Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 70)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng

Định kỳ, hàng tháng, quý, cuối năm, Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình chi trả dịch vụ môi trường rừng tại các chủ rừng là tổ chức theo kế hoạch và bất thường, trên cơ sở phân cấp được quy định tại Điều 72 Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Bảng 3.14. Công tác kiểm tra giám sát, đánh giá hoạt động chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn

TT Cấp kiểm tra Nội dung kiểm tra giám sát Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Cấp trung ương (Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam)

Kiểm tra tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR và sử dụng tiền DVMTR

1 1 1

2

Cấp tỉnh (Hội đồng

quản lý Quỹ) Kiểm tra việc thu - chi tại Quỹ 1 1 1 3

Cấp huyện (Hội đồng nhân dân)

Kiểm tra giám sát hoạt

động của Quỹ 2 2 2

4

Cấp xã (Hội đồng nhân dân)

Giám sát việc quản lý chi

trả DVMTR tại địa phương 38 43 43

Nguồn: Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn

Bảng 3.14 cho thấy, công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động chi trả dịch vụ MTR trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được triển khai thường xuyên với các cấp các ngành và chính quyền địa phương: Cấp trung ương (Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam), Cấp tỉnh (Hội đồng quản lý Quỹ), Cấp huyện (Hội đồng nhân dân), Cấp xã (Hội đồng nhân dân) Kiểm tra. Mỗi cấp kiểm tra, giám sát các nội dung cụ thể khác nhau: Kiểm tra tình hình thực hiện

chính sách chi trả DVMTR và sử dụng tiền DVMTR, Kiểm tra việc thu - chi tại Quỹ, Kiểm tra giám sát hoạt động của Quỹ, Giám sát việc quản lý chi trả DVMTR tại địa phương. Qua đó, giúp phát hiện các sai phạm của các đơn vị là hộ, là tổ chức sử dụng không đúng mục đích chi trả từ dịch vụ MTR, vi phạm về quản lý và bảo vệ rừng.

Bảng 3.15. Tổng hợp các vụ xử lý vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng

Nội dung vi phạm

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số vụ xử lý vi phạm hành chính (vụ) Số tiền thu nộp NSNN (trđ) Số vụ xử lý vi phạm hành chính (vụ) Số tiền thu nộp NSNN (trđ) Số vụ xử lý vi phạm hành chính (vụ) Số tiền thu nộp NSNN (trđ) Khai thác và vận chuyển trái phép gỗ rừng 507 >4tỷ 489 >4Tỷ 364 >3Tỷ

Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm 2017- 2019 toàn tỉnh Bắc Kạn có tổng 1.360 vụ vi phạm, trong đó toàn bộ là các vụ sai phạm về khai thác, vận chuyển trái phép gỗ rừng đã bị phát hiện và xử phạt với tổng số tiền phạt lên đến trên 11 tỷ đồng nộp vào ngân sách nhà nước. Trong đó, số vụ vi phạm năm 2017 là 507 vụ, số tiền thu từ xử phạt trên 4 tỷ đồng, năm 2018 số vụ vi phạm giảm xuống còn 489 vụ, tuy nhiên số tiền xử phạt vẫn trên 4 tỷ đồng, năm 2019 số vụ vi phạm giảm xuống còn 364 vụ, số tiền xử phạt là trên 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, các vụ sai phạm liên quan đến việc sử dụng sai mục đích của hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn những năm qua là chưa có trường hợp nào. Đây là sự nỗ lực rất lớn của chính quyền địa phương, các cấp, các ngành trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ rừng, hoạt động chi trả dịch vụ MTR và phát hiện kịp thời những sai phạm trong quản lý và bảo vệ rừng và của người dân địa phương.

Người dân sau khi được hưởng DVMTR góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nên có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng. Tổng số hộ gia đình, cá nhân được nhận tiền chi trả DVMTR năm 2019 là: 13.220 hộ bao gồm cả chủ hộ là cá nhân và cá nhân trong tổ chức (chủ yếu các hộ là người dân tộc thiểu số (Tày, mông, dao, …) với tổng số tiền là 7.360.739.000 đồng, bình quân 556.000 đồng/hộ, các hộ được nhận tiền thuộc mức thấp là dưới 100.000 đồng/hộ, cao lên đến 6.000.000 - 7.000.000 đồng/hộ, góp phần đáng kể cải thiện sinh kế và nâng cao đời sống của người làm nghề rừng.

