5. Kết cấu của đề tài
4.2.5. Một số giải pháp khác
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra tài chính NSNN trên địa bàn huyện Tam Đường. Công tác thanh tra tài chính phải được đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu của Nhà nước về quản lý và điều hành NSNN. Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính phải được thực hiện ở tất cả các ngành, cơ quan, đơn vị cơ sở nhằm đảm bảo pháp luật, chế độ tài chính kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành NSNN, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý NSNN là hết sức cần thiết. Thời gian tới, huyện Tam Đường cần đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ tin học cho cán bộ các đơn vị dự toán để phục vụ công tác quản lý thu, chi hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế và các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm, kịp thời các đối tượng nợ thuế, các đối tượng cố tình chây ỳ, trốn thuế, gây thất thoát nguồn thu cho NSNN huyện Tam Đường.
KẾT LUẬN
Quản lý NSNN cấp huyện giữ một vai trò rất quan trọng, gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước nói chung cũng như của chính quyền cấp huyện nói riêng trong từng thời kỳ. Cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy ngân sách cấp huyện là một bộ phận cấu thành của NSNN, một bộ phận quan trọng không thể thiếu của bộ máy chính quyền địa phương. Ngân sách cấp huyện cung cấp các nguồn lực về tài chính cho bộ máy chính quyền huyện hoạt động và thực hiện các chức năng của mình. Thực hiện quản lý ngân sách cấp huyện là một nhiệm vụ mà ở đó hoạt động thu, chi tài chính ngân sách diễn ra được quản lý công khai, minh bạch và đầy đủ. Vì vậy, cần có sự nhận thức đúng mức và đòi hỏi một cách làm hợp lý đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Dựa trên cơ sở lý luận về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, đề tài tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2017-2019. Qua phân tích thực trạng cho thấy, Huyện Tam Đường đã ban hành văn bản tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn về thực hiện nhiệm vụ tài chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách trên địa bàn huyện. Các nhiệm vụ thu, chi ngân sách về cơ bản đều đạt dự toán, đã góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện. Trong các khâu của chu trình ngân sách, từ lập dự toán đến thực hiện và quyết toán ngân sách, huyện Tam Đường đã bám sát theo quy định, hướng dẫn của Luật Ngân sách năm 2015, các nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý thu chi NSNN còn một số hạn chế, đó là: chất lượng của công tác lập dự toán chưa cao; nguồn thu ngân sách còn hạn chế, chưa có nhiều nguồn thu từ khu vực ngoài quốc doanh, chủ yếu dựa vào nguồn thu từ đất đai, tài nguyên và thanh lý tài sản nhà nước nên nguồn thu không ổn định và thiếu bền vững cho
thu ngân sách; công tác quyết toán NSNN vẫn còn hiện tượng chậm chễ trong việc nộp báo cáo, các khoản chi chưa được rà soát hết, việc tập hợp chứng từ khi thực hiện khóa sổ kế toán vẫn chưa được đầy đủ; Công tác phối hợp giữa cơ quan Tài chính với cơ quan Thuế và các cơ quan chức năng tuy đã được đẩy mạnh, nhưng có lúc vẫn chưa chặt chẽ, chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý các đối tượng nợ thuế, có nhiều đối tượng chây ỳ, trốn thuế, gây thất thoát nguồn thu cho NSNN huyện Tam Đường.
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2017-2019 và quan điểm quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu trong thời gian tới, đề tài đề xuất 05 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu trong thời gian tới, gồm: Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách; Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán ngân sách; Hoàn thiện công tác quyết toán ngân sách; Nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước; Một số giải pháp khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính Quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình Quản lý chi ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính.
4. Đàm Thị Kim Duyên (2015), Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế.
5. Hoàng Văn Khá (2015), Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế.
6. Lê Văn Ái, Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình Quản lý thu ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính.
7. Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Ngọc Tuấn (2020), Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện: Trường hợp huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, Bài viết đăng trên Tạp chí Công thương ngày 24/5/2020.
8. Nguyễn Văn Thắng (2014), Giáo trình Thực hành nghiên cứu trong kinh tế & Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
9. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015.
10. Trần Bá Đông (2015), Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế.
11. UBND huyện Tam Đường (2019), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Tam Đường năm 2019, phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2020.
toán ngân sách địa phương năm 2017, 2018, 2019, dự toán và phân bổ dự toán ngân sách địa phương năm 2018, 2019, 2020.
13. UBND huyện Tiền Hải (2019), Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm 2019, dự toán và phân bổ dự toán ngân sách địa phương năm 2020.
14. UBND huyện Thuận Thành (2017-2019), Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm 2019, dự toán và phân bổ dự toán ngân sách địa phương năm 2020.
15. Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu (2016), Quyết định số 48/2016/QĐ- UBND ngày 12 tháng 12 năm 2016 về ban hành quy định thực hiện phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách địa phương giai đoạn 2017- 2020.
PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT
Những thông tin này nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu”. Tôi cam kết các thông tin cá nhân của Quý vị sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và không cung cấp cho bất kỳ ai. Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý vị. Xin chân thành cảm ơn!
I. Thông tin cá nhân
1. Họ và tên:……….………...………..…..………. 2. Cơ quan công tác:………...……..……… 3. Chức vụ:………...………....…….………
II. Thông tin phỏng vấn
Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó: 1: “Rất không đồng ý”; 2: “Không đồng ý”; 3: “Phân vân”; 4: “Đồng ý”; 5: “Rất đồng ý”.
TT Nội dung lấy ý kiến Khoanh tròn 1 lựa chọn phù hợp nhất
1
Lập dự toán NSNN dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước
1 2 3 4 5
2 Lập dự toán NSNN đã dựa trên các chế độ, chính
sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi NSNN 1 2 3 4 5 3 Lập dự toán NSNN bảo đúng thời gian và quy
trình từ dưới cơ sở tổng hợp lên 1 2 3 4 5
4 Thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân
sách nhà nước theo quy định của pháp luật 1 2 3 4 5 5 Thực hiện thu đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức
TT Nội dung lấy ý kiến Khoanh tròn 1 lựa chọn phù hợp nhất
6 Tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ,
tiết kiệm, đúng chế độ quy định 1 2 3 4 5
7
Báo cáo quyết toán được lập đầy đủ, đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước
1 2 3 4 5
8 Tiến độ lập và nộp báo cáo quyết toán đúng với
thời gian quy định 1 2 3 4 5