Bài học kinh nghiệm rút ra từ Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh lào cai (Trang 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh Lào Ca

Từ kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động Quỹ HTND của thành phố Hà Nội và Hải Phòng, có thể giúp ích cho Lào Cai rất nhiều trong việc

hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND của tỉnh.

Một là, để hoàn thiện quy trình quản lý Quỹ HTND, Ban Điều hành Quỹ HTND hoạt động độc lập, không kiêm nhiệm, năng lực quản lý về tài chính của Quỹ Hội được đảm nhiệm tốt, quản lý tín dụng uỷ thác được thực hiện đúng quy định.

Hai là, chủ động chuyển hình thức cho vay vốn Quỹ HTND nhỏ lẻ, phân tán theo nhóm hộ sang cho vay theo dự án, để nhân rộng tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn. Các hộ tham gia dự án đều là thành viên của Tổ hội nghề nghiệp, Tổ hợp tác để từ đó hình thành Hợp tác xã, các sản phẩm làm ra đều đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.

Ba là, để hoạt động của Quỹ HTND sôi nổi, rõ nét, cần có sự tham gia trực tiếp của các ban ngành vào Ban Điều hành Quỹ, đặc biệt là sự quan tâm ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Hơn nữa, với sự tham gia của các ban ngành, mục đích, quy chế hoạt động của Quỹ HTND được toàn xã hội hiểu, chia sẻ nhiều hơn.

Bốn là, cùng với việc hỗ trợ vay vốn Quỹ HTND, các cấp Hội Nông dân cần đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Thường xuyên tổ chức cho các hộ tham gia dự án tham quan, học tập trao đổi kinh nghiêm tại các mô hình điểm nhằm khích lệ hội viên sử dụng vốn đúng mục đích, khai thác sử dụng có hiệu quả đồng vốn.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai” được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:

- Có các lý luận nào về quản lý Quỹ hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn?

- Có những bài học kinh nghiệm nào trong quản lý Quỹ HTND?

- Trong quản lý Quỹ HTND tỉnh Lào Cai có những tồn tại, hạn chế gì và tìm ra những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó?

- Cần có các giải pháp nào để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý Quỹ HTND để hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND tại Hội Nông dân tỉnh Lào Cai?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các văn kiện, nghị quyết, sách, báo, tạp chí, các công trình đã được xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của tỉnh Lào Cai, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai, báo cáo hoạt động Quỹ HTND và chương trình phối hợp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNTcủa Hội Nông dân tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2016-2018.

* Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ lãnh đạo Quỹ HTND, các cán bộ trực tiếp tham gia triển khai, quản lý Quỹ HTND các cấp từ xã, phường, thị trấn tới huyện, tỉnh và trung ương. Gồm danh sách và chức danh của các chuyên gia thực hiện phỏng vấn, xin ý kiến. Lập bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

* Phương pháp bảng thống kê

Để tổng hợp, đề tài sử dụng hệ thống những bảng thống kê số liệu theo chiều dọc và chiều ngang diễn tả hiện trạng công tác quản lý Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Lào Cai thời gian từ 2016-2018, từ đó tổng hợp đánh giá kết quả công tác quản lý Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

* Phương pháp phân tổ thống kê

Trên cơ sở phân tổ thống kê để phân chia các chỉ tiêu theo các chiêu thức khác nhau. Ví dụ theo tiêu chí huy động nguồn vốn.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp so sánh.

Thông qua nguồn số liệu đã thu thập từ thực tế và các số liệu thứ cấp, tiến hành so sánh thông qua các tiêu chí cụ thể để xem xét đánh giá công tác quản lý Quỹ HTND tỉnh Lào Cai, so sánh giữa các năm. Từ đó đánh giá thực trạng công tác quản lý Quỹ HTND của tỉnh Lào Cai

- Biểu hiện bằng số, số lần hay phần trăm.

- Phương pháp so sánh gồm các dạng: So sánh các nhiệm vụ kế hoạch; so sánh qua các giai đoạn khác nhau; so sánh các đối tượng tương tự; so sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

* Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian

Nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Lào Cai biến động qua thời gian. Ðể nghiên cứu sự biến động này ta dùng phương pháp dãy số thời gian. Sử dụng các chỉ tiêu: tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân, liên hoàn để phân tích các bảng số liệu...

* Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp phân tích tổng hợp thống kê mô tả số liệu. Bằng cách tập hợp các báo cáo, phân tích các số liệu thống kê nhằm rút ra những nét nổi bật, những đặc điểm qua các năm để nhận định và đánh giá hiện trạng, đồng

thời thu thập thông tin liên quan phục vụ công tác nghiên cứu, nhằm chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Quỹ HTND của tỉnh Lào Cai.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Quản lý việc vận động nguồn vốn.

Sử dụng chỉ tiêu phản ánh tổng lượng tiền vận động được để xây dựng Quỹ HTND từ các nguồn, các cấp: nguồn ủng hộ, nguồn Trung ương ủy thác, nguồn ngân sách địa phương cấp, nguồn bổ sung từ hoạt động. Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước.

Chỉ tiêu phản ánh từng nguồn vận động được. Đây là chỉ tiêu so sánh tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) của từng nguồn vận động được so với tổng tiền vận động được trong năm và giữa các năm.

Trong đề tài này sử dụng chỉ tiêu lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn, tốc độ phát triển…

+ Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn được tính theo công thức sau: δi = Yi-Y i-1 và i = 1, 2, 3, …, n

Trong đó: δilà lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn; Y i-1 là số tiền của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai quản lý theo nguồn i năm trước; Yi là số tiền của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai quản lý theo nguồn i năm sau; n là số năm.

Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý Quỹ HTND giai đoạn 2016 - 2018, do đó sử dụng chỉ tiêu lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn để tính số tiền của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai quản lý theo nguồn: nguồn ủng hộ, nguồn Trung ương ủy thác, nguồn ngân sách địa phương cấp, nguồn bổ sung từ hoạt động trong 3 năm 2016, 2017, 2018.

+ Tốc độ phát triển bình quân  t

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính:  t n

2 3 4 n

hoặc: n4 n n4 n 1 y t= T = y Trong đó:

t2, t3, t4, ... tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n. yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n

y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu

2.3.2. Quản lý việc cho vay vốn

Sử dụng chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay từ Quỹ HTND ở các cấp. Cụ thể chỉ tiêu phản ánh dư nợ vay từ Quỹ HTND ở các cấp qua các năm 2016, 2017, 2018. Lấy kết quả thực hiện năm 2017 so với năm 2016, năm 2018 so với năm 2017, giữa số tiền cho vay so với tổng nguồn vốn Quỹ HTND đang có để từ đó có cái nhìn tổng thể về kết quả thu nợ của năm 2016 - 2018, nợ đã thu, dư nợ cho vay, tỷ lệ thu hồi vốn.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước, giữa số tiền cho vay so với tổng nguồn vốn Quỹ HTND đang có.

2.3.3. Quản lý việc thu hồi nguồn vốn

Sử dụng chỉ tiêu phản ánh tình hình thu nợ gốc của Quỹ HTND khi tới hạn. Cụ thể chỉ tiêu phản ánh việc thu hồi nguồn vốn Quỹ HTND khi tới hạn của năm 2016, 207, 2018. Đề tài lấy kết quả thu nợ gốc năm 2017 so với năm 2016, năm 2018 so với năm 2017 để từ đó phân tích chiều hướng tăng giảm của các nguồn.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước.

2.3.4. Các chỉ tiêu cụ thể

- Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả nguồn vốn:

+ Căn cứ trên kết quả vận động nguồn vốn, cho vay và thu hồi qua các năm 2016, 2017, 2018 để đánh giá hiệu quả nguồn vốn.

+ Việc cho vay đúng đối tượng, người vay sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy được hiệu quả đồng vốn, giúp các hộ tham gia dự án mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập được thể hiện qua việc so sánh số liệu qua các năm 2016 và 2018 với số dự án số hộ vay và số tiền được vay.

- Chỉ tiêu hiệu quả về kinh tế - xã hội do thực hiện các dự án Quỹ: + Hiệu quả về kinh tế: nâng mức thu nhập của hộ gia đình, tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

+ Hiệu quả về xã hội: giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn, nâng cao đời sống cho các hộ tham gia dự án.

Ý nghĩa: Đánh giá được hiệu quả về kinh tế - xã hội do thực hiện các dự án Quỹ.

- Chỉ tiêu Thu hồi gốc và phí: chỉ tiêu phản ánh việc thu hồi gốc và phí từ Quỹ HTND ở các cấp qua các năm 2016, 2017, 2018. Lấy kết quả thu hồi gốc và phí năm 2017 so với năm 2016, năm 2018 so với năm 2017, giữa số tiền thu hồi gốc và phí so với tổng nguồn vốn Quỹ HTND đang có

Ý nghĩa: Có đó có cái nhìn tổng thể về kết quả thu hồi gốc và phí của năm 2016 - 2018.

