Giải pháp hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 83 - 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Giải pháp hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu

Thực hiện đúng quy trình cho vay, thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng, thực hiện việc xác định kỳ hạn nợ chính xác, phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và thực tế điểm đến của nguồn vốn. Thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ để định hướng mức độ rủi ro và phải được thực hiện ngay khi xem xét cho vay, thực hiện tốt công tác chấm điểm, xếp loại khách hàng, kiểm tra giám sát sau vay. Bên cạnh đó, đơn vị phải xác định số lượng khách hàng và dư nợ phù hợp với trình độ, kinh nghiệm và khả năng quản lý của từng cán bộ tín dụng để thực hiện tốt việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

Tăng cường công tác phối với chính quyền các cấp; phối hợp tốt với các hội, đoàn thể các cấp ở địa phương để thực hiện tốt việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhằm đảm bảo người vay sử dụng vốn đúng mục đích và đem lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo khả năng trả nợ khi đến hạn, hạn chế phát sinh nợ xấu.

Tổ chức đánh giá lại các khoản cấp tín dụng, ủy thác đầu tư để tiến hành phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý. Chủ động phối hợp với khách hàng để cơ cấu lại khoản nợ, xem xét miễn, giảm lãi để giảm bớt khó khăn cho khách hàng. Tiếp tục đầu tư cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng có nợ xấu, có khó khăn tạm thời nhưng có triển vọng phục hồi và phát triển.

Hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, công tác kiểm soát nội bộ. Thường xuyên quan tâm phát triển và quản lý có hiệu quả đội ngũ cán bộ NH, nâng cao trình độ chuyên môn, tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ NH. Xây dựng và hoàn thiện bộ chỉ tiêu giám sát hoạt động cho toàn hệ thống, hỗ trợ và nâng cao chất

lượng công tác giám sát từ xa.

Để có thể xử lý hiệu quả được NQH nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đối với NH, bản thân NH cần ý thức được rằng những khoản NQH cần có hướng xử lý: (1) Tiếp tục gia hạn nợ nếu đánh giá người vay vẫn có khả năng trả nợ; (2) Thanh lý, thu hồi khoản nợ trước hạn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w