5. Bố cục của luận văn
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ
Căn cứ thực hiện các giải pháp là dựa trên cơ sở thực trạng chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong cuộc kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII về những thành tựu đạt được, những hạn chế về chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại.
4.2.2. Chủ thể thực hiện giải pháp: Kiểm toán nhà nước khu vực VII 4.2.3. Mục tiêu của các giải pháp
Mục tiêu chủ yếu của các giải pháp nhằm tư vấn cho ban lãnh đạo của KTNN khu vực VII tham khảo tổ chức thực hiện để có thể giúp nâng cao chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm toán NSĐP.
4.2.4. Nội dung của giải pháp
Các nội dung cụ thể của các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm toán NSĐP của Kiểm toán nhà nước khu vực VII như sau:
(1) Giải pháp tổ chức thu thập thông tin, dữ liệu kiểm toán liên quan đến quản lý thu NSNN của Cơ quan thuế dịa phương
Hiện nay, việc kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII được Tổng
KTNN giao ổn định (6 tỉnh). Đề tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin cho hoạt động kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong các cuộc kiểm toán NSĐP, hàng năm KTNN khu vực VII cần tổ chức thu thập thông tin, dữ liệu kiểm toán của Cơ quan Thuế các tỉnh với các thông tin chủ yếu như: Cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý thu, số liệu thu NSNN do Cơ quan Thuế quản lý, tình hình thanh tra, kiểm tra; Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn do Cơ quan Thuế quản lý; Số lượng các dự án được giao đất có thu tiền sử dụng đất, đấu giá đất trên địa bàn; thông tin về tình hình miễn, giảm, hoàn thuế, số liệu nợ thuế…
Để có được hệ thống thông tin, dữ liệu kiểm toán kịp thời, đầy đủ. KTNN khu vực VII có thể xây dựng quy chế phối hợp với Cơ quan Thuế các
tỉnh để được cung cấp, cập nhật thông tin kịp thời.
(2). Giải pháp nâng cao hiệu quả phương thức khảo sát thu thập thông tin, lập kế hoạch kiểm toán tại Cơ quan Thuế địa phương
Việc nâng cao hiệu quả phương thức khảo sát thu thập thông tin, lập Kế hoạch kiểm toán tại Cơ quan Thuế địa phương có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong cuộc kiểm toán NSĐP. Góp phần xác định đúng mục tiêu, nội dung, phạm vi, trọng tâm kiểm toán khi xây dựng kế hoạch kiểm toán. Để thực hiện giải pháp này, trước khi khảo sát cần xây dựng được Đề cương khảo sát chi tiết nhằm thu thập được đầy đủ thông tin liên quan đến thu NSNN tại Cơ quan Thuế, đồng thời cử kiểm toán viên có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm phân tích thông tin thu thập được để xây dựng kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán chất lượng, hiệu quả và có khả năng thực hiện được.
(3). Giải pháp về nâng cao công tác phối hợp, công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm toán có hiệu quả
Thực hiện có hiệu quả giải pháp này sẽ góp phần cho việc thực hiện kiểm toán của Đoàn kiểm toán diễn ra suôn sẻ. Để thực hiện giải pháp này cần những bước công việc cụ thể như: Gửi UBND tỉnh được kiểm toán về kế hoạch kiểm tra, đối chiếu nghĩa vụ người nộp thuế để UBND tỉnh chỉ đạo Cơ quan Thuế tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp trao đổi thông tin giữa Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VII, Trưởng đoàn kiểm toán với các đơn vị được kiểm toán (Cục thuế, Chi cục Thuế) đồng thời giải quyết kịp thời, hợp lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán của các Tổ kiểm toán chi tiết và kiểm toán tổng hợp thu NSNN; Bố trí kiểm toán viên có đủ năng lực, trình độ thực hiện lĩnh vực kiểm toán thu NSNN nói chung và kiểm toán chi tiết các nội dung kiểm toán trọng yếu, dễ xảy ra sai sót; Các chỉ đạo điều hành khác liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán thu
NSNN tại Cơ quan Thuế nhằm đảm bảo kết quả kiểm toán được phát hiện tối đa, đúng theo quy định của pháp luật và đơn vị được kiểm toán có khả năng thực hiện được kiến nghị kiểm toán.
