Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 42 - 48)

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

1 1,00 - 1,80 Rất không đồng ý

2 1,81 - 2,60 Không đồng ý

3 2,61 - 3,40 Không ý kiến

4 3,41 - 4,20 Đồng ý

5 4,21 - 5,00 Rất đồng ý

(Nguồn: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về quản lý nhà nước đối với hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng môi trường rừng

1. Tổng kinh phí thu được từ dịch vụ môi trường rừng qua các năm (triệu đồng), so sánh tỷ trọng (%) mức kinh phí thu được qua các năm. Thể hiện tổng số tiền mà Quỹ phát triển Đất, rừng và bảo vệ môi trường thu được từ phí dịch vụ môi trường rừng của các tổ chức sử dụng dịch vụ môi trường rừng qua các năm.

2. Tổng kinh phí giải ngân cho dịch vụ môi trường rừng qua các năm (triệu đồng), so sánh tỷ trọng (%) mức kinh phí thu được qua các năm. Thể hiện tổng số tiền mà Quỹ đã giải ngân cho các đối tượng cung cấp dịch vụ môi trường rừng qua các năm.

3. Tổng diện tích rừng thay thế được trồng từ kinh phí dịch vụ môi trường rừng qua các năm và tỷ trọng (%). Phản ánh tổng diện tích rừng được trồng mới có sử dụng từ tiền chi trả DVMTR.

4. Số lượng văn bản quản lý nhà nước đã được ban hành cho hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng (văn bản)

5. Số lần kiểm tra thực tế hoạt động sử dụng kinh phí đã chi trả dịch vụ môi trường rừng cho tác tổ chức (lần)

6. Số vụ sai phạm của các tổ chức trong việc sử dụng chi phí được cấp từ DVMTR qua các năm 2017-2019 (vụ). Phản ánh số vụ sai phạm của các tổ chức trong quá trình sử dụng phí môi trường rừng.

7. Số tiền thu được từ sai phạm của các tổ chức trong việc sử dụng khi phí được cấp từ DVMTR qua các năm (triệu đồng). Phản ánh số tiền Quỹ thu được từ các sai phạm của các tổ chức có sử dụng kinh phí từ phí DVMTR vi phạm qua các năm (nếu có)

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng trả dịch vụ môi trường rừng

* Yếu tố đều kiện tự nhiên

Yếu tố điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về điều kiện thuận lợi, khó khăn cho cho các tổ chức được nhận chi trả DVMTR đầu tư trồng rừng. Chỉ tiêu này được phản ánh thông qua đánh giá của các tổ chức về mức độ thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với việc trồng rừng thông qua thang đo Likert.

* Yếu tố về môi trường chính sách.

Chỉ tiêu này được phản ánh thông qua đánh giá của cán bộ quản lý về vai trò của chính sách trung ương và địa phương đối với hoạt động chi trả DVMTR trên địa bàn.

* Yếu tố về sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Đánh giá của cán bộ quản lý về việc phối hợp giữa Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường với các bên liên quan (Kiểm lâm và chính quyền địa phương) về hoạt động chi trả DVMTR thông qua thang đo likert.

* Yếu tố về nhận thức của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc chi trả DVMTR

Thông qua đánh giá của các bộ quản lý về nhận thức của các tổ chức, nhà đầu tư trong việc nộp phí DVBVT đúng thời hạn, đúng quy định thông qua thang đo likert.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BẮC KẠN

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Đơn vị hành chính, dân số: Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thành phố (thành phố Bắc Kạn) và 07 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với 108 xã, phường, thị trấn.

Dân số Bắc Kạn (tính tại thời điểm ngày 01/4/2019) là 313.905 người, đứng thứ 63 trên cả nước. Trong đó, dân tộc Kinh có 37.615 người, chiếm 11,98%; dân tộc Tày có 165.055 người, chiếm 52,58%; dân tộc Nùng có 28.709 người, chiếm 9,15%; dân tộc Dao có 56.063 người, chiếm 17,86%; dân tộc Mông có 22.607 người, chiếm 7,20%, dân tộc Sán Chay là 1.680 người, chiếm 0,54%; còn lại là dân tộc khác có 2.176 người, chiếm 0,69%. Mật độ dân số là 65 người/km2.

