Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 37)

5. Cấu trúc của luận văn

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, bài học từ tỉnh Lào Cai và tỉnh KonTum, ta có thể rút ra bài học cho tỉnh Bắc Kạn như sau:

Thứ nhất, cần có chính sách liên kết các cơ quan, ban ngành cùng vào cuộc trong việc quản lý và thực thi chính sách chi trả DVMTR

Thứ hai, thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh nhằm ban hành quy chế hoạt động, kiện toàn bộ máy nhận sự, thể chể chế hóa và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác thực thi chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn.

Thứ ba, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương về công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Thứ tư, gắn kết lợi ích của rừng với lợi ích của của cộng đồng dân cư, đảm bảo sinh kế bền vững của người dân trồng rừng với bảo vệ và phát triển rừng, gắn phát triển rừng với xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương.

Thứ năm, cần có chính sách hỗ trợ Quỹ BẢo vệ và phát triển rừng nhằm giúp Quỹ hoạt động hiệu quả trong điều kiện khó khăn về địa hình, khó khăn về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị.

Thứ sáu, đẩy mạnh tuyên truyền mà các tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch bước đầu có nhận thức đúng về trách nhiệm xã hội hóa nguồn quỹ DVMTR, tạo điều kiện trở lại cải tạo môi trường cảnh quan, đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn?

- Giải pháp nào cần được triển khai nhằm tăng cường quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu là một trong những phương pháp khai thác dữ liệu quan trọng nhằm cung cấp số liệu cho việc phân tích đánh giá nội dung của đề tài, bao gồm thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Thu thập số liệu tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu.

2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Trong đề tài luận văn, thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm:

- Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn từ năm 2017 đến năm 2019.

- Các kế hoạch công tác và Báo cáo tổng kết năm của Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn và các tổ chức liên quan giai đoạn 2017-2019.

- Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website chuyên ngành. - Các công trình nghiên cứu đã được công bố: báo cáo khoa học, tạp chí, Website, luận văn liên quan,...

2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được sử dụng từ kết quả khảo sát 2 đối tượng là: các đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; và cán bộ quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng thuộc Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn.

* Đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng

Tại Quyết định số 3746/QĐ-BNN-TCLN về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về chi trả dịch vụ môi trường rừng là chủ rừng. Chủ rừng là đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng; được chia thành 2 nhóm: Chủ rừng nhóm I và chủ rừng nhóm II.

a) Chủ rừng nhóm I gồm hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, UBND cấp xã; các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội.

b) Chủ rừng nhóm II gồm Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, Công ty lâm nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng.

Theo Báo cáo từ Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn, đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn gồm: 02 chủ rừng là BQLR phòng hộ, đặc dụng; 02 chủ rừng là Công ty lâm nghiệp; 43 chủ rừng là UBND cấp xã/thị trấn; 01 chủ rừng là tổ chức khác; 405 chủ rừng là nhóm hộ; 87 chủ rừng là cộng đồng thôn => tổng là 540 chủ rừng. Tuy nhiên, do giới hạn vê thời gian và phạm vi nghiên cứu nên tác giả không tiến hành điều tra tổng thể, mà lựa chọn phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên theo từng nhóm đối tượng đại diện cho các hộ, các tổ chức được chi trả dịch vụ môi trường rừng, sau đó sử dụng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng cho toàn bộ tổng thể chung. Cụ thể như sau:

- Xác định quy mô số lượng hộ điều tra theo công thức Slovin (1984) n = N/(1 + Ne2)

Trong đó:

N: số quan sát tổng thể

Trong đó N = 540 chủ rừng, với mức sai số cho phép là 0,05% cỡ mẫu được xác định là n = 229,79 ≈ 230. Để đảm bảo tính đại diện, tác giả tiến hành khảo sát 230 chủ rừng như sau:

Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra

STT Chỉ tiêu Số lượng chủ rừng (tổ chức) Số phiếu khảo sát (phiếu) 1 Chủ rừng là BQLR phòng hộ, đặc dụng 2 1

2 Chủ rừng là Công ty lâm nghiệp 2 1

3 Chủ rừng là UBND cấp xã/thị trấn 43 18

4 Chủ rừng là tổ chức khác 1 1

5 Chủ rừng là nhóm hộ 405 172

6 Chủ rừng là cộng đồng thôn 87 37

Tổng 540 230

- Nội dung điều tra: tình hình cơ bản của tổ chức: số hộ tham gia tổ chức, diện tích rừng của tổ chức, tổng chi phí mà tổ chức được Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường chi trả;…. khó khăn, thuận lợi của các tổ chức trong việc thực hiện các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng;.... thông qua hệ thống bảng hỏi đã được thiết kế sẵn theo mục đích nghiên cứu của đề tài.

* Đối tượng khảo sát là các cán bộ quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng:

Hiện nay, các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Bắc Kạn chịu sự quản lý trực tiếp bởi Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh. Do vậy, để phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, tác giả tiến hành khảo sát toàn bộ 14 cán bộ tại Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường.

Nội dung khảo sát: tuổi, giới tính, trình độ, thời gian công tác, những nhận định, đánh giá của các cán bộ quản về những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng; sự phù hợp của các chính sách quản lý nhà nước hiện nay đối với các tổ chức được chi trả dịch vụ rừng; sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn.

2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

2.3.1. Phương pháp tổng hợp số liệu

Sau khi điều tra, có rất nhiều thông tin thu thập được cần sắp xếp theo một trình tự nhất định. Thông tin và các số liệu sau khi được sắp xếp một cách có hệ thống, sẽ được tổng hợp theo từng đối tượng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu tùy theo mục tiêu của đề tài.

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi được tổng hợp sẽ được xử lý và tổng hợp phân tổ, biểu thị số liệu thông qua hệ thống bảng biểu và đồ thị thống kê; được tổng hợp, xử lý trên Exel.

2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu

a) Phương pháp thống kê

Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày số liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị,… để đánh giá, so sánh tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn qua các năm từ năm 2017 đến năm 2019 dựa trên các số liệu sơ cấp và thứ cấp. Từ đó, đề xuất giải pháp tăng cường Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn.

b) Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hoá có cùng một nội dung tính chất tương tự như nhau, biểu hiện bằng số lần hay tỷ lệ phần

trăm. Phương pháp so sánh được nghiêu cứu sử dụng để so sánh kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng từ Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn qua các năm, so sánh số lượng cán bộ quản lý của Quỹ qua các năm,....

c) Phương pháp định tính

Phương pháp định tính được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn thông qua thang đo Likert 5 mức độ: 1 là rất không đồng ý, 2 là không đồng ý, 3 là bình thường, 4 là đồng ý, 5 là rất đồng ý, qua đó đánh giá những tác động, những thuận lợi, khó khăn, hạn chế của các chính sách quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Bảng 2.2. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

1 1,00 - 1,80 Rất không đồng ý

2 1,81 - 2,60 Không đồng ý

3 2,61 - 3,40 Không ý kiến

4 3,41 - 4,20 Đồng ý

5 4,21 - 5,00 Rất đồng ý

(Nguồn: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về quản lý nhà nước đối với hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng môi trường rừng

1. Tổng kinh phí thu được từ dịch vụ môi trường rừng qua các năm (triệu đồng), so sánh tỷ trọng (%) mức kinh phí thu được qua các năm. Thể hiện tổng số tiền mà Quỹ phát triển Đất, rừng và bảo vệ môi trường thu được từ phí dịch vụ môi trường rừng của các tổ chức sử dụng dịch vụ môi trường rừng qua các năm.

2. Tổng kinh phí giải ngân cho dịch vụ môi trường rừng qua các năm (triệu đồng), so sánh tỷ trọng (%) mức kinh phí thu được qua các năm. Thể hiện tổng số tiền mà Quỹ đã giải ngân cho các đối tượng cung cấp dịch vụ môi trường rừng qua các năm.