(4). Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế
Thực hiện tốt giải pháp này cũng góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế về hồ sơ mẫu biểu, kết quả kiểm toán có đúng quy định, kiến nghị kiểm toán phù hợp và khả thi, các nội dung khác… Đề thực hiện giải pháp này thông qua các biện pháp kiểm soát chất lượng theo quy định như: Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VII tổ chức thành lập Tổ kiểm soát chất lượng của Đoàn kiểm toán NSĐP tại trụ sở khu vực đồng thời có thể trực tiếp kiểm soát chất lượng Đoàn kiểm toán trong thời gian thực hiện kiểm toán; Lãnh đạo Đoàn kiểm toán tổ chức kiểm soát chất lượng của các Tổ kiểm toán chi tiết (tại các Chi cục Thuế) và Tổ kiểm toán tổng hợp thu NSNN tại Cơ quan Thuế; Tổ trưởng tổ kiểm toán kiểm soát chất lượng kiểm toán của các thành viên trong Tổ kiểm toán chi tiết (tại các Chi cục Thuế) và Tổ kiểm toán tổng hợp thu NSNN tại Cơ quan Thuế…
(5) Giải pháp về phân công nhiệm vụ trong thời gian làm việc tại trụ sở KTNN khu vực VII
Hiện nay, KTNN khu vực VII đã có các phòng chức năng thực hiện theo các nhiệm vụ được phân công trong đó có phòng kiểm toán ngân sách 1 chủ yếu tham gia thực hiện lĩnh vực kiểm toán thu NSNN tại các Đoàn kiểm toán NSĐP trong đó có kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế tuy nhiên một số kiểm toán viên có năng lực và trình độ hiện đang công tác tại phòng Tổng hợp và phòng kiểm toán ngân sách 2. Do đó, KTNN khu vực VII nên thành lập và phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán thu NSNN chuyên trách (trong đó có kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế). Các nhóm kiểm toán thu NSNN chuyên trách trong thời gian không đi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán có trách
nhiệm thu thập thông tin dữ liệu kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán, xây dựng đề cương khảo sát, thẩm định, theo dõi tổng hợp kết quả kiểm toán và theo dõi công tác thực hiện các kiến nghị kiểm toán, xây dựng Đề cương kiểm toán chi tiết phục vụ công tác đào tạo, tập huấn trong khu vực đối với lĩnh vực kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế địa phương.
(6). Giải pháp liên quan đến kiểm toán viên trực tiếp thực hiện nhiệm
vụ kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong cuộc kiểm toán NSĐP
Kiểm toán viên là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán từ khâu xây dựng Đề cương khảo sát, thu thập thông tin lập Kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, tổng hợp Báo cáo kiểm toán, thực hiện kiểm tra kiến nghị kiểm toán, tham gia thẩm định, kiểm soát chất lượng kiểm toán. Do đó để nâng cao chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế cần thực hiện các giải pháp liên quan trực tiếp đến các kiểm toán viên như: Tổ chức có hiệu quả các lớp đào tạo, tập huấn lĩnh vực kiểm toán thu NSNN, có thể chia làm các cấp độ theo mức độ từ dễ đến khó tại trụ sở KTNN khu vực VII trong thời gian không đi kiểm toán tại các đơn vị; Cử các kiểm toán viên tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn, tọa đàm trao đổi các nội dung kiểm toán khó và mới tại các hội nghị, lớp do KTNN tổ chức liên quan đến lĩnh vực kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế; Tổ chức tuyên truyên tập huấn các văn bản chỉ đạo của Kiểm toán nhà nước, các chuẩn mực kiểm toán nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm của các kiểm toán viên thực hiện lĩnh vực kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động kiểm toán của KTNN nói chung và KTNN khu vực VII nói riêng đã được xã hội công nhận và khẳng định tính cần thiết và vai trò của nó với mục tiêu kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính công và tài sản công, thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí. Với yêu cầu của KTNN và yêu cầu cung cấp thông tin một cách đầy đủ và kịp thời cho HĐND, UBND các tỉnh trên địa bàn quản lý, KTNN khu vực VII đã thường xuyên duy trì công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ năng lực chuyên môn cho các kiểm toán viên và đổi mới phương thức, cách thức tổ chức thực hiện kiểm toán nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng kiểm toán nói chung trong đó có nâng cao chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong cuộc kiểm toán NSĐP nói riêng và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong công tác kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong cuộc kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII vẫn còn những tồn tại hạn chế cần khắc phục đồng thời phải thường xuyên đổi mới để phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hiệu quả hoạt động nâng cao vai trò vị thế của KTNN.
Luận văn đã tổng hợp những lý luận cơ bản về thu NSĐP, công tác kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm toán NSĐP về mục tiêu, nội dung kiểm toán chủ yếu, chất lượng kiểm toán, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán…đồng thời trên cơ sở thực trạng công tác kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII. Thông qua việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, luận văn đã đánh giá được thực trạng chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực VII về những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong cuộc kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 108/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 503/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục thuế, Hà Nội.
4. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước, Hà Nội.
5. Kiểm toán Nhà nước (2017), Quyết định số 06/2017/QĐ-KTNN của Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành quy trình kiểm toán ngân sách địa phương của Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội.
6. Kiểm toán Nhà nước (2016), Quyết định số 01/2016/QĐ-KTNN của Tổng
Kiểm toán Nhà nước ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước, Hà Nội.
7. Kiểm toán Nhà nước (2016), Quyết định số 04/2016/QĐ-KTNN của Tổng
Kiểm toán Nhà nước ban hành quy định về quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước, Hà Nội.
8. Kiểm toán Nhà nước (2016), Quyết định số 07/2016/QĐ-KTNN của Tổng
Kiểm toán Nhà nước ban hành quy định về theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, Hà Nội.
9. Kiểm toán Nhà nước (2016), Quyết định số 08/2016/QĐ-KTNN của Tổng
Kiểm toán Nhà nước ban hành quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội.
10. Kiểm toán Nhà nước (2016), Quyết định số 09/2016/QĐ-KTNN của Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành quy định trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán, Hà Nội.
11. Kiểm toán Nhà nước (2016), Quyết định số 10/2016/QĐ-KTNN của Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành quy định danh mục hồ sơ kiểm toán, chế độ nộp lưu, bảo quan, khai thác và hủy hồ sơ kiểm toán, Hà Nội.
12. Kiểm toán Nhà nước (2017), Quyết định số 01/2017/QĐ-KTNN của Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành quy định trình tự lập, thẩm định, xứt duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội.
13. Kiểm toán Nhà nước (2018), Quyết định số 03/2018/QĐ-KTNN của Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành hướng dẫn về bằng chứng kiểm toán,
Hà Nội.
14. Kiểm toán Nhà nước (2014), Quyết định số 2254/QĐ-KTNN của Tổng Kiểm toán Nhà nước sửa đổi Quyết định số 1264/QĐ-KTNN ngày 26/10/2007 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của KTNN khu vực VII
15. Kiểm toán nhà nước khu vực VII, Báo cáo kiểm toán Ngân sách, tiền và
tài sản nhà nước năm 2017 của tỉnh Lào Cai.
16. Kiểm toán nhà nước khu vực VII, Báo cáo kiểm toán Ngân sách, tiền và
tài sản nhà nước năm 2017 của tỉnh Điện Biên.
17. Kiểm toán nhà nước khu vực VII, Báo cáo kiểm toán Ngân sách, tiền và
tài sản nhà nước năm 2017 của tỉnh Lai Châu.
18. Kiểm toán nhà nước khu vực VII, Báo cáo kiểm toán Ngân sách, tiền và
tài sản nhà nước năm 2017 của tỉnh Yên Bái.
19. Kiểm toán nhà nước khu vực VII, Báo cáo kiểm toán Ngân sách, tiền và
tài sản nhà nước năm 2018 của tỉnh Phú Thọ.
tài sản nhà nước năm 2017 của tỉnh Sơn La.
21. Kiểm toán nhà nước khu vực VII, Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và chương trình công tác năm 2020.
22. Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Hà Nội.
23. Ủy ban thường vụ quốc hội (2010), Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 19/4/2010 của Uỷ ban thường vụ quốc hội về việc ban hành chiến lược phát triển kiểm toán nhà nước đến năm 2020.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CƠ QUAN THUẾ CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC KIỂM TRA, ĐỐI CHIẾU
VIỆC CHẤP HÀNH NGHĨA VỤ VỚI NSNN
Để có cơ sở xem xét, đánh giá một cách khách quan chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm toán NSĐP của Kiểm toán nhà nước khu vực VII, rất mong Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau vào ô có nội dung tương ứng.
Ý kiến của Anh/Chị sẽ là những thông tin rất có giá trị đối với nghiên cứu sinh trong việc hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình. Chúng tôi cam kết sẽ giữ bí mật thông tin cá nhân và ý kiến của anh/chị, không công bố, in ấn, phát hành; nó chỉ có ý nghĩa phục vụ cho nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
1. Thông tin chung về người được phỏng vấn
- Họ và tên:………...Tuổi:………...Nam: Nữ: - Đơn vị công tác:………...
- Chức vụ hiện tại………...…… - Trình độ chuyên môn:
Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học
2. Các vấn đề chủ yếu liên quan đến công tác kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan thuế trong kiểm toán NSĐP của Kiểm toán nhà nước khu vực VII
Dưới đây là những câu hỏi chủ yếu liên quan tới công tác kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm toán thu NSĐP của Kiểm toán nhà nước khu vực VII. Vui lòng đánh dấu (x) trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm