CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THANH TOÁN

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TOÁN vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản tại KHO bạc NHÀ nước đắk lắk (Trang 43)

6. Kết cấu đề tài

1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THANH TOÁN

Công tác thanh toán vốn dầu tư XDCB chịu sự tác động của các nhân tố có liên quan sau đây:

- Cơ chế chính sách và các quy định về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN

Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án. Các thể chế chính sách được thể hiện qua các văn bản pháp luật như: Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật đấu thầu, ngoài ra còn được thể hiện trong các văn bản dưới luật về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các chính sách đầu tư, các quy trình, thông tư về quản lý, thanh toán vốn đầu tư. Cơ chế chính sách được xây dựng sát với thực tế, ổn định, đồng bộ, thống nhất, đầy đủ và được quy định rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho KBNN trong việc kiểm soát chi, đảm bảo chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả cao và ngược lại, cơ chế chính sách và các quy định về quản lý đầu tưxây dựng cơ bản không đồng bộ, chồng chéo và không thay đổi, bổ sung theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, sẽ dẫn đến việc kìm hãm hiệu quả của công tác thanh toán vốn, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công của các dự án, công trình.

- Công tác lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của các ngành, các cấp

Nhân tố này có tác động lớn đến thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN. Nếu việc lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng nămsát với tiến độ thực hiện dự án và ngân sách cân đối được nguồn thu thì kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước được nhiều thuận lợi, thanh toán vốn, kế toán, quyết toán vốn đầu tư hàng năm theo Luật Ngân sách đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định.Ngược lại, nếu công tác này không chặt chẽ, thiếu chính xác, nguồn vốn của Ngân sách thiếu hụt, dẫn đến tình trạng dự án công trình bị giãn tiến độ gây lãng phí vốn đầu tư hoặc phải điều chỉnh dự toán, kế hoạch nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy, trình độ năng lực của người lãnh đạo, của cán bộ làm thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Cơ cấu tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ, phù hợp với thực tế và mục tiêu quản lý của từng thời kỳ, tránh trùng lắp nhưng vẫn kiểm tra, kiểm soát được lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nếu tổ chức bộ máy không phù hợp thì việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản sẽ kém hiệu quả, chất lượng thấp, dễ gây thất thoát, lãng phí.Trình độ năng lực của người lãnh đạo, của cán bộ chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. Năng lực chuyên môn của cán bộ Kho bạc Nhà nước thể hiện qua năng lực phân tích, xử lý các thông tin được cung cấp và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước và thể hiện ở phẩm chất đạo đức trong sáng của các cán bộ làm công tác này. Nếu thiếu khả năng và điều kiện này thì công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước sẽ kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí.

- Về quy trình nghiệp vụ thanh toán vốn đầu tư XDCB

công việc phải thực hiện do KBNN quy định bằng văn bản, trong đó quy định rõ nội dung, căn cứ pháp lý thanh toán vốn đầu tư, trách nhiệm của cán bộ thanh toán, quy trình luân chuyển chứng từ và trách nhiệm của các bộ phận có liên quan. Quy trình nghiệp vụ được quy định rõ ràng, có khoa học sẽ tạo thuận lợi cho việc tác nghiệp của các cán bộ thanh toán, từ sự gọn nhẹ trong tài liệu thanh toán, sự đơn giản trong quy trình luân chuyển chứng từ sẽ là điều kiện tốt để KBNN kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo chặt chẽ, nhanh chóng, hiệu quả hơn.

- Việc thẩm định phê duyệt, quản lý và tổ chức thực hiện dự án đầu tư của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, đơn vị, cá nhân

Nhân tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước qua KBNN, là yếu tố quan trọng và là căn cứ tính toán về mặt kinh tế tài chính của dự án. Nếu tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy định của nhà nước về xây dựng cơ bản trong lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và triển khai thực hiện dự án đầu tư thì việc thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước sẽ thuận lợi, việc thanh toán vốn sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu quá trình lập, thẩm định phê duyệt dự án không tuân thủ đầy đủ chế độ quy định, chưa rõ ràng, dẫn đến tình trạng khi thực hiện dự án sẽ phải điều chỉnh thay đổi thiết kế, quy mô của dự án làm cho tổng mức vốn đầu tư của dự án tăng lên, đồng thời từ việc điều chỉnh dự án sẽ mất thời gian hoàn tất thủ tục hồ sơ điều chỉnh theo quy định, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của dự án, điều này cũng làm cho công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nước gặp nhiều khó khăn về thanh toán, đòi hỏi cán bộ thanh toán phải kiểm tra trình tự thủ tục hồ sơ điều chỉnh, cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh, thẩm định nguồn vốn cho phần điều chỉnh tăng của dự án… Việc quản lý dự án trong quá trình thực hiện đầu tư của chủ đầu tư không tốt, dẫn đến các nhà

thầu thi công công trình không tuân thủ quy trình, quy phạm kỹ thuật, bớt xén, thay đổi chủng loại vật tư, vật liệu, làm chất lượng công trình bị ảnh hưởng, nhanh xuống cấp và không đạt công suất thiết kế trong quá trình sử dụng. Điều này cũng làm cho công tác quản lý, thanh toán vốn của Kho bạc Nhà nước gặp khó khăn, nếu kiểm soát không tốt sẽ dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư của NSNN.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ

Công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng đối với thanh toán vốn đầu tư qua KBNN, bởi nó giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo tính chính xác về mặt số học, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tiền tệ trong thanh toán, góp phần tinh gọn bộ máy quản lý, tạo tiền đề cho những cải cách thủ tục hành chính và quy trình nghiệp vụ.

