Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 92)

5. Cấu trúc của luận văn

4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động

chi trả dịch vụ môi trường rừng

Thứ nhất, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng các cấp, từ cấp trung ương đến cấp địa phương (Cấp trung ương (Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam); Cấp tỉnh (Hội đồng quản lý Quỹ) Cấp huyện (Ủy ban nhân dân); Cấp xã (Hội đồng nhân dân). Đặc biệt là việc thu chi nguồn kinh phí cấp xã, chi trả dịch vụ MTR cho các hộ nhận khoán của các chủ rừng là tổ chức. Qua đó, giúp hạn chế được các sai phạm trong công tác quản lý sử dụng nguồn kinh phí chi trả DVMTR.

Thứ hai, cần nâng cao nhận thức cho các đối tượng là chủ rừng (các cá nhân, tổ chức quản lý rừng thuộc vùng cung ứng dịch vụ MTR) để từ đó giúp họ chấp hành nghiêm chỉnh việc bảo vệ rừng, ngăn ngừa nạn lâm tặc phá rừng và hủy hoại tài nguyên rừng trên địa bàn. Trong tổng 1.360 vụ vi phạm, trong đó toàn bộ là các vụ sai phạm về khai thác, vận chuyển trái phép gỗ rừng đã

bị phát hiện và xử phạt với tổng số tiền phạt lên đến trên 11 tỷ đồng nộp vào ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 có một phần vai trò rất lớn của các chủ rừng trong việc phát hiện và báo cáo cho các cơ quan quản lý các cấp khi phát hiện ra những sai phạm của các đối tượng là lâm tặc trên địa bàn.

Thứ ba, cần nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho các hộ được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Vì hiện nay, để nâng cao hiệu quả công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Kạn về thanh toán không sử dụng tiền mặt, Quỹ đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin (chi trả dịch vụ MTR qua tài khoản ngân hàng và thanh toán điện tử, quản lý diện tích khu vực rừng cung ứng của các chủ rừng trên phần mềm quản lý) trong công tác quản lý hoạt động chi trả dịch vụ MTR. Trong khi, trình độ dân trí của các hộ là chủ rừng thấp, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, ở khu vực vùng sâu dùng xa, dẫn tới các hộ khó khăn khi phải đi đến tận trung tâm xã, hoặc trung tâm huyện để nhận tiền phí chi trả dịch vụ, dẫn tới khó khăn cho hộ. Vì vậy, cần phải tập huấn nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho các chủ rừng nói chung và cho người dân nói riêng để đảm bảo thuận lợi cho các bên trong công tác triển khai hoạt động chi trả dịch vụ MTR của tỉnh.

4.3. Kiến nghị đề xuất

4.3.1. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp với Bộ Công thương chỉ đạo tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo các nhà máy thủy điện trong việc ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng qua Quỹ cấp tỉnh theo đúng quy định.

Bộ Nông nghiệp và PTNN cho phép thí điểm rộng rãi về chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các – bon để đảm bảo sự công bằng giữa các đơn vị sử dụng dịch vụ MTR. Bản chất định giá khí thải CO2 là cơ chế để doanh nghiệp trả một phần tiền tương ứng với lượng CO2 họ thải ra môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do vậy, việc thí điểm rộng rãi chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ lưu giữ và hấp thụ các bon của rừng dựa trên nguyên tắc: người gây phát thải khí nhà kính phải trả tiền dịch vụ sẽ mang lại sự công bằng cho các đối tượng sử dụng dịch vụ MTR.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép Quỹ Trung ương triển khai đăng ký là cơ quan đầu mối tiếp nhận các nguồn lực quốc tế (Quỹ khí hậu xanh) về chi trả dựa trên kết quả để thực hiện tại các tỉnh thông qua Quỹ tỉnh.

4.3.2. Đối với Quỹ Trung ương

Có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc rà soát, xác định diện tích rừng thuộc lưu vực cung cấp nước cho các cơ sở sản xuất nước sạch, cơ sở sản xuất công nghiệp và cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Điều phối nguồn lực quốc tế cho các địa phương có diện tích rừng lớn và có chính sách hỗ trợ địa phương triển khai các nguồn lực một cách hiệu quả nhất.

