Thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 39 - 41)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được sử dụng từ kết quả khảo sát 2 đối tượng là: các đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; và cán bộ quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng thuộc Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn.

* Đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng

Tại Quyết định số 3746/QĐ-BNN-TCLN về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về chi trả dịch vụ môi trường rừng là chủ rừng. Chủ rừng là đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng; được chia thành 2 nhóm: Chủ rừng nhóm I và chủ rừng nhóm II.

a) Chủ rừng nhóm I gồm hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, UBND cấp xã; các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội.

b) Chủ rừng nhóm II gồm Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, Công ty lâm nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng.

Theo Báo cáo từ Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn, đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn gồm: 02 chủ rừng là BQLR phòng hộ, đặc dụng; 02 chủ rừng là Công ty lâm nghiệp; 43 chủ rừng là UBND cấp xã/thị trấn; 01 chủ rừng là tổ chức khác; 405 chủ rừng là nhóm hộ; 87 chủ rừng là cộng đồng thôn => tổng là 540 chủ rừng. Tuy nhiên, do giới hạn vê thời gian và phạm vi nghiên cứu nên tác giả không tiến hành điều tra tổng thể, mà lựa chọn phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên theo từng nhóm đối tượng đại diện cho các hộ, các tổ chức được chi trả dịch vụ môi trường rừng, sau đó sử dụng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng cho toàn bộ tổng thể chung. Cụ thể như sau:

- Xác định quy mô số lượng hộ điều tra theo công thức Slovin (1984) n = N/(1 + Ne2)

Trong đó:

N: số quan sát tổng thể

Trong đó N = 540 chủ rừng, với mức sai số cho phép là 0,05% cỡ mẫu được xác định là n = 229,79 ≈ 230. Để đảm bảo tính đại diện, tác giả tiến hành khảo sát 230 chủ rừng như sau:

Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra

STT Chỉ tiêu Số lượng chủ rừng (tổ chức) Số phiếu khảo sát (phiếu) 1 Chủ rừng là BQLR phòng hộ, đặc dụng 2 1

2 Chủ rừng là Công ty lâm nghiệp 2 1

3 Chủ rừng là UBND cấp xã/thị trấn 43 18

4 Chủ rừng là tổ chức khác 1 1

5 Chủ rừng là nhóm hộ 405 172

6 Chủ rừng là cộng đồng thôn 87 37

Tổng 540 230

- Nội dung điều tra: tình hình cơ bản của tổ chức: số hộ tham gia tổ chức, diện tích rừng của tổ chức, tổng chi phí mà tổ chức được Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường chi trả;…. khó khăn, thuận lợi của các tổ chức trong việc thực hiện các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng;.... thông qua hệ thống bảng hỏi đã được thiết kế sẵn theo mục đích nghiên cứu của đề tài.

* Đối tượng khảo sát là các cán bộ quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng:

Hiện nay, các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Bắc Kạn chịu sự quản lý trực tiếp bởi Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh. Do vậy, để phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, tác giả tiến hành khảo sát toàn bộ 14 cán bộ tại Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường.

Nội dung khảo sát: tuổi, giới tính, trình độ, thời gian công tác, những nhận định, đánh giá của các cán bộ quản về những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng; sự phù hợp của các chính sách quản lý nhà nước hiện nay đối với các tổ chức được chi trả dịch vụ rừng; sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)