Phương pháp thu thập dữ liệu, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng kiểm toán thu ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế trong kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII (Trang 44)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, số liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Luận văn này sẽ sử dụng chủ yếu nguồn dữ liệu chủ yếu của các Báo cáo kiểm toán NSĐP năm 2018 (cho niên độ ngân sách năm 2017) và năm 2019 (cho niên độ ngân sách năm 2018) của các tỉnh đã phát hành của Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII liên quan đến lĩnh vực quản lý thu NSNN tại Cơ quan Thuế để làm căn cứ đánh giá thực trạng Kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế của Kiểm toán Nhà nước khu vực VII.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Tác giả tiến hành điều tra 02 nhóm đối tượng: Là đối tượng được kiểm toán (Cơ quan thuế địa phương và các doanh nghiệp được kiểm tra, đối chiếu việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN) và Kiểm toán viên.

- Đối tượng được kiểm toán là các Cơ quan Thuế địa phương và các đơn vị được kiểm tra, đối chiếu việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN tại Cơ quan Thuế (các doanh nghiệp) trong 06 cuộc kiểm toán từ năm 2018 đến 2019 của Kiểm toán nhà nước khu vực VII để đánh giá về trình độ, năng lực

chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp kiểm toán…của các Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế gồm: Cơ quan Thuế các địa phương 33 đơn vị gồm: Cục thuế 06 tỉnh; Chi cục Thuế các tỉnh được kiểm toán: 27 Chi cục Thuế; Các đơn vị được kiểm tra đối chiếu việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN: 184 doanh nghiệp

* Cỡ mẫu điều tra

Do số lượng mẫu các Cơ quan Thuế địa phương và các đơn vị được kiểm tra, đối chiếu việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN tại Cơ quan Thuế khá lớn và phân tán trên địa bàn 06 tỉnh do đó tác giả tiến hành lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện như sau:

Áp dụng công thức chọn mẫu của Slovin:

Trong đó:

n là lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép (e=10%)

- Số lượng tổng thế N Cơ quan Thuế các địa phương: 33 đơn vị

Áp dụng công thức tác giả tính được số lượng mẫu cần lấy là: 25 mẫu - Số lượng tổng thể các đơn vị được kiểm tra, đối chiếu việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN: 184 doanh nghiệp

Áp dụng công thức tác giả tính được số lượng mẫu cần lấy là: 65 mẫu * Nội dung điều tra:

Tác giả thiết kế phiếu hỏi (theo Phụ lục 01) gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung đối tượng trả lời như họ tên, giới tính, tuổi, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, đơn vị công tác…

Phần 2: Thông tin khảo sát, các câu hỏi được thiết kế theo chủ đề nghiên cứu.

n =

N 1+N.e2

* Phương pháp điều tra: Điều tra bằng cách gửi các Phiếu hỏi qua hình thức Email (đầu mối tại các Cơ quan thuế địa phương)

- Thu thập các thông tin đánh giá của 15 Kiểm toán viên, lãnh đạo Kiểm toán nhà nước khu vực VII có kinh nghiệm trong công tác kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế đến việc thực hiện hoạt động Kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế của Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII để tác giả có đánh giá khách quan, chính xác nhất về thực trạng hoạt động kiểm toán NSNN tại Cơ quan Thuế (thông qua các phiếu phỏng vấn được tác giả đưa vào phần phụ lục) từ đó chỉ ra các tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện kiểm toán, cũng như có căn cứ đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế của KTNN Khu vực VII.

* Cỡ mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 15 (việc lựa chọn 15 mẫu điều tra hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế công tác kiểm toán; Tổng số kiểm toán viên tham gia hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước khu vực VII theo thời điểm khoảng trên dưới 50 kiểm toán viên gồm 03 mảng chủ đạo là thu ngân sách, chi thường xuyên và chi đầu tư. Đối với lĩnh vực thu NSNN tại Cơ quan Thuế tùy từng thời điểm nhưng đều khoảng dưới 20 kiểm toán viên thực hiện).

* Nội dung điều tra: Bằng việc phát phiếu điều tra khảo sát, lấy ý kiến về mức độ đánh giá của Kiểm toán viên, lãnh đạo Kiểm toán nhà nước khu vực VII đối với từng nội dung về công tác kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế các địa phương tại KTNN khu vực VII theo hệ thống bảng câu hỏi (Phụ

lục 02).

* Phương pháp điều tra: Điều tra bằng cách gửi các Phiếu điều tra trực tiếp đến các Kiểm toán viên, lãnh đạo Kiểm toán nhà nước khu vực VII. c. Nội dung đánh giá:

Thang đo của bảng hỏi được sử dụng là thang đo Likert 5 mức độ để

được cái nhìn khách quan về công tác kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế các địa phương tại KTNN khu vực VII.

