Xuất thiết kế, tổ chức một tiết học trực tuyến trên Microsoft

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ e LEARNING và ứng dụng dạy học trực tuyến tại các trường trung học phổ thông (Trang 75 - 83)

Để dạy một bài giảng trực tuyến, học viên đề xuất sử dụng mô hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Đây là mô hình đƣợc xây dựng dựa trên lí thuyết học tập tích cực (Active learning) trong đó ngƣời học chủ động tìm hiểu, khám phá kiến thức thông qua quá trình tƣơng tác; giúp ngƣời học chủ động điều tiết nhịp độ học tập của mình, phát triển nhận thức qua từng cấp bậc: ghi nhớ, hiểu (giai đoạn tiếp cận với tài liệu), ứng dụng, phân tích, tổng hợp (giai đoạn xử lý thông tin, xây dựng kiến thức thông qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức trên lớp). Một tiết học đảo ngƣợc đƣợc thực hiện nhƣ sau:

a) Trước buổi học

- Gửi một video bài giảng/E-Learning trên Microsoft Teams.

- Nhiệm vụ của học sinh là xem video/E-Learning, trả lời những câu hỏi đƣợc đặt ra trong đó trƣớc khi đến với giờ học trực tiếp theo thời khóa biểu bằng Video Call.

Hoạt động này là cách để giáo viên có thể tƣơng tác với học sinh một cách gián tiếp mà vẫn nhận đƣợc phản hồi tƣơng đối chính xác cũng nhƣ hình thành, bồi

dƣỡng cho học sinh năng lực tự học – một năng lực mà nhìn chung học sinh Việt Nam còn yếu.

b) Trong buổi học

Mục tiêu buổi học trực tuyến trong mô hình lớp học đảo ngƣợc là thầy cô và học sinh có cơ hội thảo luận, trao đổi những nội dung còn chƣa hiểu rõ trong quá trình tự học qua video/E-Learning trƣớc buổi học sau đó sẽ tiến hành các hoạt động luyện tập, chữa bài, đánh giá học sinh.

Các hoạt động chính trong buổi học nhƣ sau:

– Hoạt động điểm danh: Sử dụng Microsoft Form, Google Form… tạo các

biểu mẫu để khảo sát thông tin.

– Hoạt động trao đổi, thảo luận giữa giáo viên và học sinh: sử dụng công

cụ video call của Zoom Meeting, Google Meet hay Teams Meeting… Các ứng dụng này cho phép giáo viên và học sinh có thể gọi video call đồng thời chia sẻ màn hình máy tính để có thể dễ dàng trao đổi các nội dung kiến thức, bài tập, tài liệu v.v…

– Hoạt động thảo luận nhóm và nộp bài tập luyện tập trong buổi học: Tổ

chức hoạt động nhóm hoặc muốn học sinh nộp bài tập luyện tập trong giờ học, giáo viên cần quan sát tiến trình và tổng thể bài làm của cả lớp cùng một lúc. Sử dụng các ứng dụng online nhƣ Padlet trên trang Padlet.com hay sử dụng chia nhóm trong các phần mềm hỗ trợ dạy trực tuyến Microsoft Teams, trong đó học sinh có thể cùng tƣơng tác, thực hiện nhiệm vụ theo nhóm của mình để thảo luận một nội dung hoặc có thể gửi đính kèm hình ảnh bài tập, video của nhóm mình.

– Hoạt động đánh giá trong giờ học: sử dụng dạng bài tập trắc nghiệm

hoặc dạng bài tập hỗn hợp trắc nghiệm và tự luận. Để thực hiện hoạt động này, học viên thƣờng sử dụng Microsoft Form. Khi sử dụng làm bài kiểm tra, giới hạn chỉ có học sinh có tài khoản mới có thể làm bài; học sinh có thể đƣợc để chế độ xem các câu trả lời đúng, câu trả lời sai hoặc biểu điểm/điểm cá nhân cũng nhƣ phản hồi tự động của giáo viên về câu trả lời ngay sau khi làm bài; xem đƣợc biểu đồ điểm của cả lớp để có thể tự đánh giá kết quả của mình. Form có chế độ chấm điểm tự động, các câu hỏi có thể tráo ngẫu nhiên đề và đáp án để giảm thiểu học sinh gian lận.

