5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Công tác thực hiện kiểm toán
Trên cơ sở Kế hoạch kiểm toán ngân sách địa phương tại tỉnh được kiểm toán do Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VII ban hành. Các Đoàn kiểm toán sẽ thực hiện kiểm toán tại các địa phương về nhân sự, thời gian, nội dung, mục tiêu… tại các đơn vị được kiểm toán được duyệt trong Quyết định kiểm toán.
Bảng 3.3: Số liệu công tác thực hiện kiểm toán trong giai đoạn 2016-2019
STT Năm ngân sách
kiểm toán
Các cuộc kiểm toán thực hiện trong năm
Tổng số
Thời gian thực hiện
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
1 2016 5 2 2 1
2 2017 4 1 2 1
3 2018 4 2 1 1
4 2019 3 1 1 1
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán ngân sách địa phương trong giai đoạn
2016-2019 do KTNN khu vực VII thực hiện)
Việc thực hiện kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế được thực hiện như sau:
* Kiểm toán chi tiết: Việc thực hiện kiểm toán chi tiết về thu NSNN tại Cơ quan Thuế được tiến hành thực hiện tại các Tổ kiểm toán chi tiết NSĐP các huyện, thị xã, thành phố theo trong đó có thực hiện kiểm toán thu NSNN tại các Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố. Thông thường, việc thực hiện kiểm toán chi tiết các huyện, thị xã, thành phố được tiến hành kiểm toán sau khi triển khai kiểm toán tại tỉnh được kiểm toán khoảng từ 01 đến 02 ngày (từ
khi Kiểm toán Nhà nước khu vực VII thành lập đến thời điểm thực hiện luận văn thì 100% tại các cuộc kiểm toán việc thực hiện kiểm toán chi tiết các huyện, thị xã, thành phố được tiến hành sau khi triển khai kiểm toán tại tỉnh được kiểm toán khoảng từ 01 đến 02 ngày).
Giai đoạn 2016 đến hết 2019, Kiểm toán nhà nước khu vực VII thực hiện kiểm toán chi tiết tại 68 lượt Chi cục Thuế các tỉnh trong kiểm toán ngân sách địa phương.
Đối với việc thực hiện kiểm toán chi tiết thu tại các Chi cục Thuế các huyện, thị xã, thành phố tùy theo tình hình thực tế thường phân công từ 2-3 kiểm toán viên thực hiện. Nội dung thực hiện gồm 02 phần:
(1) Kiểm toán việc thực hiện quản lý thu của các Chi cục Thuế.
Ví dụ: Tại Kế hoạch kiểm toán NSĐP năm 2018 tại tỉnh Phú Thọ xác định các nội dung kiểm toán tại các Chi cục Thuế gồm các nội dung:
- Kiểm toán công tác lập, giao dự toán thu và tính hiệu lực việc triển khai Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 5/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Kiểm toán công tác chấp hành dự toán thu nội địa.
+ Kiểm toán việc tổ chức điều hành thực hiện dự toán thu, tiến độ thu ngân sách.
+ Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện dự toán thu nội địa đối với một số khoản thu chủ yếu, một số khoản tăng thu, hụt thu lớn, làm rõ nguyên nhân tăng, giảm thu.
- Kiểm toán công tác quản lý thu theo quy trình:
+ Quản lý đăng ký mã số thuế, quản lý thông tin người nộp thuế và kê khai thuế.
+ Công tác miễn, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn thuế, không tính tiền chậm nộp thuế (nếu có).
+ Công tác kiểm tra thuế; chống thất thu NSNN Cơ quan Thuế. + Công tác quản lý nợ thuế và tiền phạt.
- Kiểm toán một số khoản thu như: Phí, lệ phí, các khoản thu từ đất, thu cấp quyền khai thác khoáng sản (nếu có).
- Kiểm toán công tác kế toán, thống kê, quyết toán thuế.
(2). Thực hiện kiểm tra, đối chiếu việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN của các đối tượng người nộp thuế tại Chi cục Thuế.
Công tác thực hiện kiểm tra, đối chiếu việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN của các đối tượng người nộp thuế tại Chi cục Thuế được KTNN khu vực VII thực hiện thường xuyên liên tục tại các cuộc Kiểm toán NSĐP bắt đầu từ năm kiểm toán 2015 đến nay. Tùy theo tình hình số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn từng tình, thông thường số lượng tại các đơn vị được kiểm
tra, đối chiếu việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN tại các Chi cục Thuế các huyện thị xã, thành phố thì thực hiện tối đa không quá 15 đơn vị. Số lượng đơn vị cụ thể được kiểm tra, đối chiếu khi thực hiện kiểm toán tại các Chi cục Thuế chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của Trưởng đoàn kiểm toán và Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực VII.