Thang đo được xây dựng như sau:

1- Kém, 2- Yếu, 3 - Trung bình, 4 - Khá, 5 - Tốt Việc sử dụng thang đo có ý nghĩa:

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5-1)/5= 0,8

Theo đó nội dung đánh giá dựa trên thang đo Likert được thống kê theo bảng sau:

Mức Khoảng Lựa chọn Mức đánh giá

5 4,21 - 5,00 Tốt Tốt 4 3,40 - 4,20 Khá Khá 3 2,61 - 3,40 Trung bình Trung bình 2 1,81 - 2,60 Yếu Yếu 1 1,00 - 1,80 Kém Kém 2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu

Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu để có số liệu tổng quát phản ánh về tỉnh hình, kết quả thực hiện hoạt động kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm toán NSĐP của Kiểm toán nhà nước khu vực VII.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp phân tích số liệu trên cơ sở thông tin sơ cấp

Sử dụng phương pháp này, trên cơ sở kết quả nguồn thông tin sơ cấp thu thập được là đơn vị được kiểm toán (Cơ quan thuế địa phương và các doanh nghiệp được kiểm tra, đối chiếu việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN) và Kiểm toán viên là căn cứ cho tác giả sẽ đánh giá tổng thể công tác kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm toán NSĐP về những mặt đạt được, phân tích những tồn tại, hạn chế trong hoạt động kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán thu NSNN; Phân tích

những nguyên nhân cơ bản, chủ yếu dẫn đến những hạn chế, tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán NSNN tại Cơ quan Thuế của Kiểm toán nhà nước khu vực VII.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu trên cơ sở thông tin thứ cấp

Sử dụng phương pháp này, trên cơ sở nguồn thông tin thứ cấp thu thập tại các Báo cáo kiểm toán NSĐP của các tỉnh đã phát hành do Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII thực hiện liên quan đến lĩnh vực quản lý thu NSNN tại Cơ quan Thuế để làm căn cứ đánh giá thực trạng Kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế của Kiểm toán Nhà nước khu vực VII.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu định lượng

Để tiến hành thực hiện Luân văn này tác giả chủ yếu dùng các chỉ tiêu định lượng là kết quả xử lý tài chính (tăng thu nộp NSNN về thuế, giảm thuế GTGT còn được khấu trừ, tăng thu khác, xử lý tài chính khác...) và kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý quản lý thu NSNN trên một số chỉ tiêu có thể định lượng hoặc kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán có thể dẫn đến định lượng về số liệu tại Cơ quan Thuế của Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII để đánh giá thực trạng, đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế. Chỉ tiêu định lượng này gồm các nội dung chủ yếu dưới đây:

- Kết quả kiểm toán liên quan đến việc kiến nghị xử lý tài chính gồm: + Kết quả kiểm toán tăng thu nộp NSNN: Chủ yếu là các khoản kiến nghị tăng thu nộp NSNN về thuế GTGT, thuế TNDN, thuế Tài nguyên, phí Bảo vệ môi trường....phát hiện qua kết quả kiểm toán tổng hợp và kiểm tra, đối chiếu việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN của các đối tượng người nộp thuế tại Cơ quan Thuế.

+ Kết quả kiểm toán giảm khấu trừ về thuế: Là kiến nghị giảm thuế GTGT còn được khấu trừ của các đơn vị trên cơ sở các sai phạm về thuế GTGT đối với các đơn vị còn đang có số thuế GTGT còn được khấu trừ.

+ Kết quả kiểm toán tăng thu khác: Là kiến nghị tăng thu nộp NSNN các khoản thu khác như: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu tiền để bảo vệ phát triển đất trồng lúa, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản...thông qua các phát hiện kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán tại Cơ quan Thuế. + Kết quả kiểm toán xử lý tài chính khác: Gồm các kiến nghị chủ yếu liên quan đến các khoản như: Giảm phải thu NSNN về thuế, Giảm lỗ hoặc giảm số lỗ được chuyển các năm sau...thông qua các phát hiện kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán tại Cơ quan Thuế.

- Các kết quả kiểm toán liên quan đến kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý thu NSNN trên một số chỉ tiêu có thể định lượng hoặc kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán có thể dẫn đến định lượng về số liệu, tại Cơ quan Thuế gồm các kết quả kiểm toán kiến nghị rà soát hoặc xác định đơn giá thu tiền thuê đất, đơn giá thu tiền sử dụng đất hoặc trên cơ sở tờ khai thuế kiến nghị thực hiện công tác thanh, kiểm tra dẫn đến số thuế phải nộp thay đổi so với số đơn vị đã kê khai; Kiến nghị các cơ quan bộ, ngành trả lời các chính sách về Thuế dẫn đến thay đổi số thuế phải nộp...

