Một số hoạt động triển khai E-Learning

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ e LEARNING và ứng dụng dạy học trực tuyến tại các trường trung học phổ thông (Trang 30 - 33)

tại Hà Nội

Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nêu rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo”.

Chủ trƣơng của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập, mà ở đó mọi công dân (từ học sinh phổ thông, sinh viên, các tầng lớp ngƣời lao động...) đều có cơ hội đƣợc học tập, hƣớng tới việc: học bất kỳ thứ gì (any things), bất kỳ lúc nào (any time), bất kỳ nơi đâu (any where) và học tập suốt đời (life long learning). Để thực hiện đƣợc các mục tiêu nêu trên, E-Learning có một vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một môi trƣờng học tập ảo.

Một số hoạt động triển khai E-Learning.

1.5.1.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trong mấy năm gần đây đã bắt đầu triển khai hệ thống E-Learning, xây dựng trung tâm học liệu mở, thƣ viện điện tử, đầu tƣ hạ tầng CNTT, tập huấn cho giáo viên và xây dựng hệ thống tài liệu, bài giảng phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên.

Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng tích cực chỉ đạo triển khai các cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learning”, các cuộc thi trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức ngày hội CNTT… để khuyến khích và động viên toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực ứng dụng CNTT vào dạy và học. Bên cạnh đó, có thể tận dụng một số nguồn HLĐT từ các thƣ viện tài liệu, bài giảng, thí nghiệm ảo, nhƣ các trang HLĐT, bài giảng E-Learning của Bộ

GD&ĐT, Thuvienvatly.vn, lichsuvietnam.vn, baigiang.bachkim.vn…đã tạo ra một nguồn tài nguyên lớn về tài liệu và bài giảng điện tử.

Một số khó khăn khi triển khai E-Learning cho học sinh trung học

1.5.2.

phổ thông

Việc triển khai E-Learning tại cho các trƣờng trƣng học phổ thông ở Hà Nội gặp một số khó khăn sau:

- Về xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng: Chất lƣợng nguồn tài nguyên bài giảng E-Learning là nhân tố quyết định đến số lƣợng ngƣời tham gia học. Tuy nhiên, để soạn bài giảng E-Learning có chất lƣợng tốn nhiều thời gian và công sức của giáo viên nhƣng hiện tại chế độ hỗ trợ chƣa phù hợp nên chƣa khuyến khích đƣợc giáo viên tham gia. Đời sống của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, áp lực thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… hậu quả là giáo viên không có thời gian đầu tƣ cho E-Learning. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên có chuyên môn và khả năng sƣ phạm giỏi nhƣng kỹ năng sử dụng CNTT (ghi hình, thu âm, sử dụng phần mềm) còn hạn chế, nên chƣa phát huy đƣợc đội ngũ này.

- Về phía người học: Đòi hỏi ngƣời học phải có tinh thần tự học, nhƣng do

ảnh hƣởng cách học thụ động truyền thống, nội dung học tập quá tải tại trƣờng… dẫn đến học sinh chƣa có động lực để tham gia học E-Learning. Ngoài ra, khi vào mạng Internet, có nhiều thông tin không tốt có thể ảnh hƣởng tới học sinh dẫn đến gia đình lo lắng khi con em vào mạng cũng là những lý do làm hạn chế E-Learning đối với học sinh. Và, một số học sinh nghèo, nhất là ở vùng sâu vùng xa, chƣa thể trang bị máy vi tính kết nối Internet nên không thể tham gia học.

- Về cơ sở vật chất: Phải có hạ tầng CNTT đủ mạnh, bên cạnh đó, xây dựng Website trƣờng học và Website E-Learning hoàn chỉnh chi phí cao, nếu không tận dụng hết khả năng của Web sẽ gây lãng phí không phù hợp với các trƣờng học.

- Về nhân lực phục vụ website E-Learning: Muốn xây dựng một hệ thống hệ thống E-Learning cần có cán bộ chuyên trách, nhƣng theo quy định hiện tại chƣa có biên chế cho hoạt động này ở các trƣờng phổ thông.

Đề xuất giải pháp triển khai E-Learning cho học sinh các trường 1.6.

trung học phổ thông tại Hà Nội

Trên cơ sở những kết quả bƣớc đầu và thực trạng E-Learning cho học sinh phổ thông tại Hà Nội, luận văn đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, về nhận thức, các cấp, các ngành và nhà trƣờng cần xác định E- Learning là một chiến lƣợc của giáo dục trong giai đoạn mới, hƣớng đến một xã hội học tập.

Thứ hai, tăng cƣờng tập huấn về phƣơng pháp, kỹ năng sử dụng phần mềm; đầu tƣ trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên… để tạo bài giảng E-Learning.

Thứ ba, các trƣờng phổ thông hƣớng đến số hóa trƣờng học (số hóa về quản lý, điều hành, tác nghiệp và số hóa về dạy và học). Website trƣờng học phải hƣớng dẫn phƣơng pháp tự học, học nhóm, học tập và trao đổi qua mạng cho học sinh, đây là những kỹ năng cần thiết để học tập ở giáo dục Đại học và giáo dục nghề nghiệp sau này.

Thứ tư, cần phải đƣa kỹ năng dạy – học và tạo bài giảng điện tử vào dạy trong các trƣờng ĐH Sƣ phạm để đào tạo giáo viên, không chỉ nắm đƣợc phƣơng pháp học tập này mà còn là ngƣời có thể tạo ra bài giảng điện tử phục vụ cho giảng dạy, bài giảng E-Learning phục vụ cho tự học của học sinh.

Kết luận chương 1

Trong chƣơng 1 luận văn đã khảo sát tổng quan về E-Learning cũng nhƣ dạy học trực tuyến và các vấn đề liên quan. Đồng thời, luận văn đã nghiên cứu các vấn đề về học liệu điện tử và tổng quan hệ thống quản lý học tập.

Ngoài ra, luận văn còn giới thiệu về thực tế triển khai E-Learning ở các trƣờng trung học phổ thông tại Hà Nội.

Các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý học tập (LMS) sẽ là nội dung nghiên cứu trong chƣơng 2.

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP TRONG E-LEARNING

Trong nội dung của chương này luận văn nghiên cứu chi tiết về hệ thống quản lý học tập (LMS) trong E-Learning và các vấn đề liên quan. Trên cơ sở đó, luận văn khảo sát một số phần mềm tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến đang được sử dụng phổ biến tại các trường THPT tại Hà Nội và ứng dụng LMS vào các phần mềm đó.

Giới thiệu chung về hệ thống LMS và các vấn đề liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ e LEARNING và ứng dụng dạy học trực tuyến tại các trường trung học phổ thông (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)