Quan điểm về quản lý chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 89 - 90)

5. Kết cấu của đề tài

4.1.2. Quan điểm về quản lý chi ngân sách

- Thực hiện nghiêm túc Luật Đầu tư công và các quy định về quản lý vốn đầu tư. Thực hiện kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực đầu tư công đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả; rà soát, sắp xếp danh mục các công trình, dự án đầu tư cho phù hợp với khả năng của nguồn vốn, hạn chế tối đa nợ đọng xây dựng cơ bản.

- Chủ động giải quyết những vướng mắc khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ xây dựng công trình. Thực hiện việc tạm ứng vốn công trình và hoàn ứng theo đúng quy định, tổ chức nghiệm thu khối lượng theo từng giai đoạn đảm bảo tiến độ giải ngân và thanh toán khối lượng hoàn thành để thanh toán thu hồi tạm ứng.

- Tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng chế độ quy định, đúng tính chất nguồn kinh phí. Điều hành chi trong phạm vi dự toán được giao và khả năng thu ngân sách. Thực hiện công khai minh bạch trong quản lý thu, chi ngân sách từ khâu lập dự toán, phân bổ sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước.

- Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội, các chính sách đối với người có công, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng hưởng chính sách xã hội.

- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Trên cơ sở dự toán được giao, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ trong năm. Thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên (sau khi đã loại trừ tiền lương và các chính sách theo quy định) để tạo nguồn cải cách tiền lương. Hạn chế tối đa các khoản chi phát sinh phải bổ sung dự toán từ ngân sách, trừ các trường hợp thực hiện chế độ, chính sách, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, quản lý sử dụng tài sản công, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm. Thực hiện nghiêm kết luận của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)