6. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Giai đoạn thực hiện dự án
Gồm các công việc sau:
* Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn khu vực dự án (nếu có); UBND các cấp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với dự án đầu tư xây dựng theo quy định.
* Lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất (nếu có đất sản xuất kinh doanh:
Thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, đối với đất đã xong công tác bồi thường, Chủ đầu tư lập hồ sơ trình Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh Quyết định giao đất, cho thuê đất.
* Khảo sát xây dựng gồm các loại hình: Khảo sát địa hình; Khảo sát địa chất công trình; Khảo sát địa chất thuỷ văn; Khảo sát hiện trạng công trình; Công việc khảo sát khác phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định.[15]
* Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng [15]:
Thiết kế xây dựng gồm thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật,
thiết kế bản vẽ thi công trong giai đoạn thực hiện dự án và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.
Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước tùy thuộc quy mô, tính chất, loại, cấp công trình xây dựng, do người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án, gồm:.
Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công; Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công; Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; Thiết kế theo các bước khác (nếu có). Việc lập thiết kế dự toán xây dựng do chủ đầu tư thực hiện (nếu đáp ứng năng lực), hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện. Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng [10] như sau:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp I (trừ công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75m), các công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng thuộc dự án đầu tư xây dựng địa bàn hành chính từ 2 tỉnh trở lên;
- Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế hai bước) của công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75m; công trình công cộng, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng đối với công trình cấp II, III được xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình do Bộ thẩm định;
- Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng các công trình còn lại; thẩm định phần thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng đối với các công trình quy định trên.
Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.
* Xin cấp giấy phép xây dựng: Chủ đầu tư nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng đối với công trình quy định phải có giấy phép xây dựng (trừ các công trình được miễn theo quy định tại Điều 89 của Luật Xây dựng);
Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt. UBND tỉnh cấp giấy phép xây dựng các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. UBND tỉnh được phân cấp Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này. UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý (trừ các công trình Bộ Xây dựng, UBND tỉnh cấp)
* Tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Điều 95 và Điều 96. Luật Xây dựng 2003 quy định: Lựa chọn nhà thầu được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác.
Nhà thầu chính, tổng thầu được lựa chọn phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, hành nghề xây dựng phù hợp loại và cấp công trình. Nhà thầu chính, tổng thầu có thể giao một phần công việc của hợp đồng cho thầu phụ. Thầu phụ phải có đủ năng lực hoạt động, hành nghề xây dựng tương ứng và được chủ đầu tư chấp nhận; thầu phụ không được giao toàn bộ hoặc phần việc chính theo hợp đồng cho các nhà thầu khác.
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 cũng quy định lựa chọn nhà thầu áp dụng cho các Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng tổng mức đầu tư dự án; Lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất; Tổ chức, cá nhân khác được chọn áp dụng quy định của Luật đấu thầu. Tuy nhiên, do quy trình lựa chọn nhà thầu rất dài nên các dự án sử dụng vốn khác có mục đích kinh doanh ít áp dụng, hoặc áp dụng trong các trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng có tính phức tạp, quy mô vốn lớn.
* Ký kết hợp đồng xây dựng;
Điều 138 Luật Xây dựng quy định Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Việc ký kết hợp đồng xây dựng đảm bảo các nguyên tắc: Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội; Có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận hợp đồng; Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
* Quản lý thi công xây dựng công trình; gồm quản lý chất lượng xây dựng công trình; tiến độ, khối lượng thi công; chi phí đầu tư xây dựng trong thi công, hợp đồng xây dựng; an toàn lao động và môi trường xây dựng [9].
Việc thi công xây dựng công trình phải tuân thủ thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng, sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ. Bảo đảm an toàn công trình, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố mất an toàn trong thi công. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình, công việc có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ. Kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng, nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng. Nhà thầu thi công phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng[ 15]. Cụ thể từng nội dung quản lý như sau:
- Quản lý chất lượng xây dựng công trình [11]: Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định pháp luật có liên quan từ giai đoạn chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến khi nghiệm thu hoàn thành đưa vào quản lý, sử dụng công trình, nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.
- Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình [15]: Người quyết định đầu tư quyết định thời gian, tiến độ thực hiện khi phê duyệt dự án. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải lập kế hoạch tiến độ, biện pháp thi công xây dựng và quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng được duyệt.
Công trình xây dựng trước khi triển khai phải có tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập phải phù hợp với tiến độ tổng thể của dự án được chủ đầu tư chấp thuận. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.
- Quản lý khối lượng xây dựng công trình [9]:Việc thi công xây dựng công trình phải thực hiện theo khối lượng thiết kế được duyệt. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công, đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt, làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán hợp đồng.
Pháp luật nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình [12]: bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án được duyệt, phù hợp trình tự đầu tư xây dựng, nguồn vốn sử dụng. Chi phí tính đúng và đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường thời điểm xác định chi phí, khu vực xây dựng công trình.
Nhà nước quản lý chi phí đầu tư xây dựng qua ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Quản lý hợp đồng xây dựng: đảm bảo các nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng: Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác; Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật; Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
- Quản lý an toàn trong thi công xây dựng [15]: Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị, phương tiện thi công trên công trường, thường xuyên kiểm tra giám sát an toàn lao động trên công trường. Các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn phải thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp quản lý có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý an toàn lao động trên công trường của chủ đầu tư và các nhà thầu. [9]
- Quản lý môi trường xây dựng [9]: Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng
trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định. Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.
Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.
* Giám sát thi công xây dựng [15]: Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu: Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng; Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng; Trung thực, khách quan, không vụ lợi. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng phải có đề xuất giải pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra, nghiệm thu, quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.
Chủ đầu tư được tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực thực hiện, hoặc đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình với các đơn vị tư vấn, theo dõi công tác giám sát thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng đã ký kết.
Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện hợp đồng và sau khi hợp đồng có hiệu lực. Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng đã ký kết.
* Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình
hoàn thành đưa vào khai thác kinh doanh.
- Nghiệm thu công trình xây dựng gồm: (1) Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết; (2) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
Công trình xây dựng được đưa vào khai thác sử dụng khi đã xây dựng hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng. [15]
* Một dự án được đánh giá là hiệu quả khi quá trình thực hiện dự án đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản sau đây:
Một là, Dự án phải đáp ứng được tiến độ như kế hoạch đã đề ra.
Đây là vấn đề quan trọng, bởi kế hoạch đầu tư và độ dài thực hiện dự án được phê duyệt trong dự án là một trong những yếu tố đầu vào để phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư, việc không đáp tứng được tiến độ làm phát sinh thêm nhiều chi phí liên quan, các rủi ro có thể xảy ra, kể cả trường hợp dự án đầu tư phải kéo dài thời gian không lường được, hoặc tình huống xấu phải ngừng thực hiện dự án.
Hai là, Dự án phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt chất lượng.
Chất lượng thi công đảm bảo yêu cầu thiết kế, là quan trọng hàng đầu trong giai đoạn thực hiện dự án. Thị trường sẽ không đón nhận các sản phẩm kém chất lượng, tạo cơ hội các đối thủ cạnh tranh tiếp cận các khách hàng