5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Công tác khảo sát lập kế hoạch kiểm toán
Trước khi thực hiện các cuộc kiểm toán thì công tác khảo sát lập kế hoạch kiểm toán là một nhiệm vụ, yêu cầu bắt buộc, là một trong các bước bắt buộc của việc thực hiện quy trình kiểm toán. Tại KTNN Khu vực VII, để thực hiện việc khảo sát lập kế hoạch kiểm toán của 01 cuộc kiểm toán NSĐP thì KTNN khu vực VII sẽ thành lập 01 Đoàn khảo sát lập kế hoạch kiểm toán trong đó thông thường có 01 Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực VII sẽ là Trưởng đoàn khảo sát (Trưởng đoàn khảo sát thường sẽ là Trưởng đoàn kiểm toán khi thực hiện kiểm toán) và các thành viên Đoàn khảo
sát (tùy từng cuộc kiểm toán và theo tình hình năng lực, nhân sự tại thời điểm
khảo sát thì số lượng thành viên Đoàn khảo sát có thể từ 3 đến 06 Kiểm toán viên). Đoàn khảo sát sẽ có trách nhiệm khảo sát, thu thập thông tin lập kế
nhất định. Giai đoạn 2016-2019 Kiểm toán nhà nước khu vực VII thực hiện 16 cuộc khảo sát kế hoạch kiểm toán NSĐP tại các tỉnh cụ thể như sau:
Bảng 3.2: Số liệu công tác khảo sát trong giai đoạn 2016 -2019
STT Năm ngân sách kiểm toán Số Đoàn khảo sát
Số lượng KTV thực hiện Tổng thời gian
thực hiện công tác khảo sát trong năm (ngày làm việc) Tổng số Lĩnh vực thu NSNN tại Cơ quan Thuế 1 2016 5 30 10 50 2 2017 4 24 8 48 3 2018 4 24 8 56 4 2019 3 18 6 42
(Nguồn: Quyết định thành lập tổ khảo sát kiểm toán ngân sách địa
phương trong giai đoạn 2016 - 2019 do KTNN khu vực VII thực hiện)
Để tiến hành khảo sát, thu thập thông tin lập kế hoạch kiểm toán chủ yếu gồm các bước công việc sau:
Bước 1: Đoàn khảo sát sẽ xây dựng Đề cương khảo sát lập kế hoạch kiểm toán NSĐP gửi tỉnh dự kiến thực hiện kiểm toán NSĐP.
Việc thực hiện xây dựng Đề cương khảo sát lập kế hoạch kiểm toán NSĐP thường do Trưởng đoàn khảo sát chỉ đạo các thành viên Đoàn khảo sát lập theo nhiệm vụ được phân công. Tuy nhiên có năm thì việc xây dựng Đề cương khảo sát được thực hiện trên cơ sở Quyết định ban hành Đề cương khảo sát thu thập thông tin lập kế hoạch kiểm toán NSĐP năm do Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực VII ban hành. Ví dụ: Việc thực hiện lập khảo sát lập kế hoạch kiểm toán NSĐP năm 2018 được thực hiện trên cơ sở Quyết định số 15/QĐ-KV VII ngày 15/01/2018 ban hành Đề cương khảo sát thu thập thông tin lập kế hoạch kiểm toán ngân sách địa phương năm 2017.
Tại Cơ quan Thuế thì Đề cương khảo sát thu thập thông tin lập kế hoạch kiểm toán NSĐP thì sẽ gồm thu thập các thông tin chủ yếu gồm: Báo
cáo công tác lập, giao, thực hiện dự toán; Các Báo cáo công tác quản lý thu theo quy trình gồm: Báo cáo về khai thuế, kế toán thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, nơ thuế, thanh tra kiểm tra thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thu đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản…; Các biểu mẫu kèm theo đề cương (chủ yếu
là biểu mẫu thông tin tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn do Cơ quan thuế quản lý theo quy định của mẫu biểu hồ sơ trong kế hoạch kiểm toán do KTNN ban hành đồng thời cũng có thể các biểu mẫu do Đoàn khảo sát bổ sung như thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của các tổ chức…).
Bước 2: Thực hiện khảo sát thu thập thông tin lập kế hoạch kiểm toán NSĐP.
Việc thực hiện khảo sát lập kế hoạch kiểm toán NSĐP tùy theo tình hình cụ thể có thể được thực hiện theo 02 hình thức sau: Thực hiện khảo sát thu thập thông tin tại trụ sở Kiểm toán Nhà nước khu vực VII trên cở sở các thông tin, tài liệu do tỉnh dự kiến kiểm toán gửi về cho Đoàn khảo sát theo Đề cương khảo sát đã gửi cho đơn vị; Thực hiện khảo sát thu thập thông tin lập kế hoạch kiểm toán trực tiếp tại tỉnh dự kiến kiểm toán trong một khoảng thời gian nhất định (đây là hình thức phổ biến nhất).
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán NSĐP
Sau khi thu thập được các thông tin để lập kế hoạch kiểm toán từ tỉnh dự kiến kiểm toán, Đoàn khảo sát có trách nhiệm phân tích thông tin, lập kế hoạch kiểm toán NSĐP của tỉnh dự kiến kiểm toán theo mẫu biểu quy định và các hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm toán về mục tiêu, trọng tâm, nội dung…do KTNN ban hành gửi KTNN khu vực VII thẩm định, xét duyệt; Tiếp thu, rà soát chỉnh sửa kế hoạch kiểm toán trên cơ sở tiếp thu các ý kiến thẩm định do Tổ thẩm định cấp vụ của KTNN khu vực VII thành lập; Tiếp tục tiếp thu, chỉnh sửa kế hoạch kiểm toán trên cơ sở tiếp thu các ý kiến thẩm định do các vụ tham mưu của KTNN tham gia trước khi ban hành kế hoạch kiểm toán chính thức.
Để có xây dựng được một kế hoạch kiểm toán tốt, đối với nội dung kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế cần phải đảm bảo những nội dung cụ thể sau đây:
Thứ nhất: Khi thực hiện khảo sát và thu thập thông tin lập kế hoạch kiểm toán phải nắm được một số thông tin cơ bản về thu NSNN tại Cơ quan Thuế gồm: Số lượng đơn vị sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp) trên đia bàn do Cơ quan Thuế quản lý chi tiết theo từng loại hình; phân cấp quản lý về thu ngân sách của Cục thuế và các Chi cục Thuế; Những vấn đề cần lưu ý về thu ngân sách tại Cơ quan Thuế trong quản lý điều hành ngân sách năm dự kiến kiểm toán ảnh hưởng đến kết quả thu NSNN của Cơ quan Thuế; Số thu do Cơ quan Thuế quản lý, chi tiết theo từng sắc thuế, loại hình, nguyên nhân thực hiện đạt hay không đạt dự toán thu NSNN; Các thông tin khác liên quan đến quản lý thu theo quy trình của Cơ quan thuế như thu nộp ngân sách, miễn giảm, hoàn thuế, nợ thuế, gia hạn, xóa nợ thuế, thanh tra, kiểm tra thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn…
Thứ hai: Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán trên cơ sở các thông tin thu thập được tại Cơ quan Thuế và các hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước phải xác định chính xác, cụ thể về: Mục tiêu kiểm toán, phạm vi và giới hạn kiểm toán, nội dung và phương pháp kiểm toán, nhân sự kiểm toán…tại Cơ quan Thuế phù hợp, theo đúng tình hình thực tế của đơn vị và các quy định, hướng dẫn của Kiểm toán Nhà nước.