Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên tại bảo hiểm xã hội quận hà đông thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

- Các quy định của pháp luật, Chính phủ: Chính phủ và Các quy định của Luật pháp như luật pháp về lao động chính là cơ sở pháp luật để đảm bảo các quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động, khi người lao động có bị ở thế yếu hơn trong quan hệ lao động. Khi pháp luật về lao động đc hoàn thiện hơn, công mình và hiệu lực hơn sẽ giúp người lao động sẽ yên tâm hơn khi lao động vì NLĐ sẽ không phải bị bắt ép vô lý của chủ lao động đồng thời họ không thể đòi hỏi với mức độ thái quá đối với người sử dụng lao động.

- Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội: Các yếu tố kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, mức sống ở địa phương, các yếu tổ ổn định chính trị - xã hội đều tác động đến động lực làm việc của người lao động. Như chúng ta thấy trong thời gian qua khi nền kinh tế suy thoái, việc đình công của người lao động diễn ra rất ít bởi lẽ lúc này cơ hội tìm kiếm việc làm thấp, người lao động phải cố gắng làm việc tại đơn vị để giữ được việc làm, còn tổ chức để người lao động tin tưởng, an tâm gắn bó hơn thì phải đưa ra chính sách bảo đảm thu nhập cho người lao động cũng như bảo đảm sự ổn định của công việc.

- Đặc điểm ngành và lĩnh vực hoạt động: Do đặc thù của mỗi ngành và lĩnh vực khác nhau sẽ tác động khác nhau đến động lực của người lao động. Nếu lĩnh vực hoạt động như hành chính công, xu hướng là sự ổn định, lâu dài, chính là một trong những động lực để người lao động có mục tiêu làm việc ổn định hướng tới. Người lao động có xu hướng thích làm việc năng động, thu nhập cao chuyển dịch thường tới đến lĩnh vực như kinh tế, ngân hàng, tài chính. Vì vậy ngành làm việc, với các đặc thù công việc cũng là động lực để người lao động làm việc và gắn bó.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã hệ thống hóa về động lực làm việc, tạo động lực làm việc trong tổ chức giúp cho tác giả hiểu sâu hơn về tạo động lực làm việc cho người lao động như: Các khái niệm; mục đích và vai trò của tạo động lực làm việc; một số học thuyết tạo động lực làm việc; các yếu tố, công cụ tạo động lực cho người lao động tại tổ chức.

Trên cơ sở lý thuyết đó vận dụng nghiên cứu thực trạng tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên tại Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ NHÂN VIÊN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI

QUẬN HÀ ĐÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên tại bảo hiểm xã hội quận hà đông thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)