Ngoài ra giáo viên nhận đƣợc đƣợc kết quả của cả lớp ngay sau khi học sinh làm bài.

c) Sau buổi học

Giao bài tập về nhà cho học sinh để củng cố kiến thức đã học, tận dụng chức năng giao và nộp bài của Microsoft Teams để có thể nhận nhận và chấm bài cho học sinh một cách nhanh nhất. Tất cả học sinh sẽ chỉ nhìn đƣợc bài làm của mình chứ không nhìn đƣợc bài làm, kết quả của các bạn khác nên tính bảo mật rất cao.

Đánh giá thử nghiệm 3.5.

Bài giảng điện tử trên đã đƣợc triển khai giảng dạy cho học sinh khối 10 tại trƣờng phổ thông trung học Nhân Chính trong năm học 2019 – 2020 và 2020 - 2021. Sơ đồ dƣới đây thể hiện tỷ lệ trọng số của các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử:

Hình 3.12 Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử

Các nhận xét của BGH nhà trƣờng, giáo viên bộ môn Tin học và các ý kiến phản hồi của học sinh về kết quả dạy và học là tích cực. Theo các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử thể hiện ở sơ đồ trên, bài giảng điện tử xây dựng thử nghiệm cơ bản đạt các yêu cầu đặt ra. Cụ thể nhƣ sau:

- Tiêu chí về nội dung:

+ Bài giảng điện tử đã đảm bảo đúng với chuẩn kiến thức kỹ năng chƣơng trình và sách giáo khoa Tin học 10. Nội dung bài giảng đảm bảo tính chính xác,

Nội dung 40% Hình thức 20% Kỹ thuật 20% Hiệu quả 20% Nội dung Hình thức Kỹ thuật Hiệu quả

khoa học, phù hợp với đặc trƣng bộ môn. Phƣơng pháp thể hiện nổi bật đƣợc các kiến thức và kỹ năng cần đạt đƣợc của bài học; bƣớc đầu khơi gợi đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiết học. Hàm lƣợng lý thuyết, kỹ năng vận dụng, câu hỏi gợi mở, kiến thức trọng tâm và bài tập củng cố trong bài giảng đƣợc thiết kế hợp lý.

+ Bài giảng đảm bảo tính khoa học trong cách thiết kế, trình bày.

+ Bài giảng đã đƣợc xây dựng dƣới dạng mở nên giáo viên có thể chủ động bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp với tiết dạy thực tế trong chƣơng trình Tin học 10. Câu hỏi – giải đáp đảm bảo chính xác, thích hợp với nội dung.

- Tiêu chí về kỹ thuật: Phù hợp với các yêu cầu của tiêu chí về kỹ thuật. - Tiêu chí về hình thức: Giao diện thân thiện, phù hợp với lứa tuổi học sinh, tạo cảm giác hứng thú trong học tập. Trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, kích thích đƣợc sự hƣng phấn, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Hình và chữ rõ nét, gọn lời, trình bày đẹp, có tính trực quan thể hiện nổi bật đƣợc kiến thức.

- Tiêu chí về hiệu quả:

 Slide nội dung: thể hiện cô đọng nội dung chính cần truyền đạt.

 Thực hiện tốt mục tiêu bài học, học sinh đƣợc thực hành, luyện tập.

 Học sinh hiểu bài, tích cực, chủ động trong học tập

Kết quả phản hồi khá tốt từ phía học sinh, việc xây dựng bài giảng điện tử cho bài “Tin học và xã hội” đã mang lại hiệu quả cao về mặt thái độ học tập cũng nhƣ kết quả học tập của học sinh.

Kết luận chương 3

Trong chƣơng 3 luận văn đã khảo sát thực tế việc xây dựng bài giảng điện tử của giáo viên ở các trƣờng trung học phổ thông hiện nay. Luận văn đề xuất quy trình xây dựng bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM cho giáo viên các trƣờng trung học phổ thông và tiêu chí đánh giá. Học viên đã tiến hành lựa chọn công cụ phần mềm xây dựng và đóng gói bài giảng điện tử phù hợp cho giáo viên các trƣờng trung học phổ thông. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành thử nghiệm xây dựng và

đóng gói bài giảng điện tử cho một bài học trong chƣơng trình môn Tin học 10 phổ thông và đề xuất việc đƣa bài giảng lên phần mềm dạy học trực tuyến. Kết quả thử nghiệm đƣợc đánh giá là phù hợp với các tiêu chí đề ra và có thể triển khai dạy cho học sinh lớp 10 trong các trƣờng phổ thông.

