Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh lào cai (Trang 43 - 48)

5. Kết cấu của luận văn

3.1. Khái quát chung về tỉnh Lào Cai

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động tỉnh Lào Cai

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động tỉnh Lào Cai

Chỉ tiêu 2016 2018 Tốc độ phát triển BQ (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) I. Tổng số nhân khẩu 684.295 100 705.628 100 101,61 1. Theo giới tính - Nam 345.748 50,53 356.437 50,51 101,54 - Nữ 338.547 49,47 349.191 49,49 101,69 2. Theo khu vực - Thành thị 157.019 22,95 163.524 23,17 103,00 -Nông thôn 527.276 77,05 542.104 76,83 101,20 II. Tổng số lao động 432.751 100 439.045 100 101,46 1. Theo giới tính - Nam 223.614 51,67 227.196 51,75 101,61 - Nữ 209.137 48,33 211.850 48,25 101,30 2. Theo khu vực - Thành thị 87.544 20,23 87.901 20,02 100,41 - Nông thôn 345.207 79,77 351.144 79,98 101,72

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2018)

Qua bảng 3.2 ta thấy: Tốc độ phát triển bình quân về tổng số nhân khẩu giai đoạn 2016- 2018 đạt 101,61%. Nếu xét về giới tính thì cơ cấu giới tính trong dân số của tỉnh khá cân đối, năm 2016 dân số nam chiếm 50,53%, dân số nữ chiếm 49,47%. Năm 2018 dân số khu vực thành thị là 23,17%, dân số khu vực nông thôn chiếm 76,83%. Xét về lao động thì lao động nam có tỉ lệ cao hơn lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn động nữ, năm 2018 lao động nam chiếm 51,75%, lao động nữ 48,25%, điều này cũng khẳng định là một bộ phận khá lớn dân số nữ ngoài độ tuổi lao động.

Tổng số lao động toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2018 tăng bình quân 101,46%. Sự khác biệt về lao động còn thể hiện ở thành thị và nông thôn, năm 2018 lao động thành thị là 20,02%, trong khi đó lao động nơng thơn là chủ yếu chiếm 79,98%. Đây là một khó khăn lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh

Trong những năm qua, tình hình kinh tế, xã hội của Lào Cai đã có chuyển biến tích cực, nền kinh tế phát triển ổn định trên tất cả các lĩnh vực, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, đồng hành của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục kế thừa, phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, nên việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch phát kinh tế - xã hội cơ bản được thực hiện và phát triển theo đúng kế hoạch.

- Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Mức tăng trưởng GRDP đạt 10,23%, đứng thứ 3 so với 14 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và cao hơn mức bình qn của cả nước. Trong đó, Nơng lâm thủy sản tăng 5%; Cơng nghiệp - Xây dựng tăng 14,74% (riêng công nghiệp tăng 17,1%); Dịch vụ tăng 7,52%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng Nông lâm thủy sản 13,07%; Công nghiệp - Xây dựng 44,29%; Dịch vụ 42,64%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 43,7 triệu đồng/người năm 2015 lên 61,84 triệu đồng/người năm 2018.

- Sản xuất nông nghiệp:

Sản xuất nơng nghiệp phát triển khá, phát huy có hiệu quả những lợi thế về đất đai, khí hậu, duy trì các vùng sản xuất có hiệu quả; cơ cấu kinh tế nội ngành tiếp tục có sự chuyển biến tốt… Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6.530 tỷ đồng, tăng 6,01% so với năm 2017; giá trị sản phẩm/01 ha đất canh tác tăng mạnh, đạt 69 triệu đồng, tăng 17% so với 2017, tổng sản lượng lương thực ước đạt 319.947 tấn, tăng 4,9% so với năm 2017. Tổng đàn gia súc đạt 672.166 con. Các chỉ tiêu trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng trưởng ổn định; cơng tác kiểm sốt khai thác, chế biến, vận chuyển lâm sản được tăng cường.

Chương trình xây dựng NTM được triển khai tích cực, có 9 xã đạt chuẩn NTM, (gồm các xã: Làng Giàng, Tân An, huyện Văn Bàn; Mường Hum, Bản Xèo, huyện Bát Xát; Bản Mế, Cán Cấu, huyện Si Ma Cai; Phong Niên, huyện Bảo Thắng; Tả Phìn, huyện Sa Pa; Thanh Bình, huyện Mường Khương). Hết năm 2018 tổng số xã đạt chuẩn NTM của tỉnh là 44/143 xã, đạt 30,8%. Một số kết quả nổi bật khác là: Làm đường giao thông nông thôn được 816,35 km đạt 103,04% KH, tăng 55 km so năm 2017, vận động quyên góp xây dựng NTM được 13,8 tỷ đồng, 340.000 m2 đất, 266.000 công lao động.

