MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TOÁN vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản tại KHO bạc NHÀ nước đắk lắk (Trang 93)

6. Kết cấu đề tài

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính

- Bộ Tài chính cần tham mưu với Chính phủ ban hành các văn bản quy định thống nhất về thời hạn thanh toán vốn đầu tư XDCB ổn định trong thời kỳ dài, tránh trường hợp mỗi năm, mỗi nguồn vốn quy định thời hạn thanh toán khác nhau, ảnh hưởng đến công tác lập báo báo quyết toán vốn hàng năm và tạo điều kiện chủ động điều hành nguồn vốn tại các địa phương.

- Bộ Tài chính cần xem xét và đưa ra hệ thống các văn bản quản lý mang tính hợp lý, đồng bộ, tránh chồng chéo hoặc không nhất quán về nội dung trong các văn bản nội bộ ngành cũng như với nội dung văn bản có liên quan của các ngành khác. Nhằm giúp cho các sở, ngành địa phương thông suốt trong việc thực hiện.

- Bộ Tài chính cần chú trọng đến công tác Quản lý và ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động KBNN đang là yêu cầu bức thiết theo chức năng nhiệm vụ của Kho bạc nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KBNN đến năm 2025. Việc ứng dụng công nghệ tin học trong thanh toán vốn đầu tư XDCB là rất quan trọng và hiệu quả. Trong thanh toán vốn đầu tư, chương trình ĐTKB_LAN được sử dụng nhiều nhất nhưng tính hạn chế lớn nhất của công nghệ ĐTKB_LAN là nó chỉ được sử dụng để kiểm tra kế hoạch vốn, số

lũy kế đã thanh toán nhằm giúp cho việc cấp phát không vượt hợp đồng, dự toán, kế hoạch vốn đã giao. Nhưng không có tính đồng bộ cao, không kết nối, tích hợp được với các phần mềm kế toán. Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (Tabmis) là một trong 3 cấu phần và là cấu phần quan trọng nhất của Dự án Cải cách Quản lý Tài chính công. Mục tiêu của Tabmis là: hiện đại hoá công tác quản lý NSNN từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính; nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công; hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của quốc gia.

Đối với chương trình ĐTKB_LAN, hiện nay KBNN đã đầu tư xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác báo cáo thanh toán vốn đầu tư XDCB đó là Chương trình tổng hợp báo cáo. Tuy nhiên chương trình còn chưa được hoàn thiện, kết xuất dữ liệu thường hay bị lỗi, báo cáo kết xuất còn trùng lắp giữa các mã nguồn vốn…Vì vậy cần đầu tư, nâng cấp phần mềm ứng dụng này ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Từ đó tại các địa phương mới đáp ứng được yêu cầu công việc trong giai đoạn hiện nay.

3.3.2. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước

- Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN. KBNN cần nghiên cứu, sớm ban hành sửa đổi quy trình thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN thay thế Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 của Kho bạc Nhà nước, để các KBNN địa phương có cơ sở thanh toán.

- Hàng năm KBNN nên tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn về nghiệp vụ thanh toán, đặc biệt là khi các quy định, quy trình thanh toán có sự thay đổi, bổ sung. Số lượng cán bộ tham gia và thời gian tổ chức tập huấn nên tăng lên, thay vì trước đây thường là 01 đến 02 ngày, nay tăng lên từ 4 đến 5

ngày/01 lớp. Có như vậy cán bộ được tham dự tập huấn mới nắm vững được kiến thức, nâng cao được chất lượng trong việc thanh toán.

