5. Kết cấu của đề tài
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý thu, chi ngân sách nhà nước ở một số địa
phương trong nước
1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Trong nhiều năm qua, công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của huyện Tiền Hải đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Tiền Hải nói riêng và của tỉnh Thái Bình nói chung. Các giải pháp mà huyện Tiền Hải đã thực hiện là:
- Về công tác lập dự toán ngân sách nhà nước: trong những năm qua, công tác lập dự toán được xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, đã tuân thủ đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức thu chi NSNN hiện hành, đã góp phần phục vụ và thúc đẩy sản xuất trong huyện ngày một phát triển hơn.
- Về công tác chấp hành ngân sách nhà nước:
+ Thu NSNN: để đảm bảo nguồn thu NSNN, chính quyền huyện đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quản lý và điều hành NSNN thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo, các chỉ tiêu thu ngân sách đều vượt so với dự toán được duyệt, nhất là trong công tác thu ngân sách, đã thông qua việc áp dụng hiệu quả giải pháp xử lý các dấu hiệu rủi ro về thất thu ngân sách, từ đó đã tăng thu cho NSNN hàng chục tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã phát hiện và khắc phục kịp thời những dấu hiệu vi phạm của các thành phần kinh tế, nâng cao nhận thức cho các đối tượng thực hiện nghĩa vụ đóng nộp ngân sách. Trên cơ sở Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành của Trung ương,
của Sở Tài chính Thái Bình, HĐND và UBND huyện đã đưa chu trình quản lý NSNN vào nề nếp, chu trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách đã được các đơn vị quản lý và thụ hưởng NSNN chấp hành nghiêm túc.
+ Chi NSNN: ngân sách Huyện đã bố trí hợp lý cho các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, đảm bảo chi cho sự nghiệp kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, chủ động bố trí nguồn để cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý, tiết kiệm từ đó nâng cao được hiệu lực, hiệu quả của quản lý chi ngân sách huyện.
- Về công tác quyết toán ngân sách nhà nước huyện: công tác quyết toán đối với NSNN huyện Tiền Hải đã được thực hiện theo các chu trình về quyết toán ngân sách cấp huyện. Đối với công tác quyết toán thu, chi ngân sách cấp Huyện: tổ chức thực hiện xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách hàng năm nhằm hướng dẫn, nhắc nhở, phối hợp với thanh tra nhà nước Huyện, thanh tra tài chính, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất một số đơn vị, đảm bảo trước khi quyết toán thông qua UBND huyện phải được xét duyệt, thẩm định hoặc thanh tra để đảm bảo tính chính xác và trung thực của quyết toán ngân sách địa phương.
- Về công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán: trong những năm qua, kế hoạch công tác hoạt động thanh tra được xây dựng theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2011; Định hướng hoạt động của Thanh tra tỉnh Thái Bình. Việc chỉ đạo điều hành thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về quản lý thu, chi NSNN luôn được huyện Tiền Hải quan tâm, chỉ đạo kịp thời, qua đó đã phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm trong công tác quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện.
Với những biện pháp trên, năm 2019 kết quả thu của huyện Tiền Hải có 7/7 chỉ tiêu thu thuế đều hoàn thành vượt dự toán được giao. Tổng số thu trên địa bàn huyện Tiền Hải năm 2019 là 439,5 tỷ đồng, đạt 193% dự toán pháp lệnh. Loại trừ thuế sử dụng đất thì thu được 178,6 tỷ, đạt 159% dự toán. Tổng
chi đã thực hiện 392,5 tỷ đồng, đạt 106,3% dự toán pháp lệnh (UBND huyện Tiền Hải, 2019).
1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Thuận Thành là một huyện ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh có diện tích 116km2, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng hơn 10km. Trong những năm qua, công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của huyện Thuận Thành đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Các giải pháp mà huyện Thuận Thành đã thực hiện là:
- Thực hiện các giải pháp đồng bộ để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tạo nguồn thu lớn, ổn định và bền vững cho ngân sách địa phương, trong đó tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các chủ đầu tư triển khai thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các chủ đầu tư về các thủ tục đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, bảo đảm an ninh trật tự.
- Căn cứ dự toán thu, chi NSNN tỉnh giao, hàng năm huyện đã chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn để các ngành và các xã, thị trấn xây dựng dự toán và các chương trình hành động. Từ đó, công tác đôn đốc, kiểm soát chi cũng được tăng cường qua nhiều khâu.
- Các khoản thu, chi được phân bổ và phản ánh qua Kho bạc nhà nước; UBND huyện điều hành, quản lý ngân sách theo dự toán và theo các quy định, tiêu chuẩn, định mức, từ đó giúp hạn chế và ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực. Hầu hết các đơn vị, cá nhân nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách đã nhận thức được trách nhiệm thực hiện tài chính – ngân sách theo luật định. Chính sách xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng hạ tầng (điện, đường, trường, trạm y tế ở các xã) đã được nhân dân đồng tình, hưởng ứng, giảm gánh nặng cho ngân sách địa phương, phát huy nội, lực góp phần tích cực phát triển kinh tế – xã hội.
- Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện, một mặt tăng cường cán bộ giám sát, mặt khác thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụ, đạt 100% cán bộ tài chính ở cấp xã, thị trấn qua đào tạo. Huyện còn cung cấp phần mềm để cán bộ tài chính xã thực hiện công tác kế toán, hạch toán ngân sách. Ngành Thuế cũng thông qua nghiệp vụ quản lý thuế để bồi dưỡng kiến thức thu, chi ngân sách xã. Kho bạc thông qua vai trò giám sát chi ngân sách xã và kiểm soát vốn xây dựng cơ bản nâng cao trình độ cho cán bộ tài chính các xã.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng được thực hiện thường xuyên, có tác dụng tích cực trong quản lý thu, chi ngân sách. Qua các đợt thẩm định quyết toán của cơ quan tài chính và thanh tra, kiểm toán sẽ góp phần phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm. Đồng thời, luôn chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển dần sang hình thức tự khai, tự nộp. Đây là biện pháp quan trọng để một mặt chống thất thu, vi phạm luật thuế, mặt khác, để chấn chỉnh uốn nắn cho các doanh nghiệp trong công tác ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ theo đúng quy định. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất để phát hiện các sai phạm về thuế nhằm xử lý và có các biện pháp đổi mới trong quản lý, bảo đảm ngăn chặn các hành vi này không để tái diễn và phát triển.
Với những biện pháp trên, tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2019 đạt 1.151 tỷ đồng, đạt 210% so dự toán đầu năm, trong đó thu ngân sách địa phương là 2.982 tỷ đồng, đạt 304% so dự toán (trong đó thu ngân sách cấp huyện 2.209 tỷ đồng và thu ngân sách cấp xã là 773 tỷ đồng). Tổng chi ngân sách huyện thực hiện là 1.621,6 tỷ đồng. Trong đó, chi ngân sách cấp huyện là 959,3 tỷ đồng; chi nhân sách cấp xã là 662,3 tỷ đồng. Các khoản chi ngân sách đều bảo đảm kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng chế độ quy định (UBND huyện Thuận Thành, 2019).