Kiểm toán tổng hợp: Việc thực hiện kiểm toán tổng hợp về thu NSNN tại Cơ quan Thuế được tiến hành thực hiện tại các Tổ kiểm toán tổng hợp thu NSNN gồm thực hiện kiểm toán chủ yếu tại 3 Cơ quan: Cục Thuế, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các tỉnh. Giai đoạn 2016 đến hết 2019, Kiểm toán nhà nước khu vực VII thực hiện kiểm toán tổng hợp tại 16 lượt Cục Thuế các tỉnh trong kiểm toán ngân sách địa phương. Tùy theo cách thức tổ chức thực hiện kiểm toán từng năm, việc thực hiện kiểm toán tổng hợp thu NSNN tại Cơ quan Thuế có thể được triển khai theo 02 cách:
Cách thứ nhất: Thực hiện liên tục từ đầu từ khi thực hiện kiểm toán đến kết thúc đợt kiểm toán (năm 2019 Kiểm toán Nhà nước khu vực VII thực hiện kiểm toán tổng hợp thu NSNN tại Cục thuế tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Hà Giang theo cách thức này). Tổ kiểm toán tổng hợp thu NSNN tại Cơ quan Thuế có thể được bố trí khoảng 05 kiểm toán viên xuyên suốt thực hiện kiểm toán hoặc bố trí khoảng 3 kiểm toán viên thực hiện kiểm toán tổng hợp thu NSNN tại Cơ quan Thuế xuyên suốt và hết giai đoạn kiểm toán chi tiết tại các huyện, thị xã, thành phố bổ sung khoảng 2-3 kiểm toán viên vào Tổ kiểm toán tổng hợp thu NSNN tại Cục thuế.
Cách thứ hai: Thực hiện kiểm toán tổng hợp thu NSNN tại Cơ quan Thuế (Cục thuế) được triển khai thực hiện khoảng 02 ngày đầu khi bắt đầu cuộc kiểm toán và sau khi kết thúc kiểm toán chi tiết các huyện, thị xã, thành phố (năm 2018 Kiểm toán Nhà nước khu vực VII thực hiện kiểm toán tổng hợp thu NSNN tại Cục thuế tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái theo cách thức này). Theo cách thức này, Tổ kiểm toán tổng hợp thu NSNN tại Cơ quan Thuế thường được bố trí từ 6-8 kiểm toán viên thực hiện.
Việc thực hiện kiểm toán tổng hợp thu NSNN tại Cục thuế các tỉnh dù được triển khai theo cách thức nào thì nội dung thực hiện vẫn gồm 02 phần:
(1) Kiểm toán việc thực hiện quản lý thu NSNN tại Cục thuế.
Ví dụ: Tại Kế hoạch kiểm toán NSĐP năm 2018 tại tỉnh Phú Thọ xác định các nội dung kiểm toán tại Cục thuế tỉnh Phú Thọ gồm các nội dung:
- Kiểm toán công tác lập, giao dự toán thu và tính hiệu lực việc triển khai Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 5/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2018.
- Kiểm toán công tác chấp hành dự toán thu nội địa:
+ Việc tổ chức điều hành thực hiện dự toán thu, tiến độ thu NS (trong
đó, đánh giá rõ việc phân cấp quản lý thu có đảm bảo theo quy định hiện hành).
+ Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện dự toán thu nội địa đối với một số khoản thu chủ yếu, một số khoản tăng thu, hụt thu lớn, làm rõ nguyên nhân tăng, giảm thu.
- Kiểm toán công tác quản lý thu theo quy trình:
+ Quản lý đăng ký MST, quản lý thông tin người nộp thuế và kê khai thuế. + Công tác miễn, giảm thuế, gia hạn, không tính tiền chậm nộp thuế (nếu có), hoàn thuế.
+ Công tác kiểm tra, thanh tra thuế; chống thất thu NSNN của Cơ quan thuế; + Công tác quản lý nợ thuế và tiền phạt.
- Kiểm toán một số khoản thu phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu cấp quyền khai thác khoáng sản (nếu có).
- Kiểm toán công tác kế toán, thống kê, quyết toán thuế.
(2). Thực hiện kiểm tra, đối chiếu việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN của các đối tượng người nộp thuế tại Cục thuế
Công tác thực hiện kiểm tra, đối chiếu việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN của các đối tượng người nộp thuế tại Cục thuế các tỉnh được KTNN khu vực VII thực hiện thường xuyên liên tục tại các cuộc Kiểm toán NSĐP
bắt đầu từ năm kiểm toán 2015 đến nay. Tùy theo tình hình số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn từng tình, thông thường số lượng tại các đơn vị được kiểm tra, đối chiếu việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN tại Cục Thuế các tỉnh thì thực hiện tối đa không quá 30 đơn vị. Số lượng đơn vị cụ thể được kiểm tra, đối chiếu khi thực hiện kiểm toán tổng hợp thu NSNN tại Cục thuế các tỉnh chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của Trưởng đoàn kiểm toán và Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực VII.