Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động quản lý của Quỹ HTND tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh lào cai (Trang 86)

5. Kết cấu của luận văn

3.4. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động quản lý của Quỹ HTND tỉnh Lào Ca

Lào Cai

3.4.1. Những kết quả đạt được

* Về quản lý tăng trưởng nguồn vốn Quỹ:

Góp phần nâng cao nhận thức trong tồn hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về tính chất, mục đích của Quỹ HTND trong tỉnh, Quỹ HTND các cấp trong đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, trong cơng tác xây dựng, vận động tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND; Hội Nông dân các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã, tích cực chủ động tham mưu tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, đề xuất UBND các cấp trích Ngân sách bổ sung cho Quỹ HTND.

Tiếp tục phát huy những thành tựu đã có, đẩy mạnh và tạo bước phát triển mới trong công tác xây dựng, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ HTND tỉnh Lào Cai, vận dụng linh hoạt các hình thức tạo vốn từ các tổ chức, cá nhân để tăng nguồn vốn, phát triển kinh tế hàng hố trong xu thế mới. Các cấp Hội Nơng dân trong tỉnh Lào Cai đã có kế hoạch cụ thể, chi tiết để vận động tăng trưởng nguồn vốn, hồn thành chỉ tiêu tăng trưởng được giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn án, đề xuất phương án trình đề nghị tăng nguồn từ Quỹ HTND Trung ương và Ngân sách địa phương. Từ khi kiện toàn Ban điều hành Quỹ HTND vào năm 2017, cùng với việc tích cực, chủ động triển khai và áp dụng cơ chế quản lý mới, nguồn xây dựng quỹ tăng lên nhanh chóng, từ chỗ duy trì trên 2 tỷ/năm trong nhiều năm đã lên tới trên 6 tỷ đồng vào năm 2018.

Hội Nông dân các cấp tỉnh Lào Cai quản lý các nguồn vận động, ủng hộ từ cán bộ, hội viên nông dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh... công khai, minh bạch từ chi hội tới Hội Nông dân xã, huyện và tỉnh.

* Về quản lý cho vay vốn:

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, căn cứ Điều lệ Quỹ HTND (2018), đã xác định các đối tượng được hỗ trợ vốn từ quỹ gồm: Hộ gia đình hội viên nơng dân tự nguyện tham gia dự án Nhóm hộ vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Nông dân các cấp; Tổ hợp tác của hội viên nông dân, Hợp tác xã nơng nghiệp có ký Hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp tác với Hội Nông dân về việc hỗ trợ nông dân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập.Với lĩnh vực ngành nghề cho vay: Sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Ban điều hành Quỹ HTND các cấp đã xây dựng được kế hoạch phân bổ nguồn vốn Quỹ HTND khoa học, hợp lý dựa trên nhiều yếu tố. Do đó nguồn vốn cho vay được quay vòng liên tục, tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn xây dựng cao giúp phát huy gần như tối đa hiệu quả nguồn vốn.

Các dự án vay vốn Quỹ HTND tỉnh Lào Cai đều được thực hiện cho vay đúng quy trình, đúng quy định, đúng thẩm quyền từ xây dựng dự án, thẩm định, phê duyệt, giải ngân. Vì vậy, khơng xảy ra tình trạng cho vay sai đối tượng, người vay sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, xẩy ra tình trạng khiếu kiện... Điểm nổi bật tại Lào Cai, việc quản lý cho vay khơng chỉ dừng lại ở việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn giải ngân, việc thu hồi vốn và luân chuyển vốn theo đúng quy định, nâng cao chất lượng việc lựa chọn mơ hình xây dựng dự án vay vốn. Quỹ HTND còn quản lý việc phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức các hoạt động tập huấn, dạy nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để phát huy hiệu quả nguồn vốn, xây dựng thành cơng các mơ hình phát triển kinh tế; tập trung hỗ trợ vốn cho các chi, tổ Hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã đã thành lập hoạt động có hiệu quả, ưu tiên các tổ hợp tác, tổ hội nghề nghiệp, dự án có ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an tồn thực phẩm và mơi trường.

* Về quản lý thu hồi nguồn vốn cho vay:

Nguồn vốn Quỹ HTND ở các cấp đã giúp nhiều hộ vay vốn có việc làm tích cực phát triển sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mơ hình phát triển kinh tế; các hộ tham gia dự án biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để tạo ra các loại nơng sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao, từng bước mở rộng quy mơ sản xuất, sản xuất hàng hóa và phát triển ngành nghề, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới nhất là việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, nguồn Quỹ HTND toàn tỉnh cịn thấp, trong khi đó cầu vay vốn của hội viên nơng dân rất lớn và việc quản lý thu hồi vốn chưa được khoa học. Công tác kiểm tra chưa được thường xuyên, nên dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao.

* Cơng tác quản lý tài chính

Cơng tác quản lý tài chính được thực hiện theo Thơng tư số 69 của Bộ Tài chính, Hướng dẫn của Trung ương Hội và Quyết định số 19 - QĐ/HNDT ngày 21/4/2014 của Ban Thường vụ tỉnh Hội về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nơng dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn và pháp luật hiện hành, mở tài khoản tại Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh tỉnh Lào Cai để thuận tiện cho việc giải ngân, thu hồi vốn.

Hàng năm, Quỹ HTND xây dựng kế hoạch thu - chi, kế hoạch thu hồi vốn, phân phối chênh lệch thu chi, các khoản chi phí quản lý Quỹ HTND được thực hiện thống nhất theo quy định của Thông tư số 69 của Bộ Tài chính và Quy định của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh bao gồm chi phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ Hội tham gia chỉ đạo, quản lý, điều hành Quỹ HTND, chi tập huấn, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát; trích lập các Quỹ dự phịng rủi ro… chênh lệch thu, chi được trích lập Quỹ đầu tư, Quỹ khen thưởng, phúc lợi và bổ sung nguồn vốn.

Tuy nhiên hiện nay, cơng tác tài chính Quỹ ở một cơ sở chưa theo đúng quy định: các khoản chi chưa đảm bảo, thiếu chứng từ, danh sách ký nhận; công tác lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và hồ sơ vay vốn chưa đúng quy định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Trung ương Hội.

* Với những thành công bước đầu trong quản lý, Quỹ HTND tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực trên các mặt:

Đóng góp về xã hội:

- Quỹ HTND trở thành một phần nguồn lực thiết thực giúp nông dân, nhất là những hộ có ý chí quyết tâm làm giàu nhưng thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Các dự án vay vốn Quỹ hỗ trợ nơng dân trong tồn tỉnh đều phát huy tốt hiệu quả của nguồn vốn, tạo động lực phát triển và nhân rộng các mơ hình kinh tế có hiệu quả cao, nhất là xây dựng các Tổ hội nghề nghiệp, mơ hình Tổ hợp tác trong sản xuất, kinh doanh… phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chương trình xây dựng nơng thơn mới của địa phương, được cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

- Nguồn vốn Quỹ HTND phát triển đã tạo ra một kênh vốn mới, góp phần giải quyết nhanh chóng một phần nhu cầu vốn của nơng dân chưa có điều kiện vay vốn ở các tổ chức tín dụng khác, qua đó hạn chế tình trạng vay nóng, lãi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn cao trên địa bàn nông thôn, giúp nông dân mở rộng, nâng cao quy mơ sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề, tạo việc làm, thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, bước đầu tạo ra các nơng sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nơng thơn; đồng thời giúp cho các thành viên có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, nhiều hộ vay thay đổi nhận thức, tư duy, biết tính tốn làm ăn có hiệu quả; nhất là việc cho vay đã hình thành nên các tổ, nhóm nơng dân hợp tác, liên kết sản xuất, từ đó thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã. Hàng năm giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở nơng thơn.

Đóng góp về kinh tế:

- Quỹ HTND trở thành một phần nguồn lực thiết thực giúp nơng dân, nhất là những hộ có ý chí quyết tâm làm giàu nhưng thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đầu tư, đổi mới sản xuất.

- Góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao quy mơ sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề.

- Góp phần tạo vùng sản xuất hàng hố nơng sản, sản xuất theo chuỗi giá trị.

- Xây dựng thành cơng và nhân rộng nhiều mơ hình phát triển kinh tế nông nghiệp khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng,tạo ra các loại nơng sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Đóng góp xây dựng tổ chức Hội Nơng dân:

- Kết quả hoạt động Quỹ HTND góp phần khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế của Hội trong hệ thống chính trị, trong các phong trào nơng dân tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thơn mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X) về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận số 61 - KL/TW, ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 673/QĐ- TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Trong quá trình xây dựng, quản lý Quỹ HTND, Hội Nơng dân các cấp trong tỉnh đã thể hiện được năng lực của đội ngũ cán bộ Hội, việc quản lý tài chính Quỹ HTND được cán bộ Hội đảm nhiệm tốt, nguồn vốn được bảo toàn, cơng tác thu hồi nợ đến hạn và phí vay thực hiện theo đúng quy định. Việc quản lý điều hành Quỹ HTND giúp các cấp Hội tập hợp, thu hút được nông dân vào Hội, hoạt động của Hội ngày càng thực chất, đáp ứng được quyền và lợi ích của hội viên nơng dân.

