợ và giúp họ hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của mình cần đạt được mục tiêu cụ thể là:

- Giúp các đối tượng nộp thuế nắm vững chính sách, quy trình, thủ tục thu nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện việc nộp thuế đúng, đủ, kịp thời vào NSNN.

- Tạo điều kiện để đối tượng nộp thuế thực hiện tự khai, tự tính, tự nộp thuế, giảm dần những sai phạm mà đối tượng nộp thuế thường mắc phải.

- Lập mối quan hệ thân thiện, thường xuyên giữa cơ quan Thuế với các tổ chức cá nhân, giúp họ thuận lợi khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Để thực hiện được các yêu cầu đó cần đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế tại Chi cục Thuế. Giải đáp thắc mắc của các đối tượng nộp thuế có thể là ở tại đội tuyên truyền hỗ trợ và trực tiếp tại các trung tâm giao dịch một cửa, hoặc qua điện thoại, fax, mạng máy tính…

Cần đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác tuyên tryền, phổ biến pháp luật thuế, chính sách thuế khi có thay đổi. Đồng thời, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế vừa tinh thông nghiệp vụ vừa có kỹ năng sư phạm để nâng cao chất lượng công tác tập huấn cho tổ chức cá nhân.

+ Hướng dẫn, giải thích nội dung các Luật thuế, giúp các đối tượng nộp thuế cập nhật nhanh những thay đổi bổ sung trong Luật để thực hiện cho đúng.

+ Hướng dẫn về cách tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế.

+ Giải đáp những thắc mắc của đối tượng nộp thuế xung quanh việc thực hiện Luật thuế như: cách sử dụng hóa đơn chứng từ, cách ghi chép số sách kế toán liên quan đến hạch toán các nghiệp vụ về thuế phát sinh...

+ Cung cấp một số dịch vụ tư vấn khác về thuế và liên quan đến thuế. Chúng ta có thể thấy rằng, nếu quy định của Luật thuế quá phức tạp hoặc thay đổi thường xuyên thì khối lượng công việc của cơ quan Thuế sẽ rất lớn, điều này sẽ chiếm một khối lượng lớn về thời gian và nhân lực của cơ quan Thuế. Vì vậy, để giảm bớt gánh nặng này cần có sự phối hợp giữa Nhà nước và tư nhân, nên khuyến khích loại hình kinh doanh mới là làm dịch vụ tư vấn pháp luật về thuế và các vấn đề có liên quan được phép thực hiện. Khi đó cơ quan Thuế có điều kiện để tập trung vào việc biên soạn các tài liệu giải thích, hướng dẫn về nghĩa vụ nộp thuế một cách chi tiết và cụ thể, đồng thời tổng kết những vướng mắc của đối tượng nộp thuế, định hướng các nội dung cần hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế.

- Xây dựng trang thông tin điện tử (Website) của Chi Cục Thuế

Đa số các tổ chức cá nhân hiện nay đã sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hữu hiệu để phục vụ cho việc SXKD. Để khai thác thế mạnh này, Chi cục Thuế cần xây dựng và vận hành trang Web của Chi cục Thuế với nội dung phong phú và thiết thực cho tổ chức cá nhân như thông tin trong việc thay đổi chính sách thuế … để các DN cảnh giác khi thực hiện các hợp đồng kinh doanh cũng như giao nhận hoá đơn. Bên cạnh đó cũng có thể đưa lên trang Web này thông tin về các tổ chức cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, các tổ chức cá nhân còn nợ thuế, chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ thuế.

Trong thời gian tới để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác quản lý thu thuế sử dụng đất cần phải cải cách bộ máy quản lý thu thuế sử dụng đất và tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức thuế cũng như nâng cao tin thần trách nhiệm của công chức thuế trong quá trình thi hành công vụ của Chi cục Thuế cần bố trí sắp xếp lực lượng cán bộ một cách hợp lý theo trình độ nghiệp vụ và năng lực công tác, trong đó cần tập trung bố trí đủ cán bộ cho các bộ phận chức năng như tuyên truyền hỗ trợ, thanh tra kiểm tra thuế.

Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế theo Luật quản lý thuế. Nâng cao kỹ năng giao tiếp của công chức thuế khi giao tiếp với người nộp thuế.

Xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ theo từng chức danh, vị trí công việc. Đảm bảo tạo được một đội ngũ cán bộ chuyên gia theo từng chức năng quản lý thuế. Phân cấp cán bộ theo năng lực và hiệu quả công việc như sau:

- Công tác quản lý thu thuế là công tác mang tính kinh tế - chính trị - xã hội đặc thù của Nhà nước, vì vậy công chức quản lý thu thuế phải là người am hiểu về các chính sách của Đảng, Nhà nước đặc biệt là chính sách tài chính, kế toán, Luật quản lý thuế, các Luật về thuế, các văn bản dưới Luật về thuế và phải là người có kiến thức sâu rộng về chính sách xã hội. Mặt khác, cũng cần có khả năng truyên truyền, vận động quần chúng, người dân, bên cạnh đó cần phải có phẩm chất đạo đức, lập trường chính trị, lập trường kiên định vững vàng.

- Cần có một trường đại học đào tạo chuyên về ngành thuế mới có thể theo kịp nền kinh tế thị trường, hội nhập giới kinh tế khu vực và thế giới. Ngoài đào tạo mới còn phải đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kinh tế thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập thế giới cho công chức ngành Thuế mới có thể theo kịp nền kinh tế thị trường ngày nay. Muốn có được đội ngũ công chức quản lý thu

thuế đủ trình độ quản lý thu thuế trong thời gian tới, công tác tổ chức cán bộ hàng năm trên cơ sở số lượng biên tại, số lượng dự kiến tin giảm do trình độ, sức khoẻ không đảm đương được nhiệm vụ ngày càng cao của ngành, từ đó dự kiến chỉ tiêu tuyển dụng, đào tạo mới để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo kiến thức cơ bản về thuế. Vì yêu cầu của mỗi cán bộ quản lý thu thuế rất cao đòi hỏi phải nắm vững kiến thức và có năng lực, sức khoẻ nên nhất thiết phải qua sơ tuyển và thi tuyển. Nội dung đào tạo phải do các giảng viên có trình độ chuyên môn về kinh tế, tài chính, kế toán, quản lý Nhà nước và các giảng viên kiêm chức ngành Thuế có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm truyền đạt những kinh nghiệm thực tế để các học viên, sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về công tác quản lý thu thuế. Việc định hướng đào tạo, đào tạo có địa chỉ để hạn chế lãng phí kinh phí cho Nhà nước và lãng phí nguồn lực cho ngành thuế nói riêng và Nhà nước nói chung. Việc xét tuyển và đào tạo theo địa chỉ sẽ tạo nên động lực tự học tập, tự rèn luyện cho mỗi học viên, sinh viên nếu kết quả học tập tốt sau này ra trường mới được tuyển dụng vào làm việc đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ của mình, phát huy được năng lực chuyên môn vì đã được đào tạo kiến thức cơ bản của ngành Thuế. Đối với một số cán bộ quản lý thu thuế không được đào tạo đúng chuyên ngành thì hàng năm phải có kế hoạch bồi dưỡng tập trung để nâng cao chất lượng công chức thuế; còn bộ phận công chức thuế có chức danh như: thanh tra viên, kiểm soát viên thuế,... thì nhất thiết hàng năm phải được tập huấn nghiệp vụ đồng thời phổ cập kiến thức quản lý mới, học tập trao dồi thêm kinh nghiệp để nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Luôn coi trọng công tác giáo dục tư tưởng, thường xuyên rèn luyện phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” có như vậy mới có đủ đội ngũ công chức thuế có đức, có tài đáp ứng được yêu cầu quản lý thu thuế trong tình hình kinh

tế thị trường và hội nhập, từ đó cũng làm cho công chức làm công tác quản lý thu thuế sử dụng đất và SDĐPNN cũng được nâng cao.

- Người công chức phải luôn tuân thủ thực hiện theo mười điều kỷ luật của ngành, luôn công minh, chính trực, phải luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, làm hết khả năng, mạnh dạn nhận khuyết điểm khi sai sót và luôn cố gắng phấn đấu học hỏi làm tốt nhiệm vụ, giải quyết công việc đến nơi đến chốn, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT tuân thủ các quy định của chính sách pháp luật về thuế. Đồng thời, kiểm điểm các cá nhân có lối sống thiếu chuẩn mực, lệch lạc, nhũng nhiểu, gây khó khăn bị NNT phản ánh.

- Bên cạnh tinh thần trách nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ thì nhận thức của công chức trong quá trình giải quyết công việc cũng tác động đến tâm lý, ảnh hưởng đến sự tuân thủ chính sách pháp luật thuế của NNT. Nếu doanh nghiệp cảm thấy thoải mái, được tôn trọng và vui lòng thì họ sẽ sẵn sàng hợp tác, chấp hành tốt các quy định. Ngược lại, nếu doanh nghiệp thấy bực bội, không được tôn trọng hoặc phiền lòng họ sẽ không tuân thủ hoặc miễn cưỡng tuân thủ chính sách pháp luật thuế.

- Ngành Thuế phải quán triệt tư tưởng, nhận thức của công chức, xem NNT là người bạn đồng hành với cơ quan thuế. Khi tiếp xúc làm việc với doanh nghiệp phải thể hiện phong cách văn minh, lịch sự, hòa nhã, tôn trọng NNT. Công chức với kiến thức bao quát, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, tinh thần trách nhiệm cao, giao tiếp ứng xử vui vẻ, hòa nhả với NNT góp phần nâng cao sự tự giác tuân thủ pháp luật thuế.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NGUỒN THU từ đất tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, QUẢNG BÌNH (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w