Cơ sở thực tiễn về quản lý Quỹ HTND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh lào cai (Trang 27)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý Quỹ HTND

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý Quỹ HTND

1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý Quỹ HTND ở thành phố Hà Nội

Quỹ HTND thành phố Hà Nội được thành lập từ năm 1996, ngay sau khi thành lập, Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập Ban điều hành Quỹ HTND. Các đồng chí trong Ban Điều hành Quỹ HTND ngồi Hội Nơng dân cịn có đại diện của Sở Lao động thương binh và xã hội, Sở Tài chính. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố đối với hoạt động Quỹ; làm nổi bật tính chủ động, sáng tạo của Hội Nơng dân thành phố Hà Nội đã phối kết hợp với các cơ quan liên quan, nâng cao vai trò, vị thế và hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND.

Bám sát vào sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, các cấp Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã chuyển hướng hoạt động phù hợp với cơ chế mới, chủ động tham mưu với Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố trong việc xây dựng các chủ trương, chính sách hỗ trợ vốn cho nơng dân. Nổi bật nhất là đã tham mưu cho Thành ủy quan tâm bố trí đội ngũ cán bộ chủ chốt các quận, huyện, thị xã và cơ sở tham gia cấp ủy, nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội, tham mưu cho UBND thành phố ra Chỉ thị số 27 về “Tăng cường lãnh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Đây là điều kiện quan trọng giúp nông dân phát triển kinh tế. Đặc biệt, hàng năm, Ban Điều hành Quỹ HNTD đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho HĐND, UBND thành phố trích ngân sách bổ sung cho Quỹ HTND hàng năm và Hà Nội là địa phương có nguồn Quỹ HTND trên 500 tỷ đồng, đứng đầu toàn quốc. Quỹ HTND đã hoạt động đồng bộ, an toàn và hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nơng dân.

Năm 2018 các cấp Hội Nơng dân trên địa bàn thành phố đã tích cực triển khai các hoạt động tạo vốn cho hội viên nông dân. Trong xây dựng và tăng trưởng nguồn vốn, 18/18 Hội Nông dân cấp huyện đã xây dựng được 41,603 tỷ đồng; 476/409 Hội Nông dân cấp xã tổ chức vận động được 92,982 tỷ đồng. 7/18 (38,9%) quận, huyện chuyển nguồn Quỹ cấp xã vận động lên huyện quản lý với số tiền 7,770 tỷ đồng. Quỹ HTND thành phố đạt 441,755 tỷ đồng; nâng tổng nguồn Quỹ HTND toàn thành phố lên 554,737 tỷ đồng; Tăng so năm 2017 là 31,327 tỷ đồng (UBND thành phố bổ sung 30 tỷ đồng; bổ sung nguồn từ hoạt động tài chính: 1.327 tỷ đồng), Quỹ HTND cấp huyện tăng 8,469 tỷ đồng, Quỹ do Hội Nông dân cấp xã vận động được tăng 1,807 tỷ đồng. Từ nguồn vốn trên, các cấp Hội đã giải ngân 217,427 tỷ đồng cho 12.681 hộ vay thực hiện 558 dự án. Năm 2018 thu nợ nguồn thành phố và nguồn Trung ương là 260,295 tỷ đồng với 15.173 hộ vay vốn tham gia tại 714 dự án, đạt 100% kế hoạch, không phát sinh nợ xấu, nợ q hạn. Đến nay, mơ hình điểm về vay vốn Quỹ HTND đã xây dựng được 30 mơ hình, trong đó có 17 mơ hình điểm kinh tế tập thể hội viên tham gia được vay vốn Quỹ HTND với số tiền là 5,220 tỷ đồng, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Với kết quả đạt được, hàng năm, Quỹ HTND thành phố đã tạo công ăn việc làm cho trên 70 nghìn hộ lao động. Các chương trình vay vốn uỷ thác trong tồn thành phố có tổng dư nợ đạt 1.700,384 tỷ đồng với 2.460 Tổ TK&VV, chất lượng tín dụng uỷ thác ngày càng được nâng lên, nợ quá hạn ngày càng giảm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Quỹ HTND thành phố Hà Nội hoạt động theo Điều lệ của Quỹ HTND Việt Nam, song về tài chính thực hiện theo quy chế riêng của do UBND Thành phố ban hành:

+ Phí cho vay: 0,3%/tháng (phí tồn hệ thống: 0,7%/tháng).

