5. Kết cấu của đề tài
4.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính trong đơnvị
Để đảm bảo công tác quản lý tài chính được tốt thì vấn đề kiểm tra, kiểm soát tài chính trong đơn vị là rất cần thiết. Việc kiểm tra, kiểm soát tài chính phải được thực hiện từ bên trong và bên ngoài đơn vị.
Việc kiểm tra, kiểm soát tài chính phải được thực hiện từ bên trong đơn vị: Tăng cường công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị mình phải được thường xuyên và chi tiết. Thông qua công tác tự kiểm tra Trung tâm đánh giá được tình hình chấp hành dự toán hàng năm của đơn vị, tình hình chấp hành quy chế chi tiêu nội bộ, tình hình chấp hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị đồng thời cũng đánh giá được chất lượng hoạt động, tình hình chấp hành cơ chế chính sách và các khoản thu chi tài chính, quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn sử dụng các quỹ của Trung tâm. Nhờ công tác tự kiểm tra, Trung tâm sớm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng xử lý các sai phạm theo quy định, tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những khuyết điểm, nguyên nhân và phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính kế toán tại Trung tâm.
Việc kiểm tra, kiểm soát tài chính phải được thực hiện từ bên ngoài: Quy chế chi tiêu nội bộ phải được gửi lên các cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị như Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trường...để theo dõi, giám sát việc thực hiện. Gửi KBNN nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát
chi. Kho bạc chỉ đồng ý chi khi các khoản có trong dự toán được duyệt đúng chế độ tiêu chuẩn định mức chi NSNN do cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, khoản chi đó phải được Giám đốc TTPTQĐ quyết định chi.
Định kỳ hàng quý và hết năm tài chính đơn vị phải lập báo cáo quyết toán thu chi gửi Sở Tài nguyên Môi trường xem xét và phê duyệt. Sở Tài nguyên Môi trường là cơ quan chủ quản của TTPTQĐ hàng năm cần tổ chức tốt việc thanh tra, kiểm tra kiểm toán toàn diện đối với các hoạt động của Trung tâm trong đó có công tác quản lý tài chính. Qua thanh tra, kiểm tra để phát hiện ra những thiếu sót, sai phạm của Trung tâm và thực hiện việc chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo cho công tác quản lý tài chính của Trung tâm được thực hiện tốt.
Trung tâm cần lập bộ phận kiểm soát nội bộ để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát. Bộ phận này thực hiện chức năng kiểm tra đảm bảo cơ chế thu – chi được thực hiện theo quy định của Nhà nước; kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm chế độ quản lý tài chính; bảo đảm việc sử dụng kinh phí một cách hiệu quả.