6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Nhân tố chủ quan
Về phía Ngân hàng
- Do chính sách tín dụng của Ngân hàng không phù hợp với đặc điểm, thực trạng của nền kinh tế và chính sách phát triển kinh tế của chính phủ. Chính sách tín dụng được hiểu đầy đủ bao gồm định hướng chung trong cho vay, chế độ tín dụng ngắn, trung và dài hạn, các quy định về đảm bảo tiền vay, về loại khách hàng và ngành nghề được ưu tiên, quy trình xét duyệt cho vay… quá chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng, bỏ qua sự an toàn trong hoạt động kinh doanh. Một chính sách không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo kẽ hở cho người sử dụng vốn để gian lận, chiếm đoạt vốn bất hợp pháp…cuối cùng là không đem lại hiệu quả kinh tế, nguy cơ rủi ro cao.
- Khâu phân tích thẩm định còn yếu, đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra rủi ro tín dụng. Do cán bộ tín dụng năng lực thấp, chưa được đào tạo đầy đủ, ít kinh nghiệm hoặc cũng có thể do vấn đề đạo đức không tốt của cán bộ thẩm định như không trung thực, thiếu trách nhiệm, cấu kết với người đi vay để chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Một yếu tố luôn ảnh hưởng đến khâu thẩm định của cán bộ tín dụng đó là chất lượng và số lượng thông tin. Bởi vì bản thân hoạt động ngân hàng luôn trong tình trạng thông tin không cân xứng, cho nên đòi hỏi công tác thẩm định, sàng lọc thông tin phải được tiến hành thận trọng, kỹ càng. Trong nhiều trường hợp ngân hàng không nắm được đầy đủ thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác nên có thể phán quyết sai lầm khi cho vay.