+ Quỹ HTND thành phố Hà Nội được hình thành ở 03 cấp: Thành phố, huyện, cơ sở.

+ Ban Điều hành Quỹ HTND cấp huyện uỷ thác tồn phần cho Hội Nơng dân cơ sở trực tiếp giải ngân và thu hồi cả gốc và phí.

Về quy trình cho vay vốn, Ban Điều hành Quỹ HTND cấp thành phố uỷ thác tồn phần cho Hội Nơng dân cơ sở trực tiếp cho vay tới người vay: từthẩm định đến giải ngân, thu hồi gốc...

Nguồn vốn Quỹ HTND được các cấp hội sử dụng cho vay đúng đối tượng, việc sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả và bảo tồn vốn, khơng có nợ đọng vốn.

Nhưvậy, với kết quả hoạt động Quỹ HTND đầu cả nước cả về huy động nguồn vốn và cho vay, cả về chất lượng và số lượng, Hà Nội trở thành một biểu tượng phát triển của Quỹ HTND. Có được điều đó là do trong hoạt động của mình, Hội Nơng dân thành phố Hà Nội ln bám sát nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân do Trung ương Hội đề ra, đồng thời đã có nhiều sángtạo trong hoạt động, đặc biệt có được sự ủng hộ, quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương, kết hợp cùng với sự đồng lòng của các cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn thành phố. Mà điều này là kết quả từ sự nỗ lực của Hội Nông dân các cấp cùng với quy chế hoạt động linh hoạt, lấy lợi ích của hội viên nơng dân làm đầu.

1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý Quỹ HTND ở thành phố Hải Phòng

Hải Phòng với diện tích 1.561,8 km2, dân số 2,013 triệu người là đơ thị loại 1 cấp quốc gia, là trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sản xuất hàng hoá. Cơ cấu GTSX chuyển dịch đúng hướng theo mục tiêu đặt ra, tăng thủy sản, giảm nông nghiệp và lâm nghiệp: tốc độ tăng trưởng GTSX tồn ngành năm 2018 là 2,78%/năm, trong đó GTSX nông nghiệp là 0,77%, GTSX thủy sản là 7,91%; tỷ trọng đóng góp vào GDP của thành phố là 8,03%. Có được kết quả trên, phải để đến sự đóng góp của các cấp Hội, trong đó có Hội Nơng dân thành phố Hải Phịng với việc triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND.

Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, Quỹ HTND - Hội Nơng dân thành phố Hải Phịng đã phát triển ở cả 3 cấp, bao gồm Quỹ HTND thành phố, Quỹ HTND cấp huyện với có 12/12 quận, huyện có Quỹ và Quỹ HTND cấp xã với 189/189 Hội Nơng dân cấp xã, phường, thị trấn có hoạt động của Quỹ HTND.

Từ năm 2016 đến năm 2018 đối với nguồn vốn của Quỹ HTND các cấp thành phố cho vay được trên 1.300 dự án cho gần 2.400 lượt hộ vay. Sau khi hồn thành vịng vay vốn, các dự án đã cơ bản đạt được hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, nâng mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình năm 2015 từ mức 40 triệu đồng/năm lên 55 triệu đồng/năm vào năm 2018, một số mơ hình đạt được mức thu nhập bình qn từ 70-100 triệu đồng/năm. Từ đó góp phần tạo thêm nguồn lực cho nơng dân nhất là nông dân nghèo mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, giải quyết việc làm làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương.