Khí hậu, đất đai: Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt về nhiệt độ, lượng mưa, độ dài ngày và đêm. Lãnh thổ Bắc Kạn nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ.

Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.996ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 44.116ha, chiếm 9,08%; đất lâm nghiệp 413.366ha chiếm 85,05%; đất khác (đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng…) là 28.514ha, chiếm 5,87%. Đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…

Vị trí địa lý: Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao, lại ở sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng như các cảng biển. Mạng lưới giao thông chủ yếu trong tỉnh chỉ là đường bộ nhưng chất lượng đường lại kém. Chính vị trí địa lí cũng như những khó khăn về địa hình đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.

Địa hình: Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, chủ yếu là đồi và núi cao. Địa hình Bắc Kạn có thể chia làm 3 khu vực:

- Khu vực phía Đông, sừng sững các dãy núi kéo dài tít tắp của cánh cung Ngân Sơn, cánh cung liên tục nhất, điển hình nhất ở vùng Đông Bắc. Đây là dãy núi cao có cấu tạo tương đối thuần nhất. Về kinh tế, địa hình nơi đây chủ yếu thuận lợi phát triển lâm nghiệp.

- Khu vực phía Tây, cũng là khối núi cao chót vót trên lãnh thổ Bắc Kạn. Cấu tạo chủ yếu của núi là đá phiến thạch anh, đá cát kết và đá vôi có lớp dày nằm trên đá kết tinh cổ.

- Khu vực trung tâm, dọc thung lũng sông Cầu có địa hình thấp hơn nhiều. Đây là một nếp lõm được cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vôi, đá sét vôi có tuổi rất cổ, nhưng đá vôi không nhiều. Địa hình nơi đây thích hợp phát triển nông nghiệp, giao thông.

Mạng lưới sông ngòi: Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường.

Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu. Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnh Bắc Cạn. Trong một chừng mực nhất định, sông ngòi là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nông nghiệp và ngư nghiệp. Do yếu tố địa hình nên các sông đa số ngắn, dốc, thuận lợi cho việc phát triển thủy điện và phát triển rừng.

Tài nguyên thiên nhiên:

- Đất: Bắc Kạn có nhiều loại đất khác nhau. Nhiều vùng có tầng đất khá dầy, hàm lượng mùn tương đối cao, đặc biệt một số loại đất là sản phẩm phong hoá từ đá vôi, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Nói chung, cùng với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đất đai trong tỉnh còn khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông - lâm nghiệp. Về cơ cấu sử dụng đất, diện tích được khai thác hiệm chiếm hơn 60%, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp. Hiện diện tích chưa sử dụng còn khá lớn.

- Rừng: Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc (95,3% diện tích). Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng, phong phú. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa còn nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị và được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc. Hệ động vật của tỉnh Bắc Kạn có giá trị tự bảo tồn nguồn gen cao với nhiều loại đặc hữu và quý hiếm. Về thực vật, qua điều tra cho thấy tỉnh Bắc Kạn có 280 loài thực vật, trong đó có 300 loài gỗ, 300 loài cây thuốc, 52 loài đã đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Qua bảng 3.1 ta thấy, tỉnh Bắc Kạn chủ yếu diện tích rừng là rừng tự nhiên chiếm trên 74% tổng diện tích rừng của tỉnh. Trong đó, trên 50% là rừng gỗ và là rừng phục hồi của tỉnh. Diện tích rừng trồng mới của tỉnh Bắc Kạn những năm gần đây cũng tăng đáng kể. Đây có thể thấy là sự nỗ lực rất lớn của tỉnh Bắc Kạn trong việc trồng và bảo vệ rừng trong suốt thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)