Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 48)

Loại rừng Diện tích năm

2017 (ha) Diện tích năm 2018 (ha) Diện tích năm 2019 (ha) 1 Rừng tự nhiên 277.193,60 274.742,50 274.086,20 1.1 Rừng gỗ 189.511,00 188.461,40 187.568,90 Giầu 10.943,80 10.943,80 10.942,70 Trung bình 22.841,10 22.810,90 22.899,10 Nghèo 8.840,80 8.806,80 8.788,50 Nghèo kiệt 24.045,80 24.011,40 23.957,10 Rừng phục hồi 122.839,50 121.888,60 120.981,50 1.2 Rừng hỗn giao gỗ và tre nưa 85.380,60 84.413,60 82.973,00 Gỗ là chính 64.823,8 64.015,20 62.761,10 Tre lứa là chính 20.556,80 20.398,40 20.212,00 2 Rừng trồng 93.599,00 97.161,90 97.863,70 Tổng diện tích đất có rừng 370.792,90 371.904,40 371.949,90

(Nguồn số liệu: Báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn)

Tóm lại, với điều kiện vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, mạng lưới sông ngòi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, thì tỉnh Bắc Kạn là tỉnh có điều kiện thuận lợi cho phát triển rừng và hệ thống thủy điện. Do đó, thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn

Tỉnh Bắc Kạn được thành lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở phân tách tỉnh Bắc Thái thành tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn thời kỳ đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Kạn quyết tâm phấn đấu xây dựng Bắc Kạn phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường trên cơ sở phát huy được lợi thế so sánh của Tỉnh về tài nguyên rừng, khoáng sản để phát triển nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành nông nghiệp được phát triển dựa trên tài nguyên rừng và chăn nuôi dưới tán rừng. Ngành công nghiệp phát triển trên cơ sở công nghiệp chế biến. Môi trường được bảo vệ, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, đời sống nhân dân được cải thiện. Các chỉ tiêu về mức sống, văn hoá, xã hội đạt ở mức khá so với bình quân của cả nước; thu hẹp khoảng cách chênh lệch thu nhập của các cộng đồng dân cư, giữa các vùng trong tỉnh. Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, đời sống xã hội và quốc phòng an ninh. Cơ sở hạ tầng thông tin được phát triển, điện năng đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Khối đoàn kết các dân tộc được củng cố. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay nền kinh tế của tỉnh còn hết sức khó khăn, đến nay Bắc Kạn vẫn là một trong những tỉnh nghèo trong cả nước. Cụ thể, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm 2017-2019 như sau:

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 TB 1. GRDP Tỷ đồng 6.330 6.597 7.040 104,21 106,72 105,46 - Công nghiệp &

xây dựng

Tỷ

đồng 1.118 1.121 1.320 100,24 117,78 108,66 - Nông, lâm nghiệp Tỷ

đồng 1.905 2.005 1.992 105,25 99,35 102,26 - Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 3.007 3.471 3.728 115,43 107,40 111,35 2. GRDP bình quân/ người Tr.đ 26 32 34 120,91 107,55 114,03 3. Thu ngân sách

trong cân đối

Tỷ đồng 583 654 723 112,14 110,55 111,34 4. Tổng sản lượng lương thực Tấn 176.631 178.615 175.432 101,12 98,22 99,66 5. Lương thực bình quân/người Kg 559 553 559 98,93 101,08 100,00 6. Tỷ lệ hộ nghèo trong năm % 23 22 19 93,23 88,57 90,87 7. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp TPTH % 97 96 95 99,48 99,07 99,27 8. Tỷ lệ đóng tham gia BHXH % 96 98 97 102,08 98,98 100,52

