Thực trạng hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 54)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng

NHCSXH huyện Nghĩa Hành áp dụng cơ chế phát hiện rủi ro tín dụng thông qua: Phân loại và sàng lọc khách hàng vay vốn; phân tích thẩm định đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng…

Phân loại và sàng lọc khách hàng vay vốn

Qua việc thu thập thông tin về khách hàng để xác định đúng đối tượng cho vay giúp cho NH chọn lọc, phát triển khách hàng, ra quyết định tín dụng,

xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, phí dịch vụ và các biện pháp bảo đảm tiền vay. Cụ thể:

Với khách hàng cá nhân: sử dụng các tiêu chí phân loại: chỉ tiêu NQH, chỉ tiêu nợ khó đòi, tỷ lệ nợ xấu.

Với khách hàng hộ gia đình: Sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu, việc chấp hành quy định của pháp luật.

Phát hiện rủi ro qua phân tích thẩm định của cán bộ tín dụng

Với quy mô trải khắp các xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện Nghĩa Hành nên việc phát hiện rủi ro tín dụng chủ yếu thông qua việc phân tích, đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng. Thông thường, điểm giao dịch tại các xã trên địa bàn huyện, mỗi cán bộ tín dụng phụ trách 4 xã. Khi nhận được thông tin về khách hàng như làm ăn thua lỗ, mất mùa, thiên tai, dịch bệnh…qua việc kiểm tra phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, sự sụt giảm giá trị của tài sản đảm bảo, các cán bộ tín dụng đều thực hiện việc việc báo cáo lên lãnh đạo phòng tín dụng và Ban giám đốc (nếu thấy cần thiết) đề đề ra hướng khắc phục, xử lý. Cụ thể qua các năm, hàng trăm món vay bị chuyển nhóm nợ và triển khai các biện pháp siết nợ thông qua thông tin từ công tác phân loại và đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng. Những trường hợp vay vốn lần đầu thì công tác thẩm định có ý nghĩa rất quan trọng, vì khi thẩm định không tốt sẽ dẫn đến nhận định sai lầm về khách hàng từ đó ra quyết định tín dụng sai như cho vay không đúng đối tượng, đối tượng vay sử dụng tài sản không đúng mục đích. Những phát hiện rủi ro trong quá trình thẩm định cụ thể là:

- Quy trình cho vay không tuân thủ theo đúng quy định của NH; giải ngân trước khi hoàn thiện hồ sơ cho vay; không phân tích hoặc phân tích không chính xác khả năng trả nợ của người vay; cán bộ cho vay không kiểm tra thực trạng khoản vay một cách thường xuyên; vốn vay không được sử dụng đúng mục đích; kế hoạch trả nợ không rõ ràng và không được ký kết

đúng quy định.

- Dấu hiệu từ khoản vay: Đôi khi tại NHCSXH huyện Nghĩa Hành vẫn còn tồn tại hiện tượng hồ sơ thiếu sự chặt chẽ, thiếu tính pháp lý, độ tin cậy của thông tin không cao. Nguồn trả nợ không thực sự được đảm bảo.

2.2.2. Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng

Trong quá trình hoạt động PGD NHCSXH huyện Nghĩa Hành luôn nêu cao chất lượng hoạt động quản trị rủi ro, cần thiết phải có một hệ thống đo lường RRTD nhằm phân loại các mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động của NH, từ đó có biện pháp cụ thể để quản trị tốt những rủi ro ở các mức độ khác nhau. Có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá RRTD. Các mô hình này rất đa dạng bao gồm cả định lượng và định tính như sau:

1.2.2.1. Mô hình định tính – Mô hình 6C

Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Cụ thể bao gồm 6 yếu tố sau:

-Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng NHCSXH phải làm rõ mục đích xin vay của KH, mục đích vay của KH có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của NH hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với KH cũ; còn KH m ới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ NH khác, hoặc từ các hội, đoàn thể cũng như hệ thống tổ trưởng tổ TK&VV tại địa phương nơ người vay sinh sống …

-Năng lực của người vay (Capacity): Người vay phải có đày đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

-Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ thu nhập, tiền từ kinh doanh buôn bán, hoặc tiền thu được từ chính tài sản hình thành từ vốn vay…từ đó đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng.

-Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đối với các chương trình cho vay có thế chấp tài sản tại NHCSXH như chương trình cho vay làm nhà theo Nghị định 100 của Chính Phủ, các chương trình cho vay trên 100 triệu đồng cần phải thế chấp tài sản…; thì đây là điều kiện để NH cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho NH.

Các điều kiện (Conditions): NH quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ.

Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng KH đáp ứng các tiêu chuẩn của NH.

Mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.

1.2.2.2. Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng

· Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model):

Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đối với các DN vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào trị số của các chỉ số tài chính của người vay. Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình tính điểm như sau:

Trong đó:

X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản

X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán của tổng nợ

X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản

Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

Z < 1,81 : KH có khả năng rủi ro cao 1,81 < Z < 3 : Không xác định được

Z > 3 : Khách hàng không có khả năng vỡ nợ

Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao.

Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.

Nhược điểm:

-Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.

-Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến. Tương tự như vậy, bản thân các chỉ số được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục.

-Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa NH và khách hàng hay các yếu tố vĩ mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế).

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác. Sau đây là những hạng mục và điểm số tín dụng thường được sử dụng trong tín dụng tiêu dùng.

Bảng 2.4 – Những hạng mục và điểm số tín dụng trong tín dụng tiêu dùng

STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm Nghề nghiệp của người vay

- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 10 - Công nhân có kinh nghi ệm 8 1 - Nhân viên văn phòng 7

- Sinh viên 5

- Công nhân không có kinh nghi ệm 4 - Công nhân bán th ất nghiệp 2

2

Trạng thái nhà ở

- Nhà riêng 6

- Nhà thuê hay căn hộ 4

Xếp hạng tín dụng

3 - Trung bình 5

- Không có hồ sơ 2

- Tồi 0

Kinh nghiệm nghề nghiệp

4 - Nhiều hơn 1 năm 5

- Từ một năm trở xuống 2

Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

5 - Nhiều hơn 1 năm 2

- Từ một năm trở xuống 1 6 Điện thoại cố định - Có 2 - Không có 0 7 Số người sống cùng (phụ thuộc) - Không 3 - Một 3 - Hai 4 - Nhiều hơn ba 2

Các tài kho ản tại ngân hàng

- Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành Séc 4

8 - Chỉ tài khoản tiết kiệm 3

- Chỉ tài khoản phát hành Séc 2

- Không có 0

Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục nêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm. Giả sử NH biết mức 28 điểm là ranh giới giữa khách hàng có

tín dụng tốt và khách hàng có tín d ụng xấu, từ đó NH hình thành khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm số như sau:

Tổng số điểm của khách hàng Hạn mức tín dụng

Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng

29 - 30 điểm 500 USD (10.000.000 VND) 31 - 33 điểm 1.000 USD (20.000.000 VND) 34 – 36 điểm 2.500 USD (50.000.000 VND) 37 – 38 điểm 3.500 USD (70.000.000 VND) 39 – 40 điểm 5.000 USD (100.000.000 VND) 41 – 43 điểm 5.000 USD (200.000.000 VND)

2.2.3. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng

Hiện nay, nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng của NHCSXH huyện Nghĩa Hành do Tổ tín dụng trực tiếp thực hiện dưới sự giám sát của Ban Giám đốc đơn vị, với chức năng và nhiệm vụ cụ thể:

Chức năng: Tổ tín dụng có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc đơn vị về công tác quản lý rủi ro của đơn vị. Tổ quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay đảm bảo hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng. Tổ tín dụng cũng đồng thời thực hiện thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động NH, chịu trách nhiệm về quản lý và đề xuất xử lý cho các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, NQH, nợ xấu…). Quản lý theo dõi, đề xuất các biện pháp và phối hợp với các bộ phân có liên quan để thu hồi các khoản nợ đã được quản lý rủi ro.