- Chỉ tiêu vị thế và vai trò của Hội Nông dân:

+ Trong phát triển kinh tế của địa phương, việc triển khai các mô hình, dự án đã góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống của nông dân.

+ Trong tổ chức Hội: thu hút, tập hợp nông dân vào Hội, nâng cao chất lượng hoạt động chi, tổ Hội góp phần xây dựng Hội vững mạnh.

Ý nghĩa: Khẳng định được vai trò, vị thế và làm trung tâm nòng cốt trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Chương 3

TRỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TẠI TỈNH LÀO CAI

3.1. Khái quát chung về tỉnh Lào Cai

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LÀO CAI

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai

(Nguồn: Cổng thôn tin điện tử tỉnh Lào Cai

https://www.laocai.gov.vn/ubnd-laocai/4/469/38156/169124/Gioi-thieu-ve- tinh-Lao-Cai-/Ban-do-hanh-chinh-tinh-Lao-Cai.aspx)

Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới nằm ở phái Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 6.383,89 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đồng giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Lào Cai có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

Lào Cai có vị trí địa lý quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; là đầu mối trung chuyển hàng hóa, hành khách đến các tỉnh trong nước và các địa phương của tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh của tỉnh, của Quân khu II. Đây là ưu thế để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Lào Cai.

3.1.1.2. Địa hình

Lào Cai có địa hình núi cao xen kẽ với đồi núi thấp. Các huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm từ Đông - Bắc sang Tây - Nam, gồm nhiều dẫy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống. Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh. Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m đến 3.143 m so với mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng với nhiều vùng sinh thái khác nhau.

3.1.1.3. Khí hậu

Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đối rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, đặc biệt là nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, thảo quả....

Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22-240C; cao nhất 360C, thấp nhất100C (có nơi dưới 00C như ở Sa Pa); độ ẩm trung bình năm trên 80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75%. Thường có sự chênh lệch giữa các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; lượng mưa trung bình năm trên 1.700 mm, năm cao nhất ở Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở thành phố Lào Cai 1.320 mm. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi mật độ rất dày.

Trong các đợt rét đậm thường xuất hiện sương muối, ở những vùng có độ cao trên 1.000 m (Sa Pa, Bát Xát) nhiều năm có tuyết rơi.

3.1.1.4. Sông ngòi

Lào Cai có 107 sông suối chạy qua tỉnh, với 3 hệ thống sông chính là sông Hồng (có chiều dài chạy qua địa phận Lào Cai 120 km), sông Chảy (có chiều dài chạy qua tỉnh là 124 km), sông Ngòi Nhù (có chiều dài chạy qua tỉnh là 68 km).

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất

Bảng 3.1. Tình hình phân bố sử dụng đất đai tỉnh Lào Cai

Chỉ tiêu 2016 2018 Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DT ĐẤT 636.403,20 100.00 636.403 100,00 1. Đất nông, lâm nghiệp 486.710,26 76,48 492.323 77,36

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 135.419,84 21,28 133.412 20,96 Trong đó:

109.114,02 17,15 107.052 16,82 - Đất trồng cây hàng năm

- Đất trồng cây lâu năm 26.305,82 4,13 26.359 4,14 1.2. Đất lâm nghiệp có rừng 348.705,39 54,79 356.330 55,99

1.3. Đất nông nghiệp khác 42,32 0,01 58 0,01

2. Đất phi nông nghiệp 32.678,12 45,14 33.995 5,33

- Đất chuyên dùng 18.324,53 2,88 19.482 3,07

- Đất ở 5.012,50 0,79 5.205 0,81

3. Đất chưa sử dụng 117.014,82 18,38 110.085 17,31

(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2016-2018)

nghiệp của tỉnh chiếm tỉ lệ cao nhất, năm 2018 đất nông lâm nghiệp là 492.323 ha chiếm 77,36% tổng diện tích tự nhiên, nhưng chủ yếu là đất lâm nghiệp có rừng là 356.330 ha chiếm 55,99%, trong khi đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 133.412 ha chiếm 20,96%. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng, năm 2016 là 32.678,12 ha chiếm 5,14%, đến năm 2018 là 33.995 ha chiếm 5,33%, trong đó tăng nhanh là đất chuyên dùng lên 3,07% chủ yếu là phục vụ cho các công trình đường giao thông, công trình thuỷ lợi và các công trình công cộng khác.

* Tài nguyên đất: Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 6.383,89 km2, độ phì nhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh lào cai (Trang 32)