Những thành công

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 65 - 68)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Những thành công

So với “tuổi đời” trong hệ thống NH Việt Nam thì NHCSXH thuộc hàng ngũ non trẻ với hơn 18 năm đi vào hoạt động, nhưng vai trò, trọng trách, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao, vơi những việc làm được trong hơn một thập kỷ qua thì đó là một hành trình đầy tự hào của một NH. Trước bối cảnh của nền kinh tế thế giới chưa ổn định, thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở nhiều địa phương đã ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận dân cư, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; với phương châm hoạt động coi thành công của khách hàng cũng chính là thành công của NH, NHCSXH huyện Nghĩa Hành vẫn luôn đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững.

Từ khi NHCSXH huyện Nghĩa Hành được thành lập và đi vào hoạt động đến nay, dư nợ tín dụng của đơn vị đã tăng 22,7 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 10%, dư nợ và doanh số cho vay các chương trình tín dụng luôn vượt mức so với kế hoạch đề ra. Dư nợ cho vay và doanh số cho vay là những chỉ tiêu quan trọng đánh giá tốc độ phát triển trong hoạt động kinh doanh của NH, đều này chứng tỏ NH đang có xu hướng phát triển, có thêm nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện Nghĩa Hành thực hiện được mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Trong chiến lược phát của NHCSXH giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2012, với mục tiêu “Phát triển NHCSXH theo hướng ổn định, bền vững,

đảm bảo thực hiện tốt chính sách tín dụng của Nhà nước; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Theo các chuyên gia NHCSXH cần tổ chức, triển khai tích cực có hiệu quả công tác QTRR của NHCSXH.

Việc xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan được thực hiện ít nhất 02 lần/1 năm đã tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thụ hưởng đầy đủ, kịp thời các ưu đãi của Chính phủ về tín dụng chính sách.

Quy định về xử lý nợ rủi ro tại NHCSXH huyện Nghĩa Hành được tuân thủ một cách đồng bộ; đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, có sự giám sát của nhân dân; sự chứng kiến của tổ trưởng tổ TK&VV, tổ chức Hội nhận ủy thác và xác nhận của cơ quan chuyên ngành, UBND cấp xã. Trong những năm qua đơn vị không nhận được phản ánh tiêu cực từ khách hàng và các tổ chức, cá nhân liên quan về việc xử lý nợ rủi ro.

Ngoài việc giảm bớt khó khăn trực tiếp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, việc thực hiện công tác QTRR tín dụng tại đơn vị trong thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện. Tỷ lệ NQH và nợ xấu tại NHCSXH huyện Nghĩa Hành vẫn ở mức thấp tuy nhiên vẫn chưa ổn định và có xu hướng tăng, đặc biệt trong 2 năm gần đây. Tỷ lệ nợ xấu và NQH luôn được duy trì ở mức thấp, luôn nằm trong kế hoạch đề ra của NHCSXH huyện Nghĩa Hành. NHCSXH huyện Nghĩa Hành đã đưa ra được các biện pháp quản trị hữu hiệu đối với những khoản vay, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu, NQH. Khách hàng của NHCSXH là hộ nghèo và các đối tượng chính sách gặp nhiều khó khăn về tài chính nhưng chỉ số nợ xấu được giữ ở mức thấp, thể hiện chất lượng cho vay của NH. NH đã áp dụng một hệ số đánh giá, kiểm soát rủi ro theo thông lệ quốc tế, tuân thủ mọi quy định của NHNN về chỉ số an toàn; công tác kiểm tra được Ban Kiểm tra Kiểm soát nội bộ, Ban Quản lý nợ rủi ro NHCSXH Việt Nam và Phòng Kiểm tra Kiểm soát

nội bộ NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi thực hiện thường xuyên và đầy đủ. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng luôn được đơn vị tăng cường bằng các nghiệp vụ cụ thể, tích cực chỉ đạo cán bộ trong công tác thu hồi nợ đến hạn, thường xuyên giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, tổ chức đánh giá, phân tích những món vay của khách hàng nằm trong diện nghi vấn để có hướng xử lý kịp thời.

Có thể nói NHCSXH huyện Nghĩa Hành đã tạo ra một cuộc cách mạng về an sinh xã hội trên địa bàn huyện, giúp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo một cách bền vững. Tín dụng chính sách đã góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, hoạt động của NHCSXH huyện Nghĩa Hành đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của người nghèo và các đối tượng chính sách, trở thành một kênh dẫn vốn chuyên biệt và tin cậy; được sự quan tâm hết sức của Cấp ủy, lãnh đạo chính quyền địa phương cơ sở về việc tạo điều kiện cơ sở vật chất, cũng như hỗ trợ trong quá trình làm việc. Nhờ sự quản lý, giám sát chặc chẽ trong quá trình sử dụng vốn mà mỗi đồng vốn NHCSXH huyện Nghĩa Hành cấp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đều tạo ra có hiệu quả.

Một thành công nữa của NHCSXH huyện Nghĩa Hành là tín dụng ưu đãi đã phát huy được sự đóng góp của các tổ chức chính tri - xã hội và thắt chặt thêm mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm. Hiện nay có 72 cán bộ lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội từ huyện về xã tham gia kiêm nhiệm công tác quản trị trong NHCSXH huyện, xây dựng được 215 tổ TK&VV. Trong mô hình này, các cấp, chính quyền địa phương cần có sự liên kết chặc chẽ, có sự vào cuộc tích cực của đơn vị nhận ủy thác, tổ TK&VV, cùng sự giám sát của nhân dân để phát huy được hiệu quả công tác

quản trị.

Chất lượng cán bộ ngày càng được nâng cao, cán bộ tín dụng được phân công theo dõi địa bàn thường xuyên bám sát cơ sở và thông tin về tình hình hoạt động; chủ động làm việc với hội đoàn thể nhận ủy thác cơ sở, tổ TK&VV các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng ưu đãi, báo cáo kịp thời các vấn đề tồn tại liên quan đến khách hàng vay vốn để có chỉ đạo xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin tiếp tục khẳng định là công cụ hữu ích trong việc triển khai các hoạt động của NHCSXH. Trong những năm qua, trung tâm công nghệ thông tin của NHCSXH đã sắp xếp lại các chương trình tín dụng; rà soát, chuẩn hóa các mã báo cáo thống kê, cải cách các thủ tục hành chính trong các hoạt động nghiệp vụ. Đặc biệt, NHCSXH đang triển khai dự án “Nâng cấp, hiện đại hóa tin học trong tác quản lý hệ thống NHCSXH” với mục tiêu là hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ nhằm tổ chức, quản trị NH theo chuẩn mực của các NH tiên tiến, làm tiền đề để tiến tới hội nhập với hệ thống NH trong nước, trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w