Nhiệm vụ: Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng phù hợp với năng lực QTRR của đơn vị và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương. Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng

quan hệ tín dụng. Thực hiện phân loại nợ, tính toán trích lập dự phòng rủi ro, phân tích thực trạng chất lượng khoản vay. Triển khai thực hiện các chính sách, quy trình, quy định về quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán…nhằm giúp các hoạt động tại đơn vị có thể hạn chế đến mức thấp nhất mức độ rủi ro.

Quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng tại NHCSXH huyện Nghĩa Hành được thực hiện theo sơ đồ:

Sơ đồ 2.1. Quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng tại NHCSXH huyện Nghĩa Hành

2.2.4. Thực trạng hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng

2.2.4.1. Về việc Trích lập dự phòng rủi ro

Việc trích lập dự phòng rủi ro tại NHCSXH huyện Nghĩa Hành được thực hiện theo đúng quy định của NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi và hướng dẫn số 3358/NHCSKTTC ngày 01/9/2016 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính trong hệ thống NHCSXH. Mức trích dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tính trên số dư nợ cho vay không bao gồm NQH và NK tại thời điểm lập dự phòng.

2.2.4.2. Xử lý nợ xấu

Do đặc thù về đối tượng khách hàng hầu hết là người nghèo và các đối tượng chính sách khác nên cũng như tại hầu hết tại các đơn vị khác, NHCSXH huyện Nghĩa Hành luôn phải thực hiện việc xử lý nợ xấu. Theo đó, đơn vị đã tiến hành đánh giá và phân loại nợ để có biện pháp xử lý kịp thời, nhờ đó tình hình nợ xấu đã có chuyển biến tích cực.

- Đối với các khoản nợ xấu được đánh giá có khả năng thu hồi: NH phối hợp với UBND, Hội đoàn thể nhận ủy thác và tổ TK&VV đôn đốc thu hồi, nếu cần thiết thì khởi kiện ra tòa án xử lý theo quy định (chỉ áp dụng cho các trường hợp có điều kiện trả mà cố tình chây ỳ trong việc trả nợ).

- Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi:

+ Nếu khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan: đề nghị xử lý nợ theo Quyết định 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH về việc ban hành Quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống NHCSXH.

+ Nếu khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân chủ quan: đề nghị theo dõi để tìm biện pháp thu hồi nợ.

Khi xảy ra rủi ro tín dụng, sẽ tiến hành các biện pháp ứng với từng trường hợp:

Thực tế, hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Nghĩa Hành luôn tiềm ẩn rủi ro, cần phải có biện pháp tài trợ rủi ro kịp thời. Căn cứ Quyết định số 976/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế xử lý nợ rủi ro của NHCSXH do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01/7/2015, NHCSXH huyện Nghĩa Hành thực hiện xóa nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ tiền vay cho hộ nghèo gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan như: thiên tai, mất mùa, dịch bệnh (H5N1, tai xanh, trâu bò điên, long móng lở mồm...). Trong năm 2019, NHCSXH huyện xử lý nhiều trường hợp, đưa vào danh sách NQH để theo dõi và xử lý; phối hợp với Hội đoàn thể nhận ủy thác rà soát lại toàn bộ dư nợ để phân loại, những hộ có khả năng điều kiện nhưng chây ì không trả nợ, NH sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương có biện pháp tích cực nhất để thu nợ. Tùy thuộc vào nguyên nhân rủi ro mà NH có biện pháp xử lý phù hợp. Nguồn kinh phí xử lý rủi ro được trích từ quỹ dự phòng rủi ro của NHCSXH huyện, trường hợp rủi ro trên diện rộng, lãnh đạo NH sẽ báo cáo lên cấp trên chờ Thủ tướng Chính Phủ quyết định.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍNDỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN NGHĨA DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.3.1. Những thành công

So với “tuổi đời” trong hệ thống NH Việt Nam thì NHCSXH thuộc hàng ngũ non trẻ với hơn 18 năm đi vào hoạt động, nhưng vai trò, trọng trách, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao, vơi những việc làm được trong hơn một

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w