Bên cạnh việc chủ động và duy trì thường xuyên phong trào, hoạt động vận động xây dựng Quỹ HTND từ cán bộ, hội viên, nông dân, ủng hộ của các đơn vị, doanh nghiệp, các cấp Hội Nơng dân thành phố Hải Phịng cũng tích cực tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền trong việc đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm hàng năm để nâng số vốn của Quỹ HTND. Kết quả năm 2016, quỹ HTND thành phố Hải Phòng được cấp bổ sung 3 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Đến năm 2018, Quỹ HTND thành phố Hải phòng tiếp tục được ngân sách thành phố cấp bổ sung 4 tỷ đồng. Quỹ HTND các quận, huyện vận động và ngân sách địa phương cấp bổ sung 392,427 tỷ đồng. Một số đơn vị triển khai tốt việc vận động, xây dựng Quỹ HTND như: Hội Nông dân huyện Thủy Nguyên được ngân sách cấp 0,15 tỷ đồng, vận động 44,847 tỷ đồng; Hội Nông dân huyện Kiến Thụy vận động được 0,6 tỷ đồng; Hội Nông dân huyện Vĩnh Bảo vận động được hơn 0,75 tỷ đồng…

Hiện nay Quỹ HTND thành phố đang quản lý 35,882 tỷ đồng (trong đó nguồn TW Hội phân bổ: 13,950 tỷ đồng, nguồn của thành phố là: 13,350 tỷ đồng, nguồn cấp huyện 2,922 tỷ đồng, xã 5,659 tỷ đồng).

Từ nguồn vốn 13,950 tỷ đồng được Trung ương Hội ủy thác, các cấp Hội trong thành phố đã xây dựng kế hoạch và giải ngân cho 371 hộ vay thực hiện 33 dự án. Trong đó, đầu tư cho chăn ni 2,2 tỷ đồng (chiếm 15,8%), đầu tư cho trồng trọt 3 tỷ đồng (chiếm 21,5%), đầu tư nuôi trồng thủy sản 7,4 tỷ đồng (chiếm 53,1%) và đầu tư cho dịch vụ 1,35 tỷ đồng (chiếm 9,7%).

Nguồn Quỹ HTND thành phố hiện đang giải ngân 6,05 tỷ đồng cho 180 hộ vay thực hiện 17 dự án. Tổng dư nợ nguồn Quỹ HTND cấp huyện đạt 2,922 tỷ đồng cho 139 hộ vay triển khai 48 dự án; nguồn cấp xã vận động dư nợ đạt 5,659 tỷ đồng cho 665 hộ vay triển khai 433 dự án.

Các dự án cho vay đều tuân thủ đúng quy trình, từ khâu xây dựng dự án, thẩm định, phê duyệt và giải ngân... Vì vậy, trong thời gian quan tại Hải Phịng khơng xẩy ra tình trạng cho vay sai đối tượng hoặc người vay sử dụng đồng vốn sai mục đích. Đối với các dự án đến hạn, 100% số hộ vay vốn đều chủ động trả gốc, lãi đúng quy định cam kết. Hằng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương Hội, Hội Nông dân thành phố đã triển khai tới các quận, huyện xây dựng kế hoạch khảo sát, lựa chọn mơ hình và chỉ đạo Hội Nơng dân cơ sở xây dựng dự án mới để tiếp tục giải ngân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sách và đóng góp của cán bộ, hội viên, các cấp Hội Nông dân thành phố Hải Phịng cịn đa dạng việc xây dựng quỹ thơng qua tăng cường, nâng cao chất lượng, số lượng hoạt động cho vay vốn ngân hàng, chương trình cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân, phối hợp thực hiện tốt hoạt động ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác: dư nợ tín dụng với ngân hàng Chính sách xã hội đạt 779,608 tỷ đồng cho 30.916 hộ vay thông qua 813 tổ TK&VV; dư nợ với ngân hàng Nông nghiệp và PTNT là 93,9 tỷ đồng cho 1.431 lượt hộ vay vốn thông qua 51 tổ vay vốn.

Cùng với hoạt động cho vay vốn, các cấp Hội còn chú trọng tập huấn chuyển giao KHKT nhằm giúp hội viên nông dân nắm được kỹ thuật mới, áp dụng vào sản xuất nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn.

