Thông thường người ta hay dùng các hình ảnh minh họa trong văn bản. Các hình ảnh sẽ minh họa một cách rõ ràng những nội dung của văn bản.
Có hai loại hình ảnh: loại bitmap và các loại hình ảnh dạng
metafile. Hình ảnh metafile là dạng hình ảnh có thể phân chia
và chuyển đổi được thành các đối tượng đồ họa, sau đó có thể chỉnh sửa chúng bằng các công cụ trên thanh công Drawing
(Vẽ). Còn các hình ảnh dạng bitmap thì không thể phân chia được. Chúng được tạo từ nhiều chương trình, trong đó có chương trình Paint trong Windows. Các tệp đồ họa này có đuôi là .pcx hay .bmp.
Bản thân Word cũng chứa một “kho” các hình ảnh có sẵn được gọi là Clip art. Các hình ảnh này
thuộc loại metafile. Ví dụ như ta có thể chèn hình ảnh một người từ Clip art, phân chia nó và thay đối màu sắc trang phục của người đó.
Tại một vị trí bất kỳ trong văn bản, chúng ta có thể chèn nhiều loại hình ảnh khác nhau. Cách thức chèn chúng vào văn bản là như nhau. Trong mục này chúng ta minh họa bằng các hình ảnh đồ họa do chương trình Paint trong Windows tạo ra.
Có hai cách chính để chèn đồ họa vào trong văn bản:
Chèn cả tệp đồ họa và
Chèn một phần hình ảnh của tệp đồ họa.
Word xem và xử lý hình ảnh đồ họa ta chèn vào văn bản như là một ký tự đặc biệt, tương tự như một chữ cái của phông chữ nào đó. Khi sửa đổi văn bản (chẳng hạn như thêm nội dung), đồ họa sẽ di chuyển tương ứng đến vị trí mới.
Để chèn cả tệp đồ họa vào vị trí dấu chèn trong văn bản ta sử dụng lệnh Picture (Đồ họa) trong bảng chọn Insert (Chèn). Hộp thoại Insert picture (Chèn đồ họa) xuất hiện để ta chọn vị trí tệp đồ họa đang được lưu giữ. Sau khi chọn tệp thích hợp, ta nháy nút Insert.
Muốn chèn một phần hình ảnh của tệp đồ họa, ta phải sử dụng phần mềm tạo ra đồ họa (ví dụ như Paint) để mở tệp đồ họa, dùng các công cụ trong phần mềm đó để chọn và sao phần hình ảnh cần thiết vào bộ nhớ đệm của Windows. Sau đó dán nội dung của bộ nhớ đệm vào vị trí trong văn bản bằng lệnh Paste (Dán) hay Paste Special (Dán đặc biệt) trong bảng chọn Edit
của Word.
đối tượng đồ họa trở thành một thành phần của văn bản.
Chỉnh sửa đối tượng đồ họa trong văn bản
Trong đa số các trườg hợp, sau khi chèn đồ họa trong văn bản, chúng ta phải chỉnh sửa lại nó. Khi nháy chuột trên hình ảnh được chèn, thanh công cụ Picture (Đồ họa) hiện lên cung cấp cho ta các công cụ để chỉnh sửa. Hình sau đây minh họa các nút lệnh của thanh công cụ Picture.
Muốn thay đổi kích thước của hình ảnh, ta nháy nút Format Picture (Định dạng đồ họa) trên thanh công cụ Picture để hiển thị hộp thoại Format Picture. Nháy trang Size (Kích thước). Trên trang đó ta có thể biết các thông tin về chiều cao và độ rộng của đồ họa. Cho số tỷ lệ phần trăm vào trong các ô Height (Chiều cao) và Width (Chiều rộng) và nháy OK, ta có thể phóng to hay thu nhỏ kích thước của đối tượng đồ họa đã được chèn. Để giữ nguyên tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của hình ảnh, nên đánh dấu chọn trong ô Lock aspect ratio (Cố định tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao).
Nút Crop (Cắt) được sử dụng để cắt một phần hình ảnh. Nháy chuột ở nút này và đưa con trỏ chuột vào một góc thích hợp, con trỏ chuột sẽ trở thành dạng hay tùy theo góc ta đưa vào. Sau đó kéo thả chuột để loại bỏ những phần ta muốn cắt bớt. Hai đường biên sẽ cho ta biết phần nào của hình ảnh sẽ được giữ lại.
6.3. Vẽ hình trong văn bản
Ngoài khả năng chèn các hình ảnh từ các tệp được tạo bằng các chương trình đồ họa, ta còn có thể tự vẽ các hình bằng các công cụ đồ họa của Word. Thanh công cụ Drawing (Vẽ) (thường được hiển thị dưới đáy màn hình) cung cấp các công cụ để giúp vẽ, sửa đổi và định dạng các đối tượng đồ họa. Khi ta nháy một công cụ nào đó, có thể xuất hiện một bảng chọn để chọn các công cụ trong bảng chọn phụ. Hình dưới đây minh họa các nút lệnh trên thanh công cụ Drawing và tính năng của chúng:
Chúng ta có thể:
Tạo các hình có các dạng khác nhau một cách tự động thông qua các công cụ trên bảng chọn
AutoShapes. Bảng chọn AutoShapes chứa nhiều nhóm hình khác nhau: các đường thẳng, các đường cong tự do, các dạng mũi tên, các thành phần của sơ đồ khối và các dạng hình sao, v.v.
Thêm văn bản cho các hình khép kín hoặc trên vị trí bất kỳ.
Các hình vẽ chỉ được hiển thị trong chế độ Page Layout (Bố trí trang). Chúng không nằm trên một nền cùng với văn bản và các hình ảnh đồ họa khác mà nằm ở lớp trên (do vậy chúng có thể che lấp văn bản, song ta có thể đặt chúng sau văn bản). Thậm chí các hình được tạo ra cũng nằm trên các lớp khác nhau nên có thể che khuất nhau. Hình vẽ trước nằm ở lớp dưới và hình vẽ sau nằm ở lớp trên. Xem trang 135 để biết về các cách sắp xếp lại các hình vẽ.