Qua bảng 3.2 ta thấy, giá trị gia tăng GRDP của tỉnh Bắc Kạn theo giá so sánh giai đoạn 2017-2019 tăng từ 6.330 tỷ đồng lên 7.040 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn này là 5,46%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực từ nông, lâm nghiệp sang công nghiệp và xây dựng và thương mại dịch vụ. Với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp và xây dựng là 8,66%, nông lâm nghiệp 2,26%, thương mại dịch vụ 11,35%. Nguyên nhân là do trong 3 năm gần đây tình hình thiên tai diễn ra thường xuyên trên địa bàn dẫn tới việc mất mùa và dịch bênh: bện tả lợn châu phi, cúm gà,… làm cho nông nghiệp của tỉnh bị thiệt hại rất lớn. GRDP bình quân/người tăng mạnh, với tốc độ phát triển là 14,03%, từ 26,3 triệu đồng/người/ năm năm 2017, lên 34,2 triệu đồng/người/ năm vào năm 2019. Thu ngân sách trong cân đối tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017-2019 là 11,34%. Đây là sự nỗ lực của tỉnh trong việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng giao thương đi lại và thu hút doanh nghiệp đầu tư trong tỉnh, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào sản xuất chế biến lâm sản của tỉnh.

Tuy nhiên, tổng sản lượng lương thực của tỉnh giảm 0,34%, trong khi tổng sản lượng bình quân/người của tỉnh không đổi trong giai đoạn 2017-2019. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2017-2019 giảm đáng kể, giảm 9,13%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT giảm 0,73%, tỷ lệ người tham gia đóng BHXH tăng 0,52%.

Như vậy có thể thấy, trong giai đoạn 2017-2019 cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực trong việc phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là hệ thống đường Quốc lộ 3 mới đã giúp tỉnh thuận lợi trong việc giao thương giữa các tỉnh mình núi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và triển khai các dự án phát triển và bảo vệ rừng của tỉnh.

3.2. Thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Bắc Kạn

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn

Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn là một tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn thành lập tại Quyết định số 1618/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2017. Trên cơ sở sáp nhập 03 Quỹ là Phát triển đất, Bảo vệ và Phát triển rừng, Bảo vệ môi trường.

Tên gọi: Quỹ phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn (sau đây gọi tắt là Quỹ).

Tên giao dịch quốc tế của Quỹ: The Evironment Protection, Land and Forest Fun.

Địa chỉ, trụ sở: tổ 1 phường Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn Quỹ có tư cách pháp nhân, hoạt động độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy và nhân sự của Quỹ:

- Hội đồng quản lý Quỹ: có Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh; Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý là đồng chí Giám đốc Quỹ; các thành viên là Giám đốc, Phó Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho Bạc, Ngân hàng Nhà nước. Đồng chí Chủ tịch hội đồng và các thành viên hoạt động kiêm nhiệm, còn riêng đồng chí Giám đốc Quỹ hoạt động chuyên trách.

- Ban kiểm soát Quỹ: có Trưởng ban kiểm soát và 02 thành viên. Hoạt động kiêm nhiệm.

- Cơ quan điều hành nghiệp vụ: Gồm có 01 đồng chí Giám đốc; 02 phòng chuyên môn là Phòng Tổ chức - Hành chính và Phòng Nghiệp vụ, Biên chế của Quỹ đến thời điểm hiện tại là 14 người.

Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính của Quỹ

- Quỹ hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn bù đắp chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và không mang mục đích lợi nhuận. Quỹ hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập, tự chủ 100% chi thường xuyên.

- Việc quản lý sử dụng Quỹ phải đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.

Chức năng:

- Tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, các nguồn tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật;

- Nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và huy động các nguồn khác theo quy định để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Tiếp nhận, quản lý các khoản đóng góp bắt buộc và thực hiện hỗ trợ vốn cho các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

- Tiếp nhận và quản lý tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với các tổ chức cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nhiệm vụ:

- Huy động các nguồn tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

- Ứng vốn cho các tổ chức phát triển qũy đất để tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực đã có quy hoạch phải thu hồi đất mà người sử dụng

đất có nhu cầu chuyển nhượng trước khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức phát triển các khu tái định cư phục vụ việc thu hồi đất thực hiện các dự án, tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên quỹ đất đã được giao quyền quản lý để đấu giá;

- Ứng vốn cho các tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; thực hiện đầu tư tạo quỹ đất, quỹ nhà tái định cư theo quy hoạch;

- Ứng vốn để chi hỗ trợ thực hiện các đề án đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho các đối tượng bị nhà nước thu hồi đất; khoản hỗ trợ chênh lệch cho hộ gia đình, cá nhân vào khu tái định cư trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân vào khu tái định cư trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu; hỗ trợ xây dựng khu tái định cư; hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng tại địa phương có đất bị thu hồi;