- Sự phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư

Trong thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cần phải có sự phối hợp thường xuyên giữa KBNN với các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, các chủ đầu tư nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong việc giải ngân vốn, như: Phối hợp với các cơ quan Tài chính trong việc nhập dự toán được giao vào hệ thống Tabmis kịp thời, chính xác; phối hợp với cơ quan Kế hoạch và đầu tư về công tác giao kế hoạch, đảm bảo vốn giao đúng nguồn vốn, đúng tên dự án được duyệt…Hướng dẫn các chủ đầu tư việc hoàn tất thủ tục hồ sơ thanh toán đúng quy định…Có được sự phối hợp tốt, giúp KBNN đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao hiệu quả trong công tác thanh toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, Luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về chi NSNN, về công tác thanh toán vốn đầu tư cơ bản từ nguồn vốn NSNN qua KBNN và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB.

Luận văn cũng trình bày và phân tích về những tiêu chí được sử dụng để đánh giá kết quả của công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN. Đây là những cơ sở để tác giả đánh giá thực trạng công tác này tại Kho bạc nhà nước Đắk Lăk trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẮK LẮK 2.1. TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẮK LẮK

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Sự ra đời và phát triển của hệ thống Kho bạc Nhà nước gắn liền với sự ra đời của công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển của đất nước. Những năm cuối của thập kỷ 90, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đất nước đã diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện. Để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã có sự thay đổi, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Tài chính và Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng được tổ chức lại thành 02 cấp: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, các Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng. Nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN được chuyển từ Ngân hàng Nhà nước sang Bộ Tài chính để hệ thống Tài chính trực tiếp thực hiện chức năng quản lý và điều hành quỹ NSNN.

Cùng với sự ra đời và phát triển của toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính; Quyết định số 185/TC/QĐ/TCCB ngày 21/03/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Chi cục Kho bạc Nhà nước trực thuộc Cục Kho bạc Nhà nước.

Từ thực tế 05 năm hoạt động và phát triển để tiếp tục khẳng định vai trò vị trí của Kho bạc Nhà nước trong nền kinh tế, đồng thời tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho Kho bạc Nhà nước hoạt động, ngày 05/4/1995 Chính

phủ đã ban hành Nghị định số 25/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Thực hiện Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về tổ chức lại Tổng cục Đầu tư phát triển thuộc Bộ Tài chính và Quyết định số 145/1999/QĐ/TC ngày 26/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thanh toán vốn đầu tư thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước. Kể từ ngày 01/01/2000, hệ thống Kho bạc Nhà nước được giao thêm nhiệm vụ: kiểm soát thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN các cấp.

Hiện nay, hệ thống Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk hoạt động theo Quyết định 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính; Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước cũng như các Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc được thay đổi cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Qua 29 năm (1990-2019) xây dựng và phát triển, hệ thống Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk không chỉ thay đổi về diện mạo bên ngoài mà còn thay đổi về hiệu quả chất lượng hoạt động trong công tác. Từ khi mới thành lập chỉ có 116 CBCC được điều động từ các ngành khác đến, gồm 15 KBNN cấp huyện và 04 phòng chức năng tại KBNN tỉnh, cả hệ thống KBNN tỉnh chỉ có hơn 600 đơn vị giao dịch, với hơn 450 dự án đầu tư XDCB, quy mô hoạt động hàng năm chỉ ở mức 750 tỷ đồng.

Hiện nay, toàn hệ thống KBNN Đắk Lắk có 258 CBCC, 15 KBNN trực thuộc (gồm: 01 KBNN thành phố, 01 KBNN thị xã và 13 KBNN cấp huyện) và 07 phòng chức năng; Giao dịch với khoảng 4.500 đơn vị khách hàng, gần

6.100 tài khoản; hơn 17.000 dự án đầu tư XDCB, quy mô hoạt động mỗi năm đạt 42.000 tỷ đồng. So với những năm đầu mới thành lập quy mô hoạt động tăng 56 lần, số tài khoản đăng ký hoạt động tăng 45 lần, số dự án đầu tư XDCB tăng 38 lần.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN Đắk Lắk

2.1.2.1. Chức năng của KBNN Đắk Lắk

KBNN Đắk Lắk là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo quy định của pháp luật như quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; kế toán Kho bạc; một số chức năng ngân hàng Chính phủ; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN…

2.1.2.2. Nhiệm vụ của KBNN Đắk Lắk

- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các KBNN huyện thuộc tỉnh thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định và hướng dẫn của KBNN.

- Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.

- Tổ chức thực hiện chi NSNN, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ huy động vốn theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hướng dẫn của KBNN.

- Quản lý, điều hoà tồn ngân KBNN theo hướng dẫn của KBNN; tạm ứng tồn ngân KBNN cho địa phương theo quy định của Bộ Tài chính.

- Quản lý quỹ ngân sách tỉnh, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khác được giao quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN tỉnh.

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN tỉnh và các KBNN huyện trực thuộc.

- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN tỉnh.

- Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán liên kho bạc tại địa bàn tỉnh. - Tổ chức thực hiện kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN tỉnh và các KBNN huyện trực thuộc.

- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động KBNN trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, lao động hợp đồng và công tác đào tạo, bồi dưỡng của KBNN tỉnh theo phân cấp của Bộ Tài chính và KBNN.

- Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo quy định.

- Quản lý và tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, XDCB nội bộ KBNN tỉnh theo quy định.

- Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch theo quy định của KBNN. - Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TOÁN vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản tại KHO bạc NHÀ nước đắk lắk (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w