- Khu vực công nghiệp:

Giá trị sản xuất công nhiệp năm 2018 đạt 29.000 tỷ đồng, tăng 16,7% so năm 2017, một số sản phẩm công nghiệp tiêu thụ tốt, giá bán tăng; nhiều dự án công nghiệp lớn tiếp tục được quan tâm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh triển khai thực hiện và đưa vào hoạt động. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp được quan tâm, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 2.320 tỷ đồng, tăng 12% so với 2017 với các lĩnh vực chủ yếu như chế biến nông sản, lâm sản, khai thác cát đá sỏi,….

Để đạt được những thành tựu trên, các cấp các ngành trong tỉnh đã tích cực thực hiện các giải pháp đề ra trong Kế hoạch thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh. Trong đó tập trung thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 14- NQ/TU, ngày 01/01/2018 của Tỉnh ủy và thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, đặc biệt cải thiện chính sách đầu tư thu hút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn doanh nghiệp. Nhờ vậy, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Caiphát triển tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, trong thời gian tới do tình hình khó khăn, thách thức chung của cả nước như kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc; lãi suất giảm nhưng việc tiếp cận vay vốn cịn hạn chế; thị trường và sức mua có chuyển biến nhưng cịn chậm. Ngồi những yếu tố mới tạo đột phá trong tăng trưởng thì tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên địa bàn tỉnh còn chậm. Cho nên, nhiệm vụ đặt ra cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018-2020, rất nặng nề với nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhau. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lào Cai với phương châm “Chủ động, sáng tạo, hiệu qủa - kỷ cương, kỷ luật hành chính” quyết tâm phát huy nội lực, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2018.

3.1.2.3. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng a- Về giao thông

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động gắn với việc phát động phong trào thi đua làm đường giao thông nên đã làm thay đổi nhận thức và hành động của người dân trong phong trào thi đua làm đường giao thông nông thôn, tạo ra mạng lưới giao thông rộng khắp, nối liền các vùng trong tỉnh, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt qua các buổi tuyên truyền, người dân đã tự nguyện di chuyển cơng trình, hoa màu, hiến đất để giải phóng mặt bằng, đóng góp tiền mặt, cát sỏi, xi măng, ngày cơng lao động… để thi công các tuyến đường.

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Lào Cai đã thực hiện được 1.800,05 km, trong đó: Bê tơng xi măng 1.034,94 km; cấp phối 533,43 km; Mở mới 231,68 km. Lũy kế, toàn tỉnh triển khai thực hiện được 4.363,06 km đường giao thơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nơng thơn, trong đó bê tơng xi măng là 2.575,88 km; rải cấp phối 1.001,83 km; mở mới 785,35 km.

b- Điện nước sinh hoạt, viễn thông

Hệ thống điện nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua luôn được quan tâm đầu tư, thường xun rà sốt, duy tu bảo dưỡng các cơng trình điện nơng thơn đảm bảo đạt tiêu chí điện nơng thơn trong xây dựng nơng thôn mới. Đến nay 141/143 xã khu vực nơng thơn đạt tiêu chí hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, 85/143 xã khu vực nơng thơn đạt tiêu chí, trên 95% số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.

Tỉnh đã quan tâm tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp và sửa chữa 109 cơng trình thủy lợi, gồm hệ thống kênh mương, đập thủy lợi, hồ chứa... Hệ thống cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đến nay cơ bản đáp ứng và đảm bảo chủ động tưới cho 98% diện tích đất trồng lúa. Năm 2018, tồn tỉnh tiếp tục đầu tư nâng cấp, xây dựng mới 34 cơng trình thủy lợi, phục vụ tưới cho hơn 800 ha. Công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng và bảo vệ cơng trình cấp nước sinh hoạt nơng thơn được tăng cường kiểm tra, rà sốt và kịp thời duy tu, sửa chữa.

Mạng lưới dịch vụ bưu chính, viễn thơng phát triển, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân và công tác quản lý của các cơ quan, đơn vị. Đến nay, tồn tỉnh có 123/143 xã có điểm phục vụ bưu chính; 107/143 xã có dịch vụ viễn thơng và Internet; 125/143 xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thơn; 116/143 xã có ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong công tác quản lý, điều hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh lào cai (Trang 43 - 48)