Từ đó, khẳng định được vai trị, vị thế và làm trung tâm nòng cốt trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, làm cho hoạt động Hội và phong trào nông dân có nội dung phong phú hơn, có lợi ích cụ thể, thu hút được đông đảo hội viên tham gia sinh hoạt, chất lượng hoạt động được nâng lên. Hội Nông dân các cấp được tiếp thêm nguồn lực đáng kể, nội dung hoạt động đi vào thực chất, đem lại lợi ích thiết thực cho nơng dân, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ công tác Hội và phong trào nông dân tham gia phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững.

3.4.2. Những hạn chế

- Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh, huyện quan tâm, hỗ trợ phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, tuy nhiên chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của hội viên nơng dân, nhiều dự án có tính khả thi cao nhưng chưa có nguồn vốn hỗ trợ.

- Chưa có cơ chế tạm ứng nguồn vốn từ ngân sách địa phương bổ sung vốn điều lệ hằng năm để Ban điều hành chủ động lập kế hoạch, xác định đầu tư cho vay; nguồn ủy thác của Quỹ HTND TW còn hạn chế; nguồn xã hội hóa tự vận động cịn rất khó khăn.

- Cơng tác tuyên truyền về mục đích ý nghĩa hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nơng dân có lúc, có nơi còn hạn chế, chưa làm cho các ngành, hội viên, nơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn dân, các tổ chức, cá nhân hiểu rõ. Một số đơn vị, cơ sở cịn hạn chế trong cơng tác tham mưu, đề xuất nên chưa nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ xây dựng Quỹ.

- Sự phối hợp, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản giúp nơng dân hầu như các cấp Hội cịn yếu, nhất là khâu liên kết 4 nhà; Chưa làm tốt khâu dịch vụ cho nông dân.

- Tổ chức hoạt động và bộ máy cán bộ quản lý điều hành Quỹ theo đặc thù trong hệ thống Hội. Công tác cán bộ phụ thuộc cấp ủy cùng cấp, cán bộ địa phương thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý Quỹ.

- Việc rà sốt chưa kỹ, bình xét hộ vay chưa được chặt chẽ nên hộ vay chây ỳ khó thu hồi vốn, trong các cuộc kiểm tra chưa lập biên bản kiểm tra và lưu giữ theo quy định.

- Báo cáo hàng năm cần bổ sung thêm báo cáo chi tiết dư nợ vốn vay trong đó phải phản ánh đầy đủ, chính xác các thơng tin cơ bản của một báo cáo về tình hình cho vay đến từng hộ/dự án.

- Các bảng biểu chính thức của báo cáo tài chính thiếu ghi mẫu số và thiếu thành phần tham gia như: Người lập biểu, kế toán trưởng, hoặc Trưởng Ban điều hành Quỹ.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Chưa có sự chỉ đạo hệ thống, đồng bộ liên tục của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Cơ chế tạm ứng nguồn vốn từ ngân sách huyện chỉ theo từng năm nên việc xây dựng phương án sản xuất đối với các hộ nơng dân gặp nhiều khó khăn.

Cơng tác tổ chức cán bộ từ cấp huyện tới cơ sở có nhiều biến động dẫn tới tình trạng một số cán bộ Hội nhận thức chưa sâu sắc về Kết luận 61 và Quyết định 673, chưa nắm vững các chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nhu cầu nguyện vọng của hội viên, nông dân do vậy cịn hạn chế trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân.

Do là tỉnh miền núi, biên giới, nhiều dân tộc, điều kiện cơ sở hạ tầng các xã vùng cao cịn khó khăn, phong tục tập qn lạc hậu, sản xuất cịn nhỏ lẻ, manh mún, khơng đồng đều giữa các vùng, sản phẩm tiêu thụ cịn khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Nguồn Quỹ ở cơ sở đạt thấp. Nguồn vốn hiện vẫn chủ yếu là xin cấp từ nguồn ngân sách địa phương và sự đóng góp của cán bộ, hội viên nơng dân. Cấp huyện chưa được Ngân sách địa phương cấp bổ sung cho Quỹ HTND.

Bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động của Quỹ HTND vẫn còn chưa chặt chẽ.Ban điều hành quỹ các cấp chưa chủ động trong phối hợp với sở, ban ngành và các cơ quan doanh nghiệp khác. Sự phối hợp chưa thực sự hiệu quả, đôi chỗ mới dừng lại ở hình thức.

Chưa có hướng dẫn cụ thể về hệ thống mẫu biểu, việc triển khai tập huấn mới chỉ trú trọng đến nghiệp vụ quản lý tài chính Quỹ.

Việc thẩm định, giải ngân dự án xuất phát từ nhu cầu thực tế của các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh lào cai (Trang 86)