KẾT LUẬN

Các kết quả đạt được của luận văn:

Với mục tiêu nghiên cứu công nghệ E-Learning và ứng dụng trong dạy học trực tuyến tại các trƣờng trung học phổ thông, luận văn đã đạt đƣợc một số kết quả sau đây:

- Nghiên cứu tổng quan về E-Learning, dạy học trực tuyến và các vấn đề liên quan

- Nghiên cứu hệ thống quản lý đào tạo (LMS) trong E-Learning và giới thiệu một số phần mềm dạy học trực tuyến phổ biến đƣợc sử dụng tại các trƣờng THPT.

- Khảo sát việc dạy học trực tuyến tại các trƣờng THPT tại Hà Nội.

- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ứng dụng dạy học trực tuyến tại các trƣờng THPT.

- Thử nghiệm xây dựng bài giảng điện tử phục vụ dạy học trực tuyến cho một bài học trong chƣơng trình Tin học 10 THPT dựa vào phần mềm Adobe Presenter và đƣa bài giảng E-Learning đó lên một phần mềm dạy học trực tuyến phổ biến hiện nay. Kết quả thử nghiệm đạt các tiêu chí đề ra và có thể triển khai trong quá trình dạy môn Tin học trong các trƣờng THPT theo Thông tƣ 09/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng nhƣ một tài liệu để bồi dƣỡng giáo viên phổ thông về E-Learning.

Hướng phát triển tiếp theo:

- Tiếp tục xây dựng và đóng gói bài giảng điện tử cho các bài học khác trong chƣơng trình Tin học THPT.

- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đƣa LMS vào các phần mềm dạy học trực tuyến hiện nay.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng, Hà Nội, 9 trang.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, Hà Nội, 9 trang.

[3] Hà Viết Hải (2018), “Đóng gói bài học E-Learning” Tạp chí Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh số 3(81), 191-200.

[4] Trần Dƣơng Quốc Hòa (2015), “Vai trò và hình thức sử dụng học liệu điện tử với tƣ cách là phƣơng tiện dạy học”, Tạp chí Giáo dục số 372, 52-54. [5] Lê Huy Hoàng, Lê Xuân Quang (2011), E-Learning và ứng dụng trong

dạy và học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

[6] Trần Văn Lăng, Đào Văn Tuyết, Choi Seong (2004), E-Learning: Hệ thống đào tạo từ xa, Nhà xuất bản Thống kê.

[7]. Trịnh Lê Hồng Phƣơng (2012), “Xây dựng HLĐT hỗ trợ việc dạy và học một số nội dung hóa học ở trƣờng trung học phổ thông” Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM số 37, 156-166.

[8] Phan Thanh Toàn (2017), “E-Learning 4.0 – Hệ thống đào tạo trực tuyến thông minh”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đào tạo trực tuyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”, 123-130.

Tài liệu Tiếng nước ngoài

[9] Beatrice Ghirardini (2011), “E-Learning methodologies: A guide for designing - and developing E-Learning courses”, Food and Agriculture Organization of the United Nations.

[10] Edward R. Jones (2002), "Implications of SCORM and Emerging E- Learning Standards on Engineering Education", Proceedings of the 2002 ASEE Gulf-Southwest Annual Conference.

[11] Som Naidu (2006, June). E-Learning, A Guidebook of Principles, Procedures and Practices. (2nd ed). [Online]. Available: http://hdl.handle.net/11599/53

[12] Hao Shi (2010), “Developing E-Learning Materials for software development course”, International Journal of Managing Information Technology (IJMIT), 2 (2), 15.

Tài liệu từ Internet

[13] https:// elearning.moet.edu.vn - truy cập ngày 20/03/2021 [14] https://moet.gov.vn/ - truy cập ngày 30/03/2021

[15] http://sogd.hanoi.gov.vn/ - truy cập ngày 20/12/2020

[16] https://www.microsoft.com/vi-vn/microsoft-teams/group-chat-software - truy cập ngày 25/12/2020

[17] https://standards.ieee.org/standard/1484_12_1-2002.html - truy cập ngày 27/03/2021

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ e LEARNING và ứng dụng dạy học trực tuyến tại các trường trung học phổ thông (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)