Các nhân tố thuộc về người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên tại bảo hiểm xã hội quận hà đông thành phố hà nội (Trang 30 - 31)

- Nhu cầu của người lao động: Mỗi người lao động tùy vào quan điểm, tùy vào từng thời điểm có mong muốn được thỏa mãn những nhu cầu riêng của mình để tồn tại và phát triển. Có thể chia nhu cầu của người lao động thành nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, hai loại nhu cầu này luôn luôn có xu hướng tìm cách thỏa mãn tốt nhất. Người quản lý cần phải xác định được nhu cầu của từng nhóm người lao động để có biện pháp phù hợp thỏa mãn nhu cầu cho họ nhằm đem lại động lực lao động.

- Đặc điểm cá nhân của người lao động: Mỗi cá nhân người lao động đều có đặc điểm về mục tiêu giới tính, độ tuổi, sở thích, nguyện vọng, hay điều kiện sống của mỗi cá nhân người lao động cũng tác động không nhỏ đến mong muốn lao động. Khi nắm rõ đặc điểm cá nhân của người lao động nhằm bố trí hợp lý trong công việc sẽ có tác dụng rất lớn đến việc tạo động lực cho người lao động.

- Trình độ, năng lực làm việc của người lao động: Năng lực của người lao động gồm những kinh nghiệm kiến thức, mà người lao động đã tích được trong suốt quá trình lao động, học tập. Mỗi người lao động có những khả năng và năng lực khác nhau nên động lực làm việc cũng khác nhau. Mặt khác không phải người lao động nào cũng nhận biết được khả năng cũng như năng lực của bản thân. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải đánh giá đúng năng lực của người lao động vì nó là cơ sở để nhà quản lý sử dụng tốt người lao động trong tổ chức. Người lao động sẽ thấy tự tin, thoải mãi khi họ được giao công việc phù hợp với khả năng và năng lực của

mình vì người lao động sẽ biết được họ sẽ hoàn thành công việc ở mức độ tốt nhất và ngược lại.

- Vị trí và khả năng phát triển nghề nghiệp: Người lao động sẽ được đảm nhiệm một công việc theo khả năng. Nếu công việc, hợp lý và phù hợp với chuyên môn cũng như nghiệp vụ của người lao động và công việc mang lại sự hấp dẫn với người lao động thì họ sẽ có hứng thú làm việc cũng như yêu thích công việc mình làm. Khi người lao động được nâng cao trình độ chuyên môn, được nhiều người coi trọng, được xã hội đề cao chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên tại bảo hiểm xã hội quận hà đông thành phố hà nội (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)