3.3.3. Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương

Các Bộ, ngành, địa phương là cơ quan trực tiếp quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn NSNN, để hoạt động đầu tư XDCB đạt hiệu quả cao, tác giả kiến nghị với các Bộ, ngành và địa phương như sau:

- Đăng ký sử dụng tài khoản của chủ đầu tư tại Kho bạc Nhà nước: Các Bộ, ngành liên quan nên nghiên cứu, có những quy định bổ sung thay đổi đối với việc đăng ký sử dụng tài khoản như hiện nay. Theo tác giả nên quy định việc đăng ký mẫu dấu, chữ ký của chủ đầu tư tại Kho bạc Nhà nước nên đăng ký một lần cho tất cả các dự án, cụ thể là khi chủ đầu tư có nhu cầu thanh toán, trước tiên phải gửi Giấy đăng ký chi. Mẫu dấu, mẫu chữ ký đã được KBNN chấp nhận thì sẽ có hiệu lực cho tất cả các dự án thuộc chủ đầu tư (ban QLDA) đó được giao quản lý, kể cả các loại nguồn vốn NSNN được giao để thực hiện các dự án đó. Khi có sự thay đổi về nhân sự, về hồ sơ pháp lý, về mẫu dấu chữ ký thì chủ đầu tư phải lập Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký gửi Kho bạc. Có như vậy mới giảm thiểu được thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, tạo thuận lợi cho công tác thanh toán của cán bộ thanh toán vốn, từ đó nâng cao tiến độ giải ngân cho các dự án.

- Trước khi ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt dự toán, phê duyệt kết quả đấu thầu, các bộ, ngành, địa phương phải xem xét tính hiệu quả của dự án đó, phải bố trí đủ vốn cho các dự án đầu tư khi dự án đã được phê duyệt.

- Công tác phân bổ kế hoạch vốn hàng năm cần phải bố trí tập trung, tránh dàn trải, ưu tiên vốn cho các dự án cấp bách, các dự án có khối lượng hoàn thành từ các năm trước, các dự án đã có quyết định phê duyệt quyết toán hoàn thành, dự án chuyển tiếp, dự án có tiến độ thực hiện tốt. Kiên quyết cắt

giảm vốn các dự án không hiệu quả, đình hoãn các dự án chưa cần thiết phải khởi công.

- Đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán các dự án, công trình hoàn thành và kịp thời phê duyệt quyết toán các dự án, công trình hoàn thành đã có đầy đủ điều kiện, hồ sơ, thủ tục theo quy định để KBNN có cơ sở thực hiện thanh quyết toán và tất toán tài khoản của dự án. Theo tác giả thì cần áp dụng giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác quyết toán dự án, công trình hoàn thành như: Khi có dự án, công trình hoàn thành, nếu quá thời hạn lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư mà Chủ đầu tư chưa gửi hồ sơ liên quan đến cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cần phải dừng một số khoản chi liên quan đến hoạt động của ban quản lý và đồng thời không giao thêm dự án mới khi chưa thực hiện các công việc liên quan đến quyết toán hoàn thành các dự án cũ còn tồn đọng.

- Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các dự án đầu tư để ngăn ngừa và hạn chế những vi phạm của các chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị tư vấn khi tham gia quản lý, thực hiện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, căn cứ vào định hướng hoàn thiện hoạt động thanh toán vốn đầu tư XDCB và những kết luận rút ra từ phân tích thực trạng công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Đắk Lắk. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp và các kiến nghị đối với một số cơ quan có thẩm quyền nhằm hoàn thiện công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Đắk Lắk.

Việc hoàn thiện công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của kho bạc nhà nước đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp và kiến nghị về chính sách chế độ, quy trình nghiệp vụ, công nghệ thông tin, tổ chức bộ máy, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp các ngành để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thanh toán vốn đầu tư XDCB và hạn chế thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động này.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN nói chung và KBNN Đắk Lắk nói riêng là rất cần thiết và quan trọng, góp phần sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích nguồn vốn NSNN. Đồng thời, làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp ứng được yêu cầu cầu trong quá trình đổi mới tài chính công ở nước ta và trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Đề tài “Hoàn thiện công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk” đã giải quyết được một cách cơ bản những yêu cầu đặt ra, thể hiện thông qua những nội dung chủ yếu sau:

- Những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN;

- Đánh giá thực trạng về cơ chế cũng như kết quả tổ chức triển khai thực hiện công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Đắk Lắk, đồng thời chỉ ra những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN nói chung và KBNN Đắk Lắk nói riêng.

Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu cơ chế, chính sách kiểm soát chi và thực tế thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, song do thời gian có hạn và công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB rất phức tạp, phong phú và đa dạng nên kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./.

1. Bộ tài chính, (2007), Quyết định số 3873/QĐ-BTC ngày 12/12/2007 của Bộ Tài chính và Quyết định 937/QĐ-BTC ngày 25/4/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành danh mục các đề án và cơ chế chính sách thực hiện chiến lược phát triển Kho bạc nhà nước đến năm 2020.

2. Bộ tài chính, (2012), Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.

3. Bộ tài chính, (2014), Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 25/02/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc

4. Bộ tài chính, (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN.

5. Bộ tài chính, (2016), Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

6. Bộ tài chính, (2016), Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT- BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN.

7. Chính phủ, (2014), Nghị định số 63/2014//NĐ-CP ngày 26/6/2014 về việc quy định chi tiết một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

8. Chính phủ, (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

10. Chính phủ, (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về việc hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng.

11. Chính phủ, (2015), Nghị định số 77/2015/ND-CP ngày 10/9/2015 của Chính Phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

12. Nguyễn Chí Cường (2016), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk”, luận văn Thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

13. Trần Thanh Đạm (2015), “Giải pháp hạn chế thất thoát, lãng phí trong quản lý vốn đầu tư XDCB tại KBNN Kiên Giang”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 153 tháng 3/2015

14. Phan Văn Điện (2014), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Đắk Nông”, luận văn Thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

15. Ngô Thành Đức và Lê Công Lam (2015), “Quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước từ góc độ KBNN cấp huyện”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 161 tháng 11/2015.

16. Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk: Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB năm 2016; 2017; 2018.

17. Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk: Báo cáo tổng kết hoạt động đơn vị năm 2016; 2017; 2018.

18. Kho bạc nhà nước, (2013), Quyết định số 1142/QĐ-KBNN ngày 08/11/2013 của Tổng Giám đốc KBNN Về việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn qua hệ thống KBNN.

20. Kho bạc nhà nước, (2016), Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc KBNN Ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN.

21. Quốc hội, (2013), Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội khoá 13.

22. Quốc hội, (2014), Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 háng 6 năm 2014 của Quốc hội khoá 13.

23. Quốc hội, (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội khoá 13.

24. Bùi Quang Sáng (2015), “Tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 158 tháng 8/2015.

25. Hà Quốc Thái (2015), “Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư do cấp xã quản lý: Một số vướng mắc và đề xuất tháo gỡ”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 162 tháng 12/2015.

26. Lê Quang Tân (2016), “Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Một số vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 166 tháng 4/2016.

27. Thủ tưởng chính phủ, (2007), Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 của Thủ tưởng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển kho bạc nhà nước đến năm 2020.

28. Thủ tưởng chính phủ, (2015), Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.

ĐÁNH GIÁ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẮK LẮK I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG:

Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau đây. Đối với các câu hỏi này, xin Ông/Bà vui lòng đánh dấu x vào câu trả lời có ô trống lựa chọn bên cạnh.

1. Giới tính: □ Nam □ Nữ

2. Tuổi của Ông/Bà thuộc nhóm nào? □ Dưới 25 □ Từ 25 đến 34 □ Từ 35 đến 44 □ Từ 45 trở lên 3. Trình độ học vấn, chuyên môn: □ Phổ thông □ Trung cấp

□ Cao đẳng □ Đại học và sau đại học 4. Số năm làm việc tại Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk □ Dưới 1 năm □ Từ 1 năm đến 3 năm □ Từ 3 đến 5 năm □ Từ 5 năm trở lên

II. PHẦN ĐÁNH GIÁ:

Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Ông/Bà đối với các phát biểu về quá trình thanh toán vốn đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk. Trong các phát biểu sau đây, Ông/Bà vui lòng đánh dấu x vào mức độ mà Ông/Bà cho là phù hợp nhất:

Ghi chú:

1: Không đồng ý 2: Ít khi đồng ý 3: Bình thường

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TOÁN vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản tại KHO bạc NHÀ nước đắk lắk (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w