Bảng 3.16. Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng

Tiêu chí đánh giá Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả

DVMTR được thực hiện theo đúng kế hoạch. 3,99 0,782 Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả

DVMTR đảm bảo phát hiện kịp thời những sai phạm của các đối tượng liên quan đến các vi phạm về bảo vệ rừng và triển khai kinh phí DVMTR

3,57 0,810

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả DVMTR đảm bảo nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan đến hoạt động chi trả DVMTR

4,03 0,984

Nguồn: Khảo sát, tính toán của tác giả

Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng cho thấy, cán bộ đánh giá cao Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả DVMTR đảm bảo nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan đến hoạt động chi trả DVMTR; Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả DVMTR được thực hiện theo đúng kế hoạch

mới giá trị trung bình đạt 4,03 và 3,99. Tuy nhiên, Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả DVMTR đảm bảo phát hiện kịp thời những sai phạm của các đối tượng liên quan đến các vi phạm về bảo vệ rừng và triển khai kinh phí DVMTR đánh giá ở mức khá, với giá trị trung bình đạt 3,57. Như vậy có thể thấy, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định, song Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn cần có nhiều biện pháp hơn nữa trong việc phối hợp với các cơ quan liên quan: kiểm lâm, công an, cơ quan chính quyền địa phương các cấp để thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, đột xuất các vùng rừng thuộc diện được chi trả DVMTR để kịp thời phát hiện những sai phạm để có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật.

3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn

3.4.1. Các yếu tố khách quan

- Yếu tố về môi trường chính sách

Thực tế cho thấy, tại tỉnh Bắc Kạn Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn sau 3 năm tổ chức vận hành hiệu quả, giúp cho việc quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn đạt hiệu quả cao, đặc biệt khuyến khích các cá nhân, tổ chức tích cực tham gia trồng và bảo vệ rừng thông qua các chính sách của trung ương và địa phương. Cụ thể, tại Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017 đã quy định nội dung riêng về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định 156/2018/NĐ-CP đã quy định một chương riêng về dịch vụ môi trường rừng, qua đó nâng tầm chính sách lên một tầm cao hơn được Luật pháp bảo hộ và quy định rõ ràng và đã được tiến hành nghiên cứu thí điểm tại một số địa phương. Đánh giá của các cán bộ quản lý về yếu tố chính sách tới quản lý chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn.

Bảng 3.17: Đánh giá của cán bộ quản lý về yếu tố chính sách tới quản lý chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn

Tiêu chí đánh giá Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

Chính sách chi trả DV MTR phù hợp với

thực tế 3,68 0,938

Các quy định thực hiện về DV MTR được

ban hành kịp thời 3,32 1,091

Chính sách có tác động tích cực trong việc tạo

tính minh bạch trong quản lý chi trả DV MTR 4,01 0,897

Nguồn: Khảo sát, tính toán của tác giả

Phân tích bảng 3.17, theo kết quả khảo sát cán bộ quản lý về yếu tố chính sách tới quản lý chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cán bộ quản lý tại Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn rất đồng ý với các ý kiến về chính sách pháp luật của nhà nước ảnh hưởng tới công tác quản lý chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn. Trong đó, yếu tố Chính sách có tác động tích cực trong việc tạo tính minh bạch trong quản lý chi trả DVMTR được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình µ = 4,01; độ lệch chuẩn σ = 0,897; tiếp sau là yếu tố Chính sách chi trả DV MTR phù hợp với thực tế với giá trị trung bình µ = 3,68; độ lệch chuẩn σ = 0,938; Cuối cung là yếu tố Các quy định thực hiện về DV MTR được ban hành kịp thời được cán bộ quản lý đánh giá ở mức trung bình với giá trị trung bình µ = 3,32; độ lệch chuẩn σ = 1,091.

Đánh giá của các đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng:

Kết quả khảo sát 230 chủ rừng - đối tượng được chi trả dịch vụ MTR của tỉnh Bắc Kạn về yếu tố chính sách ảnh hưởng đến hoạt động chi trả DV MTR của các chủ rừng như sau:

Bảng 3.18: Đánh giá của chủ rừng về yếu tố chính sách tới chi trả DVMTR

Tiêu chí đánh giá Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

Chính sách chi trả DVMTR đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng cho các đối tượng được chi trả DVMTR

3,72 1,032

Chủ rừng được nhận tiền chi trả DVMTR theo hợp đồng thỏa thuận và đúng thời gian quy định

3,89 0,893

Chính sách có tác động khuyến khích các cá nhân, tổ chức tự nguyên tham gia cung ứng DV MTR.

4,05 0,761

Nguồn: Khảo sát, tính toán của tác giả

Phân tích bảng 3.18, theo kết quả khảo sát của chủ rừng về yếu tố chính sách tới quản lý chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn cho thấy, chủ rừng rất đồng ý với các ý kiến về chính sách pháp luật của nhà nước ảnh hưởng tới công tác chi trả DVMTR cho các chủ rừng trên địa bàn. Trong đó, yếu tố

Chính sách có tác động khuyến khích các cá nhân, tổ chức tự nguyên tham gia cung ứng DVMTR được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình µ = 4,05; độ lệch chuẩn σ = 0,761; tiếp sau là yếu tố Chủ rừng được nhận tiền chi trả DVMTR theo hợp đồng thỏa thuận và đúng thời gian quy định với giá trị trung bình µ = 3,89; độ lệch chuẩn σ = 0,893; Cuối cung là yếu tố Chính sách chi trả DVMTR đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng cho các đối tượng được chi trả DVMTR được chủ rừng đánh giá ở mức khá với giá trị trung bình µ = 3,72; độ lệch chuẩn σ = 1,032.

