Đánh giá chung về huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 53 - 54)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.3. Đánh giá chung về huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

3.1.3.1. Thuận lợi

- Đảng và Nhà nước tiếp tục có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên, hỗ trợ, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Huyện luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp, giúp đỡ kịp thời của các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, HĐND huyện, sự phấn đấu tích cực của các cấp, các ngành và đồng thuận cao của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện, kinh tế - xã hội tiếp tục có bước phát triển, an sinh xã hội được quan tâm, các chương trình, dự án được đầu tư đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

- Là huyện cửa ngõ của tỉnh, nằm trên trục quốc lộ 4D, 32, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư đồng bộ, có lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

- Tam Đường được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu trong lành, mát mẻ và sở hữu nhiều cảnh đẹp, nhiều điểm du lịch văn hóa cùng với vị trí nằm tiếp giáp với địa danh du lịch nổi tiếng Sa Pa, tạo nên tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển ngành du lịch.

3.1.3.2. Khó khăn

- Tình hình khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường. Mưa lớn, gió lốc, khô

một số tuyến đường giao thông liên xã, liên bản, sạt lở đất ở một số điểm dân cư, làm hư hại một số công trình thủy lợi, gây ảnh hưởng, thiệt hại đến kinh tế, sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

- Hạ tầng cơ sở ở một số xã, đặc biệt các bản vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; nhu cầu đầu tư lớn, song nguồn vốn đầu tư hạn chế.

- Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn cao, năm 2019 vẫn còn tới 27,27%. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện nói chung, cho công tác quản lý thu chi ngân sách nói riêng.

- Một bộ phận nhân dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa bền vững, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, an ninh trật tự ở một số nơi còn tiềm ẩn yếu tố mất ổn định.

- Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, nhu cầu đầu tư lớn song nguồn lực hạn chế. Nguồn lực hàng năm cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cho chi thường xuyên vẫn phụ thuộc lớn vào ngân sách nhà nước cấp, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện còn chiếm tỷ trọng nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)