Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh lào cai (Trang 39 - 43)

5. Kết cấu của luận văn

3.1. Khái quát chung về tỉnh Lào Cai

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LÀO CAI

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai

(Nguồn: Cổng thôn tin điện tử tỉnh Lào Cai

https://www.laocai.gov.vn/ubnd-laocai/4/469/38156/169124/Gioi-thieu-ve- tinh-Lao-Cai-/Ban-do-hanh-chinh-tinh-Lao-Cai.aspx)

Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới nằm ở phái Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 6.383,89 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đồng giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Lào Cai có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Lào Cai có vị trí địa lý quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; là đầu mối trung chuyển hàng hóa, hành khách đến các tỉnh trong nước và các địa phương của tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, có vị trí trọng yếu về quốc phịng, an ninh của tỉnh, của Quân khu II. Đây là ưu thế để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Lào Cai.

3.1.1.2. Địa hình

Lào Cai có địa hình núi cao xen kẽ với đồi núi thấp. Các huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm từ Đông - Bắc sang Tây - Nam, gồm nhiều dẫy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống. Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh. Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m đến 3.143 m so với mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một mơi trường thiên nhiên rất đa dạng với nhiều vùng sinh thái khác nhau.

3.1.1.3. Khí hậu

Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đối rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, đặc biệt là nhiều loại cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, thảo quả....

Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22-240C; cao nhất 360C, thấp nhất100C (có nơi dưới 00C như ở Sa Pa); độ ẩm trung bình năm trên 80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75%. Thường có sự chênh lệch giữa các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; lượng mưa trung bình năm trên 1.700 mm, năm cao nhất ở Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở thành phố Lào Cai 1.320 mm. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên tồn tỉnh, có nơi mật độ rất dày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Trong các đợt rét đậm thường xuất hiện sương muối, ở những vùng có độ cao trên 1.000 m (Sa Pa, Bát Xát) nhiều năm có tuyết rơi.

3.1.1.4. Sơng ngịi

Lào Cai có 107 sơng suối chạy qua tỉnh, với 3 hệ thống sơng chính là sơng Hồng (có chiều dài chạy qua địa phận Lào Cai 120 km), sơng Chảy (có chiều dài chạy qua tỉnh là 124 km), sơng Ngịi Nhù (có chiều dài chạy qua tỉnh là 68 km).

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất

Bảng 3.1. Tình hình phân bố sử dụng đất đai tỉnh Lào Cai

Chỉ tiêu 2016 2018 Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DT ĐẤT 636.403,20 100.00 636.403 100,00 1. Đất nông, lâm nghiệp 486.710,26 76,48 492.323 77,36

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 135.419,84 21,28 133.412 20,96 Trong đó:

109.114,02 17,15 107.052 16,82 - Đất trồng cây hàng năm

- Đất trồng cây lâu năm 26.305,82 4,13 26.359 4,14 1.2. Đất lâm nghiệp có rừng 348.705,39 54,79 356.330 55,99

1.3. Đất nông nghiệp khác 42,32 0,01 58 0,01

2. Đất phi nông nghiệp 32.678,12 45,14 33.995 5,33

- Đất chuyên dùng 18.324,53 2,88 19.482 3,07

- Đất ở 5.012,50 0,79 5.205 0,81

3. Đất chưa sử dụng 117.014,82 18,38 110.085 17,31

(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2016-2018)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nghiệp của tỉnh chiếm tỉ lệ cao nhất, năm 2018 đất nông lâm nghiệp là 492.323 ha chiếm 77,36% tổng diện tích tự nhiên, nhưng chủ yếu là đất lâm nghiệp có rừng là 356.330 ha chiếm 55,99%, trong khi đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là 133.412 ha chiếm 20,96%. Diện tích đất phi nơng nghiệp tăng, năm 2016 là 32.678,12 ha chiếm 5,14%, đến năm 2018 là 33.995 ha chiếm 5,33%, trong đó tăng nhanh là đất chuyên dùng lên 3,07% chủ yếu là phục vụ cho các cơng trình đường giao thơng, cơng trình thuỷ lợi và các cơng trình cơng cộng khác.

* Tài ngun đất: Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 6.383,89 km2, độ phì nhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó: đất sản xuất nơng nghiệp có 133.412 ha, đất lâm nghiệp 356.330 ha, đất chuyên dùng 19.482 ha, đất ở 5.205 ha, nhiều nơi tầng đất dầy, đất đồi núi có lượng mùn cao thuận tiện cho sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng. Cùng với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật ni, đất đai trong tỉnh cịn khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông - lâm nghiệp.

b. Tài nguyên nước

Lào Cai có hệ thống sơng suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng (120 km chiều dài chảy qua tỉnh) và sơng Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) có chiều dài đoạn chảy qua tỉnh là 124 km. Ngồi hai con sơng lớn, trên địa bàn tỉnh cịn có hàng nghìn sơng, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sơng, suối dài từ 10 km trở lên). Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các cơng trình thuỷ điện vừa và nhỏ.

c. Tài nguyên rừng

Là một tỉnh miền núi, Lào Cai có nguồn tài nguyên rừng rất đa dạng với 358.747,69 ha đất lâm nghiệp, chiếm 56,2% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Với diện tích 356.330 ha rừng, trong đó có 249.434 ha rừng tự nhiên, chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 70% và 147.921 ha rừng trồng, chiếm 41,6%.

Là rừng núi cao rất đa dạng về địa hình, địa chất và dạng sinh cảnh. Rừng Lào Cai có hệ động thực vật rừng rất phong phú cả về số lượng lồi và tính điển hình của thực vật, là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng, ngoài khả năng cung cấp gỗ và các loại lâm sản, đây còn là một trong những trung tâm bảo tồn gen động, thực vật quý hiếm của các tỉnh vùng Đơng Bắc Việt Nam.

d. Tài ngun khống sản

Hình 3.2. Nhà máy tuyển đồng Sin Quyền

(Nguồn:trang thông tin điện tử Đồng Sin Quyền https://dongsinquyen.vn/)

Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ, tập trung chủ yếu ở Cam Đường - thành phố Lào Cai, Bát Xát, Văn Bàn, Sa Pa… một số mỏ khống sản có trữ lượng, chất lượng thuộc loại quy mô lớn như: mỏ Apatit với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ơ Q Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn.

Với nguồn tài ngun khống sản phong phú và đa dạng đã trở thành lợi thế giúp ngành công nghiệp khai thác và chế biến khống sản trở thành ngành cơng nghiệp mũi nhọn của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh lào cai (Trang 39 - 43)