Từ khái niệm nêu trên có thể nhận thấy HLĐT có những đặc điểm sau:
- HLĐT sử dụng thành tựu trong công nghệ do vậy nhiều tiềm năng tƣơng tác, đa phƣơng tiện, có tính tích hợp nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình tự học.
- HLĐT đƣợc sử dụng trên máy tính cá nhân giúp học sinh khắc phục đƣợc khoảng cách về thời gian, không gian để nâng cao hiệu quả học tập và giảm chi phí.
- HLĐT đa dạng về hình thức, có phạm vi dung lƣợng lớn có thể đƣợc ghi trên đĩa CD, VCD, hoặc dƣới dạng file, kích thƣớc gọn nhẹ, dễ dàng chia sẻ qua email hoặc truyền tệp trên mạng, đƣa vào các thƣ viện điện tử. HLĐT có thể đƣợc sử dụng mọi nơi, mọi lúc, sử dụng nhiều lần, lặp lại từng phần tùy nhu cầu của học sinh.
- HLĐT đa nguồn, dễ cập nhật, điều chỉnh, mang tính quốc tế, dễ chia sẻ. Theo [2], Bộ GD&ĐT quy định yêu cầu đối với học liệu dạy học trực tuyến: (i) Học liệu dạy học trực tuyến đƣợc xây dựng theo chƣơng trình giáo dục phổ thông, bao gồm: bài giảng đa phƣơng tiện; hƣớng dẫn thí nghiệm, thực hành; phần mềm mô phỏng; hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập và kiểm tra, đánh giá; tài liệu tham khảo, bổ trợ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(ii) Học liệu dạy học trực tuyến phải phù hợp với nội dung bài học, chủ đề học tập và hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh; bảo đảm tính khoa học, sƣ phạm, phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
(iii) Học liệu dạy học trực tuyến sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phải đƣợc tổ chuyên môn thông qua và đƣợc ngƣời đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông phê duyệt.
Bảng 1.2. So sánh giữa học liệu điện tử và học liệu thông thường
Học liệu điện tử Học liệu thông thường
Thực thể Học liệu (tài liệu) số hóa, học liệu ảo
Học liệu (tài liệu) vật chất truyền thống
Chức năng Khả năng tƣơng tác cao, đa phƣơng tiện hơn và có tính tích hợp cao
Khả năng tƣơng tác, đa phƣơng tiện và tính tích hợp thấp
Dung lƣợng và hình thức
Đa dạng và có phạm vi rộng lớn hơn
Không đa dạng và phong phú Tính chất Đa nguồn, khả năng cập nhật cao
và đặc biệt mang tính quốc tế cao hơn, dễ chia sẻ hơn
Nguồn tài liệu hạn chế, tính cập nhật thấp
Từ bảng so sánh trên, ta có thể thấy HLĐT có thể đƣợc mô tả là học liệu tƣơng tác bằng điện tử đƣợc tạo ra cho mục đích thực hiện việc học theo phƣơng thức trực tuyến, đƣợc thiết kế để cho phép định hƣớng dễ dàng trong chƣơng trình giảng dạy, chủ yếu bằng cách sử dụng bố cục văn bản siêu liên kết và sử dụng một loạt các yếu tố đa phƣơng tiện, nhằm kích thích càng nhiều thành phần nhận thức của ngƣời học càng tốt. Do đó, các HLĐT không chỉ chứa văn bản, mà cả các yếu tố có khả năng thu hút sự chú ý đến các thuật ngữ quan trọng và cũng liên tục thúc đẩy ngƣời học và duy trì sự chú ý của mình bằng hình ảnh, video, bản ghi âm, v.v ... [4].
- Để có thể mở HLĐT ra cần phải có thiết bị hoặc cả mạng internet.
- Việc xây dựng HLĐT cần đầu tƣ nhiều nguồn lực nhƣ đội ngũ giảng viên, kỹ thuật, phƣơng pháp, thời gian, kinh phí, quản lý…
Mô hình xây dựng học liệu điện tử