5. Kết cấu của đề tài
4.2.2. Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán ngân sách
- Đối với công tác chấp hành dự toán thu ngân sách
+ Cần đôn đốc thu nộp, quản lý khai thác, không bỏ sót nguồn thu phát sinh, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và nuôi dưỡng nguồn thu. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện và quản lý thu NSNN, áp dụng tin học hóa trong quá trình thu và quản lý thuế.
+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong các lĩnh vực, các quy trình liên quan đến giải quyết công việc giữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân, đảm bảo xử lý nhanh, hiệu quả đúng pháp luật. Giải quyết kịp thời việc bồi thường giải phóng mặt bằng, các thủ tục về đầu tư, thu tiền sử dụng đất, thuê đất để tạo thuận lợi cho dự án đầu tư vào huyện, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế của huyện và tạo nguồn thu ổn định, lâu dài và bền vững cho ngân sách địa phương.
+ Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực thu thuế; thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương theo Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế, phí, lệ phí để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Tam Đường hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế để tự giác kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý chặt chẽ các nguồn thu tại địa phương, triển khai quyết liệt các biện pháp chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, đôn đốc thu kịp thời các khoản phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra.
- Đối với công tác chấp hành dự toán chi ngân sách
+ Quán triệt nguyên tắc chi ngân sách đã được ghi trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; bố trí chi hợp lý, đảm bảo tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động Nhà nước của chính quyền.
+ Trong điều hành chi ngân sách không chỉ cân nhắc quy mô chi mà phải chú trọng hiệu quả sử dụng kinh phí. Thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí đối với các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ.
+ Thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu, thực hiện nghiêm túc chế độ công khai tài chính trong quá trình chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước.
+ Tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Điều hành chi trong phạm vi dự toán được giao và khả năng thu ngân sách. Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên.
+ Sử dụng dự phòng ngân sách đúng mục đích, tập trung dành nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, phòng chống khắc phục thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội và các nhiệm vụ cấp bách khác. Trước mắt chỉ sử dụng 50% nguồn dự phòng khi chưa xác định dự toán thu cả năm.
+ Chi đầu tư phát triển phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Rà soát, sắp xếp danh mục các công trình, dự án đầu tư phù hợp với khả năng cân đối của nguồn vốn, bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp.
+ Tổ chức triển khai hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, nhất là các khoản chi cho con người để đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng thời gian theo quy định.
+ Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công, giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị và các nhiệm vụ không cần thiết, không thực sự cấp bách. Hạn chế tối đa tạm ứng, ứng trước dự toán, rà soát quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn. Đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác công khai tài chính, ngân sách và công tác thanh tra, kiểm tra ở các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn.
+ Tổ chức triển khai có hiệu quả quy định của pháp luật về quản lý giá; Kiểm soát chặt chẽ việc kê khai giá, đăng ký giá của doanh nghiệp đối với mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá. Kiên quyết xử lý các trường hợp kê khai tăng giá không phù hợp với chi phí đầu vào và mặt bằng giá cả thị trường.