Lập và xét duyệt Báo cáo kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng kiểm toán thu ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế trong kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII (Trang 64 - 65)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Lập và xét duyệt Báo cáo kiểm toán

Công tác lập Dự thảo Báo cáo kiểm toán NSĐP của các Đoàn kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII do Trưởng đoàn kiểm toán chủ trì và chỉ đạo tổ chức thực hiện (thường được trong vòng khoảng 7 ngày kể từ khi kết thúc kiểm toán) trên cơ sở tổng hợp kết quả kiểm toán các lĩnh vực thu ngân

sách, chi thường xuyên và chi đầu tư. Đối với việc lập Dự thảo Báo cáo kiểm toán phần thu NSNN tại Cơ quan Thuế nằm trong tổng hợp kết quả kiểm toán thu NSNN chủ yếu thường do Tổ kiểm toán tổng hợp thu NSNN thực hiện

(thường sẽ là Tổ trưởng Tổ kiểm toán tổng hợp thu NSNN và từ 01-02 kiểm toán viên có kinh nghiệm và kỹ năng tổng hợp báo cáo kiểm toán).

Dự thảo Báo cáo kiểm toán NSĐP trong đó đối với Báo cáo kiểm toán phần thu NSNN tại Cơ quan Thuế được lập trên cơ sở từ kết quả kiểm toán tổng hợp trong Biên bản kiểm toán tại Cục thuế và các Biên bản kiểm toán NSĐP tại các huyện, thị xã, thành phố được kiểm toán chi tiết.

Dự thảo Báo cáo kiểm toán NSĐP trong đó phần thu NSNN tại Cơ quan Thuế sẽ tổng hợp kết quả kiểm toán công tác quản lý thu NSNN của Cơ quan Thuế trên các nội dung chủ yếu như: Công tác quản lý thu theo quy trình của Cơ quan Thuế gồm khai thuế, miễn giảm, hoàn thuế, quản lý nợ thuế, thanh kiểm tra thuế…đồng thời sẽ tổng hợp kết quả kiểm toán thông qua việc kiểm tra đối chiếu nghĩa vụ với NSNN của các đối tượng người nộp thuế tại Cơ quan Thuế (tăng thu nộp NSNN thuế GTGT, TNDN, TNCN,

Thuế tài nguyên, Phí BVMT, tiền thuê đất… ; Giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ; Giảm nộp thừa NSNN về thuế; Giảm lỗ; Kiến nghị khác….) và có các kiến nghị tương ứng (kiến nghị xử lý tài chính; kiến nghị chấn chỉnh; kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan, kiến nghị khác…).

Dự thảo Báo cáo kiểm toán NSĐP sau khi được lập xong, Đoàn kiểm toán sẽ tiến hành họp và thống nhất trong đoàn về các nội dung của Dự thảo Báo cáo kiểm toán; Dự thảo Báo cáo kiểm toán sẽ được chuyển cho Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán (do Kiểm toán trưởng thành lập giúp kiểm toán trưởng kiểm soát toàn bộ chất lượng của cuộc kiểm toán) thẩm định đồng thời chuyển cho Tổ thẩm định cấp vụ thẩm định toàn bộ nội dung của Dự thảo Báo cáo kiểm toán (Tổ thẩm định cấp vụ Dự thảo Báo cáo kiểm toán do Kiểm toán trưởng thành lập và là Tổ trưởng); Tiếp theo, dự thảo Báo cáo kiểm toán được gửi cho chức năng của Kiểm toán Nhà nước thẩm định và trình lãnh đạo KTNN (Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước phụ trách) theo quy định. Lãnh đạo KTNN tổ chức xét duyệt thông qua Dự thảo Báo cáo kiểm toán và cho ý kiến kết luận về những vấn đề cần hoàn thiện.

Dự thảo Báo cáo kiểm toán NSĐP sau khi được chỉnh sửa, bổ sung, biên tập lại theo các ý kiến tiếp thu thẩm định các vụ sẽ được gửi cho UBND tỉnh được kiểm toán tham gia trước khi Lãnh đạo KTNN tổ chức hội nghị thông qua Báo cáo kiểm toán để đảm bảo tính dân chủ, khách quan. Báo cáo kiểm toán được hoàn chỉnh sau cuộc họp thông qua với địa phương trên cơ sở kết luận của Lãnh đạo KTNN sẽ được gửi cho UBND tỉnh; HĐND tỉnh; Bộ Tài chính; và các Cơ quan liên quan theo quy định của Tổng KTNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng kiểm toán thu ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế trong kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)