Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 84 - 86)

5. Cấu trúc của luận văn

3.5.1. Kết quả đạt được

- Với sự nỗ lực của Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn, trong 3 năm từ năm 2017-2019 số tiền thu được từ dịch vụ MTR của tỉnh đã tăng từ 12.000.000.000 đồng năm 2017 lên 18.276.594.000 đồng, trong đó thu nội tỉnh đạt 1.523.786.000 đồng. Bên cạnh đó, mức chi trả DVMTR cho các đối tượng cung cấp dịch vụ MTR của tỉnh tăng từ 7.034.781.000 đồng năm 2017 lên 12.332.483.000 đồng năm 2019. Qua đó, giúp cho các chủ rừng (bao gồm cả hộ cá thể và tổ chức) có trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời từng bước nâng cao đời sống cho các hộ dân trong vùng.

- Trong công tác xây dựng kế hoạch chi trả DVMTR tại Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn đã được xây dựng kịp thời, đúng quy định, sát với thực tế và đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong công tác công khai kế hoạch chi trả DV MTR của đơn vị. Thực tế, số kế hoạch sử dụng tiền chi trả DVMTRvà mức chi thực tế dịch vụ MTR tỉnh không có sự chênh lệch nhiều. Năm 2017, kế hoạch sử dụng chi trả DVMTR thấp hơn so với thực tế chi là 2.781.000 đồng, năm 2018 thực tế chi lớn hơn kế hoạch là 8.343.000 đồng, năm 2019 thực tế chi lớn hơn kế hoạch là 1.483.000 đồng. Đây là sự nỗ lực rất lớn của các cán bộ Quỹ, vì hiện nay tổng số cán bộ chuyên trách của Quỹ bao gồm 14 người, do vậy khối lượng công việc rất lớn và công tác lập kế hoạch đòi hỏi trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như sự cố gắng của toàn thể cán bộ Quỹ trong thời gian qua.

- Công tác tổ chức quản lý hoạt động chi trả dịch vụ MTR:

+ Về công tác phối hợp giữa các bên liên quan trong quản lý hoạt động chi trả dịch vụ MTR: Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh

Bắc Kạn đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Chi Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn tiến hành rà soát, xác định ranh giới, diện tích rừng trong các lưu vực cung ứng DVMTR nội tỉnh, Kết quả huyện Ba Bể có diện tích rừng cung ứng dịch vụ MTR lớn nhất tỉnh, với 45.039,21 ha (năm 2018, 2019), tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2017-2019 là 2,59; tiếp đến là huyện Chợ Đồn có diện tích rừng cung ứng dịch vụ MTR thứ hai tỉnh 33.082,57 ha, với tốc độ tăng giai đoạn 2017-2019 đạt 32,72%; huyện Ngân Sơn và huyện Pác Nặm cũng là 2 huyện có diện tích cung ứng dịch vụ MTR tương đối lớn trên địa bàn.

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách và đào tạo nâng cao năng lực và các hoạt động hỗ trợ đã được Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND tỉnh, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bắc Kạn cũng như các cơ quan liên quan trong việc tuyên truyền, tập huấn, băng zôn,… nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, bên cung ứng, bên sử dụng DVMTR và của mọi tầng lớp nhân dân. Kết quả, số hộ tham gia bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tăng lên rất nhanh, từ 10.721 hộ năm 2017, lên 13.280 hộ, số tổ đội quản lý bảo vệ và phát triển rừng là 400 tổ.

- Về công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động chi trả dịch vụ MTR trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã được triển khai thường xuyên với các cấp các ngành và chính quyền địa phương. Mỗi cấp kiểm tra, giám sát các nội dung cụ thể khác nhau: Kiểm tra tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR và sử dụng tiền DVMTR, Kiểm tra việc thu - chi tại Quỹ, Kiểm tra giám sát hoạt động của Quỹ, Giám sát việc quản lý chi trả DVMTR tại địa phương. Qua đó, giúp phát hiện các sai phạm của các đơn vị là hộ, là tổ chức sử dụng không đúng mục đích chi trả từ dịch vụ MTR, vi phạm về quản lý và bảo vệ rừng. Kết quả trong 3 năm 2017-2019 toàn tỉnh Bắc Kạn có tổng 1.360 vụ vi phạm,

trong đó toàn bộ là các vụ sai phạm về khai thác, vận chuyển trái phép gỗ rừng đã bị phát hiện và xử phạt với tổng số tiền phạt lên đến trên 11 tỷ đồng nộp vào ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 84 - 86)