Trong quá trình xây dựng, quản lý Quỹ HTND, Hội Nông dân các cấp trong thành phố đã thể hiện được năng lực của đội ngũ cán bộ Hội, việc quản lý tài chính Quỹ HTND được cán bộ Hội đảm nhận tốt, quản lý tín dụng uỷ thác được thực hiện đúng quy định, nguồn vốn được bảo tồn, cơng tác thu hồi nợ đến hạn và lãi được thực hiện theo đúng quy định và luôn đạt 100%. Việc quản lý điều hành Quỹ HTND giúp các cấp Hội tập hợp, thu hút được nông dân vào Hội, hoạt động của Hội ngày càng thực chất, đáp ứng được quyền và lợi ích của hội viên nơng dân.

Hiện nay, nhu cầu vay vốn của hội viên nơng dân là rất lớn, Trong khi đó vốn vay các tổ chức tín dụng chỉ đảm bảo được phần nào nhu cầu vốn phát triển sản xuất của nông dân. Việc tạo được nguồn vốn chủ động giải quyết kịp thời cho nông dân là trách nhiệm của tổ chức Hội Nơng dân, góp phần nâng cao vị thế và thu hút, gắn bó hội viên nơng dân với tổ chức Hội.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh Lào Cai trong công tác quản lý các dự án Quỹ HTND Cai trong công tác quản lý các dự án Quỹ HTND

Từ kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động Quỹ HTND của thành phố Hà Nội và Hải Phịng, có thể giúp ích cho Lào Cai rất nhiều trong việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn hồn thiện cơng tác quản lý Quỹ HTND của tỉnh.

Một là, để hồn thiện quy trình quản lý Quỹ HTND, Ban Điều hành Quỹ HTND hoạt động độc lập, không kiêm nhiệm, năng lực quản lý về tài chính của Quỹ Hội được đảm nhiệm tốt, quản lý tín dụng uỷ thác được thực hiện đúng quy định.

Hai là, chủ động chuyển hình thức cho vay vốn Quỹ HTND nhỏ lẻ, phân tán theo nhóm hộ sang cho vay theo dự án, để nhân rộng tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mơ lớn. Các hộ tham gia dự án đều là thành viên của Tổ hội nghề nghiệp, Tổ hợp tác để từ đó hình thành Hợp tác xã, các sản phẩm làm ra đều đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.

Ba là, để hoạt động của Quỹ HTND sơi nổi, rõ nét, cần có sự tham gia trực tiếp của các ban ngành vào Ban Điều hành Quỹ, đặc biệt là sự quan tâm ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Hơn nữa, với sự tham gia của các ban ngành, mục đích, quy chế hoạt động của Quỹ HTND được toàn xã hội hiểu, chia sẻ nhiều hơn.

Bốn là, cùng với việc hỗ trợ vay vốn Quỹ HTND, các cấp Hội Nông dân cần đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Thường xuyên tổ chức cho các hộ tham gia dự án tham quan, học tập trao đổi kinh nghiêm tại các mơ hình điểm nhằm khích lệ hội viên sử dụng vốn đúng mục đích, khai thác sử dụng có hiệu quả đồng vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài “Hồn thiện cơng tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nơng dân tỉnh Lào Cai” được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:

- Có các lý luận nào về quản lý Quỹ hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn?

- Có những bài học kinh nghiệm nào trong quản lý Quỹ HTND?

- Trong quản lý Quỹ HTND tỉnh Lào Cai có những tồn tại, hạn chế gì và tìm ra những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó?

- Cần có các giải pháp nào để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý Quỹ HTND để hồn thiện cơng tác quản lý Quỹ HTND tại Hội Nông dân tỉnh Lào Cai?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các văn kiện, nghị quyết, sách, báo, tạp chí, các cơng trình đã được xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của tỉnh Lào Cai, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai, báo cáo hoạt động Quỹ HTND và chương trình phối hợp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNTcủa Hội Nông dân tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2016-2018.

* Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ lãnh đạo Quỹ HTND, các cán bộ trực tiếp tham gia triển khai, quản lý Quỹ HTND các cấp từ xã, phường, thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh lào cai (Trang 27)