3. Tổng diện tích rừng thay thế được trồng từ kinh phí dịch vụ môi trường rừng qua các năm và tỷ trọng (%). Phản ánh tổng diện tích rừng được trồng mới có sử dụng từ tiền chi trả DVMTR.

4. Số lượng văn bản quản lý nhà nước đã được ban hành cho hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng (văn bản)

5. Số lần kiểm tra thực tế hoạt động sử dụng kinh phí đã chi trả dịch vụ môi trường rừng cho tác tổ chức (lần)

6. Số vụ sai phạm của các tổ chức trong việc sử dụng chi phí được cấp từ DVMTR qua các năm 2017-2019 (vụ). Phản ánh số vụ sai phạm của các tổ chức trong quá trình sử dụng phí môi trường rừng.

7. Số tiền thu được từ sai phạm của các tổ chức trong việc sử dụng khi phí được cấp từ DVMTR qua các năm (triệu đồng). Phản ánh số tiền Quỹ thu được từ các sai phạm của các tổ chức có sử dụng kinh phí từ phí DVMTR vi phạm qua các năm (nếu có)

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng trả dịch vụ môi trường rừng

* Yếu tố đều kiện tự nhiên

Yếu tố điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về điều kiện thuận lợi, khó khăn cho cho các tổ chức được nhận chi trả DVMTR đầu tư trồng rừng. Chỉ tiêu này được phản ánh thông qua đánh giá của các tổ chức về mức độ thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với việc trồng rừng thông qua thang đo Likert.

* Yếu tố về môi trường chính sách.

Chỉ tiêu này được phản ánh thông qua đánh giá của cán bộ quản lý về vai trò của chính sách trung ương và địa phương đối với hoạt động chi trả DVMTR trên địa bàn.

* Yếu tố về sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Đánh giá của cán bộ quản lý về việc phối hợp giữa Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường với các bên liên quan (Kiểm lâm và chính quyền địa phương) về hoạt động chi trả DVMTR thông qua thang đo likert.

* Yếu tố về nhận thức của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc chi trả DVMTR

Thông qua đánh giá của các bộ quản lý về nhận thức của các tổ chức, nhà đầu tư trong việc nộp phí DVBVT đúng thời hạn, đúng quy định thông qua thang đo likert.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BẮC KẠN

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Đơn vị hành chính, dân số: Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thành phố (thành phố Bắc Kạn) và 07 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với 108 xã, phường, thị trấn.

Dân số Bắc Kạn (tính tại thời điểm ngày 01/4/2019) là 313.905 người, đứng thứ 63 trên cả nước. Trong đó, dân tộc Kinh có 37.615 người, chiếm 11,98%; dân tộc Tày có 165.055 người, chiếm 52,58%; dân tộc Nùng có 28.709 người, chiếm 9,15%; dân tộc Dao có 56.063 người, chiếm 17,86%; dân tộc Mông có 22.607 người, chiếm 7,20%, dân tộc Sán Chay là 1.680 người, chiếm 0,54%; còn lại là dân tộc khác có 2.176 người, chiếm 0,69%. Mật độ dân số là 65 người/km2.

Khí hậu, đất đai: Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt về nhiệt độ, lượng mưa, độ dài ngày và đêm. Lãnh thổ Bắc Kạn nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ.

Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.996ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 44.116ha, chiếm 9,08%; đất lâm nghiệp 413.366ha chiếm 85,05%; đất khác (đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng…) là 28.514ha, chiếm 5,87%. Đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…

Vị trí địa lý: Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao, lại ở sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng như các cảng biển. Mạng lưới giao thông chủ yếu trong tỉnh chỉ là đường bộ nhưng chất lượng đường lại kém. Chính vị trí địa lí cũng như những khó khăn về địa hình đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.

Địa hình: Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, chủ yếu là đồi và núi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 37)