2.3.2. Chỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định tính sử dụng trong nghiên cứu làm cơ sở khách quan để tác giả đưa ra được các nhận định, đánh giá thực trạng, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế của Kiểm toán Nhà nước khu vực VII được cụ thể hoá bằng những câu hỏi dùng để điều tra các lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước khu vực VII; Các kiểm toán viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế; Các đối tượng được kiểm toán là các Cơ quan Thuế địa phương; Các đơn vị được kiểm tra, đối chiếu việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN tại Cơ quan Thuế .

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN THU NSNN TẠI CƠ QUAN THUẾ TRONG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH

ĐỊA PHƯƠNG TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC VII 3.1. Khái quát về kiểm toán nhà nước khu vực VII

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển KTNN khu vực VII

KTNN Khu vực VII được thành lập trên cơ sở Nghị Quyết số 1123/NQ-UBTVQH11 ngày 28/05/2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập thêm 4 đơn vị kiểm toán Nhà nước khu vực trực thuộc Kiểm toán Nhà nước; Quyết định số 08/2007/QĐ-KTNN ngày 26/10/2007 (có hiệu

lực thi hành từ ngày 01/11/2007) của Tổng KTNN về việc thành lập Kiểm

toán Nhà nước khu vực VII trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, là đơn vị có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

KTNN khu vực VII (có trụ sở đặt tại thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái), địa bàn khu vực phụ trách của KTNN khu vực VII bao gồm 06 tỉnh Tây Bắc (Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu). Từ khi thành lập đến hết năm 2019 KTNN khu vực VII đã tiến hành thực hiện chủ yếu các cuộc kiểm toán NSĐP và các cuộc kiểm toán chuyên đề hoặc lồng ghép . Kết quả kiểm toán trong việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước khu vực VII trên địa bàn các tỉnh quản lý của KTNN khu vực VII trong những năm qua đã kiến nghị tăng thu, giảm chi, giảm dự toán, giảm thanh toán, kiến nghị xử lý tài chính khác .... hàng nghìn tỷ đồng. Đồng thời, thông qua các kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán đã giúp được các địa phương, đơn vị được kiểm toán ngăn ngừa những tiêu cực, lãng phí, thất thoát tiền của tài sản của Nhà nước; hoàn thiện hơn công tác quản lý tài chính của mình đảm bảo sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia một cách hữu hiệu, hiệu quả hơn.

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Kiểm toán nhà nước khu vực VII nước khu vực VII

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Kiểm toán nhà nước Khu vực VII được quy định tại Quyết định số 1264/QĐ-KTNN ngày 26/10/2007 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của KTNN khu vực VII, Quyết định số 2254/QĐ- KTNN ngày 29/12/2014 của Tổng Kiểm toán Nhà nước sửa đổi Quyết định số 1264/QĐ-KTNN ngày 26/10/2007 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của KTNN khu vực VII với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cụ thể như sau :

3.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ

KTNN khu vực VII (có trụ sở đặt tại Yên Bái) là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với các tỉnh trực thuộc trung ương trên địa bàn khu vực theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước, cụ thể gồm các đối tượng sau đây:

(1) Các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn khu vực;

(2) Các Cơ quan, đơn vị, tổ chức của địa phương trên địa bàn khu vực có sử dụng ngân sách địa phương hoặc ngân sách trung ương uỷ quyền;

(3) Các công trình, dự án đầu tư do Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn khu vực hoặc do các đơn vị thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn khu vực quản lý làm chủ đầu tư;

(4) Các doanh nghiệp nhà nước do các cấp có thẩm quyền của chính quyền địa phương thành lập thuộc địa bàn khu vực;

(5) Kiểm toán một số đối tượng khác do trung ương quản lý đóng trên địa bàn khu vực theo sự uỷ nhiệm của Tổng Kiểm toán nhà nước.

3.1.2.2. Quyền hạn

(1). Nắm tình hình về tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, doanh nghiệp nhà nước của các địa phương trên địa bàn khu vực phục vụ cho công tác kiểm toán; xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm của đơn vị trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định; đề xuất Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương sau khi Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách mà trước đó chưa kiểm toán; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán được Tổng Kiểm toán nhà nước giao;

(2). Thực hiện kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị theo kế hoạch được duyệt và Tổng Kiểm toán nhà nước giao;

(3). Nghiên cứu sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ của Cơ quan, tổ chức nơi có hệ thống kiểm toán nội bộ và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về việc sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ đó;

(4). Xét duyệt và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước và trước pháp luật về biên bản kiểm toán và báo cáo kiểm toán do các đoàn kiểm toán thuộc đơn vị thực hiện trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước;

(5). Tổng hợp kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán hàng năm thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước;

(6). Tham gia với đơn vị được giao chủ trì và các đơn vị có liên quan chuẩn bị ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm để Tổng Kiểm toán nhà nước trình Quốc hội;

(7). Trong trường hợp đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng kiểm toán thu ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế trong kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)