- Thực hiện thu hồi vốn đã ứng theo quy định; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng quản lý Quỹ quyết định việc đình chỉ, thu hồi vốn đã ứng, kinh phí đã hỗ trợ khi phát hiện tổ chức, đơn vị vi phạm quy định về sử dụng vốn ứng, kinh phí hỗ trợ;

- Phối hợp với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng (bên phải trả tiền ủy thác) xác định số tiền phải chi trả, ký hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải trả tiền ủy thác, xác định trách nhiệm của mỗi bên trong việc chi trả và sử dụng dịch vụ môi trường rừng, là căn cứ để giám sát, kiểm tra, xử lý trách nhiệm của mỗi bên trong việc chi trả và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Thực hiện việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng trên cơ sở rà soát số lượng và chất lượng rừng của các chủ rừng là tổ chức, chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Làm đầu mối giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức, kiểm tra các chủ rừng trong việc cung ứng dịch vụ môi trường rừng, việc thanh toán tiền cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, kiểm tra việc nộp tiền chi trả của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng;

- Hỗ trợ tài chính cho các tổ chức, cá nhân có các chương trình, dự án, các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phòng, chống, ứng phó, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh với hình thức hỗ trợ bao gồm: Cho vay với lãi suất ưu đãi các chương trình, kế hoạch, dự án theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tổ chức các giải thưởng môi trường, các hình thức khen thưởng nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường, cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường;

- Tiếp nhận quản lý nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, tiền bồi thường thiệt hại từ môi trường, phí bảo vệ môi trường, tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, các khoản tài trợ đóng góp, ủy thác đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thẩm định, phê duyệt mức, thời gian và hình thức hỗ trợ tài chính cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường sử dụng vốn đầu tư theo điều lệ tổ chức hoạt động của Quỹ;

- Nhận ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản với các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản;

- Chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và các quy định khác liên quan đến hoạt động của Quỹ; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.2.2. Kết quả hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng từ Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn

Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn (gọi tắt là Quỹ) được thành lập năm 2017 trên cơ sở sáp nhập 3 Quỹ là Quỹ Phát triển đất, Quỹ Bảo về và phát triển rừng, Quỹ Bảo vệ môi trường. Với chức năng nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước, các nguồn khác như nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; tiền bồi thường thiệt hại về môi trường, phí bảo vệ môi trường,... thu từ các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh, cụ thể số tiền thu được từ DVMTR tỉnh Bắc Kạn gian đoạn 2017-2019 như sau:

Bảng 3.3. Số tiền thu được từ dịch vụ MTR giai đoạn 2017-2019

ĐVT: 1.000 đồng

TT Nguồn thu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

So sánh (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 TB 2017- 219 I Thu trong tỉnh 0 1.608.880 1.523.786 - 94,71 - 1 Nhà máy Thủy Điện Nặm Cắt 672.200 631.723 - 93,98 - 2 Nhà máy Thủy

Điện Thượng Ân 277.243 219.760 - 79,27 -

3 Nhà máy Thủy Điện Tà Làng 528.698 548.538 - 103,75 - 4 CTCP Cấp Thoát Nước Bắc Kạn 130.738 123.763 - 94,66 - II Thu liên tỉnh 12.000.000 11.300.000 16.752.808 94,17 148,25 118,16 1

Công ty thủy điện

Tuyên Quang 10.335.189 10.427.843 13.912.351 100,90 133,42 116,02

2

Nhà máy thủy

điện Chiêm Hóa 1.664.811 872.157 2.840.457 52,39 325,68 130,62

Cộng 12.000.000 12.908.880 18.276.594 107,57 141,58 123,41

Qua bảng 3.3 ta thấy, năm 2017 Quỹ mới được thành lập nên nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng trong tỉnh chưa có, năm 2017 mới chỉ có nguồn thu liên tỉnh là 12.000.000.000 đồng. Thu liên tỉnh ở đây là nguồn thu từ nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang và nhà máy thủy điện Chiêm Hóa thuộc lưu vực 2 tỉnh trở lên sẽ do Trung ương thu và uỷ thác về Quỹ tỉnh. Vì vậy, số thu của 2 nhà máy này trong các năm 2017-2019 tương đối lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 48)