Như vậy có thể thấy, chính sách tác động rất lớn đến công thác quản lý và chi trả dịch vụ MTR trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, từ đó khuyến khích được các tổ chức, cá nhân tham gia công tác quản lý và bảo vệ rừng, hạn chế được nạn lâm tặc khai thác rừng trái phép trên địa bàn trong những năm qua.

- Yếu tố sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng

Để quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng thì Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh để huy động các nguồn thu thông qua việc ký kết các hợp đồng ủy thác DVMTR với các đơn vị sử dụng DVMTR. Bên cạnh đó, Quỹ còn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành lập các đoàn công tác tới các huyện, xã để đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ về thực hiện triển khai các chính sách chi trả DVMTR. Đồng thời, Quỹ còn phối hợp với các bên liên quan nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số giám sát, đánh giá chi trả DVMTR làm căn cứ, cơ sở để đánh giá hiệu quả của chính sách.

Bảng 3.19: Đánh giá của cán bộ quản lý về sự phối hợp giữa các bên trong việc quản lý hoạt động chi trả DVMTR

Tiêu chí đánh giá Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

Sự tham gia của các bên liên quan trong quản hoạt động chi trả DVMTR được phân công rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.

3,96 0,737

Các Bộ, ngành liên quan thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra sự phối hợp thực hiện của các bên liên quan trong quá trình quản lý hoạt động chi trả DVMTR

3,55 1,004

Các bên liên quan phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình quản lý hoạt động chi trả DVMTR

3,31 0,909

Phân tích bảng 3.19, theo kết quả khảo sát cán bộ quản lý tại Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn về sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn cho thấy, các cán bộ tại Quỹ đánh giá cao yếu tố Sự tham gia của các bên liên quan trong quản hoạt động chi trả DVMTR được phân công rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm với giá trị trung bình µ = 3,69; độ lệch chuẩn σ = 0,737; tiếp sau là yếu tố Các Bộ, ngành liên quan thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra sự phối hợp thực hiện của các bên liên quan trong quá trình quản lý hoạt động chi trả DVMTR với giá trị trung bình µ = 3,55; độ lệch chuẩn σ = 1,004; Cuối cung là yếu tố Các bên liên quan phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình quản lý hoạt động chi trả DVMTR được cán bộ quản lý đánh giá ở mức trung bình với giá trị trung bình µ = 3,31; độ lệch chuẩn σ = 0,909.

- Nhận thức của đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung cấp dịch vụ môi trường rừng.

Trong quá trình quản lý hoạt động chi trả dịch vụ MTR thì vai trò của người dân địa phương, chủ rừng và các đối tượng sử dụng dịch vụ MTR là vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ rừng và chấp hành các quy định và chính sách của nhà nước về cung ứng DVMTR. Khi nhận thức của người dân, chủ rừng và các đối tượng sử dụng dịch vụ MTR được nâng lên thì tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép tại các khu vực rừng áp dụng chi trả DVMTR đã giảm đáng kể. Việc thu tiền từ phí chi trả DVMTR đang có tác động tốt đến các chủ rừng, qua đó giúp thu nhập từ rừng của người dân vùng có rừng từng bước được cải thiện.

Bảng 3.20: Đánh giá của cán bộ quản lý về nhận thức của đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung cấp DVMTR

Tiêu chí đánh giá Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

Nhận thức của đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung cấp DVMTR về bảo vệ rừng ngày càng được nâng lên

3,68 0,833

Nhận thức của đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung cấp DVMTR về sử dụng đúng mục đích kinh phí được cấp từ Quỹ ngày càng cao

3,85 1,016

Đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung cấp DVMTR thỏa mãn với mức chi trả DVMTR

3,23 1,098

Nguồn: Khảo sát, tính toán của tác giả

Phân tích bảng 3.20, theo kết quả khảo sát cán bộ quản lý tại Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn về về nhận thức của đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung cấp DVMTR ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn cho thấy, các cán bộ tại Quỹ đánh giá cao yếu tố Nhận thức của đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung cấp DVMTR về sử dụng đúng mục đích kinh phí được cấp từ Quỹ ngày càng cao với giá trị trung bình µ = 3,85; độ lệch chuẩn σ = 1,016; tiếp sau là yếu tố Nhận thức của đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung cấp DVMTR về bảo vệ rừng ngày càng được nâng lên với giá trị trung bình µ = 3,68; độ lệch chuẩn σ = 0,833; Cuối cung là yếu tố Đối tượng sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 70)