4.3.3. Đối với UBND tỉnh Bắc Kạn

Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành đảm bảo thu đúng, thu đủ các loại dịch vụ đã quy định đối tượng thu, mức thu

Kiện toàn tổ chức bộ máy Quỹ phát triển Đất, rừng và bảo vệ môi trường tỉnh đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ để triển khai các công việc của Quỹ.

Quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, chế độ và nguồn lực (kinh phí, trang thiết bị, phương tiện) để Quỹ yên tâm tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kịp thời xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh liên quan đến rừng tại địa phương.

Kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án không có khả năng trồng rừng thay thế mà không nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ phát triển Đất, rừng và bảo vệ môi trường tỉnh theo quy định, các nhà máy thủy điện chây ỳ không chi trả tiền dịch vụ MTR.

Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ về chi trả dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế theo chiến lược của tỉnh trong từng giai đoạn cụ thể.

4.3.4. Đối với UBND cấp huyện, xã

Phối hợp chặt chẽ các đơn vị trên địa bàn trong việc xác định các đối tượng, diện tích, mức cung ứng dịch vụ MTR và các đối tượng sử dụng dịch vụ MTR và mức chi trả của từng đối tượng trên địa bàn. Đồng thời phối hợp với Quỹ phát triển Đất, rừng và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả dịch vụ MTR trên địa bàn nhằm ngăn ngừa những sai phạm trong công tác quản lý hoạt động chi trả dịch vụ MTR và bảo vệ rừng.

KẾT LUẬN

Thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020 và chủ trương xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng để huy động các nguồn lực khác nhằm giảm áp lực cho ngân sách nhà nước và tăng cường đầu tư cho ngành lâm nghiệp. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng đã được thành lập nhằm thu hút, vận động, tiếp nhận các nguồn lực xã hội để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tại tỉnh Bắc Kạn, Quỹ phát triển Đất, rừng và bảo vệ môi trường được thành lập năm 2017 đã khẳng định được vai trò trong việc quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, bảo vệ và phát triển trong giai đoạn 2017- 2019. Cụ thể, trong 3 năm 2017-2019 Quỹ đã thu được tổng 43.185.474.000 đồng, trong đó thu ngoại tỉnh đạt 40.052.808.000 đồng. Tổng mức chi trả dịch vụ MTR cho các đối tượng cung cấp dịch vụ MTR là 35.511.607.000 đồng cho trên 500 chủ rừng là nhóm hộ gia đình cá nhân, 05 tổ chức, 43 UBND cấp xã.

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động chi trả DVMTR, và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động chi trả DVMTR tại Quỹ đất, rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn của Luận văn, ta có những kết luận như sau:

Thứ nhất, trong công tác xây dựng kế hoạch chi trả dịch vụ MTR tỉnh Bắc Kạn, Quỹ đã bước đầu đạt được những thành công nhất định. Kế hoạch đặt ra sát với thực tế và kịp thời, qua đó tạo thuận lợi cho Quỹ trong việc triển khai tổ chức chi trả hoạt động môi trường rừng trên địa bàn.

Thứ hai, công tác tổ chức hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện theo đúng kế hoạch và đảm bảo tính khách quan và công bằng cho các đối tượng cung cấp dịch vụ MTR. Đồng thời mọi hoạt động tuyên

truyền, phổ biến chính sách và đào tạo nâng cao năng lực và hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân được triển khai, qua đó giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động chi trả dịch vụ MTR trên địa bàn.

Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện thường xuyên và triển khai ở tất cả các cấp từ cấp trung ương đến cấp địa phương, do vậy đã kịp thời phát hiện ra các sai phạm trong quá trình chi trả dịch vụ môi trường rừng và các hoạt động chặt phá rừng trên địa bàn. Từ đó có những biện pháp xử lý và khắc phục.

Như vậy có thể thấy, sau 03 năm thực hiện, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần huy động các nguồn lực xã hội cho bảo vệ và phát triển rừng, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng gắn với xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015), Quyết định số 3746/QĐ-BNN-TCLN

về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội ngày 15 tháng 9 năm 2015.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả DVMTR.

3. Butler, Rhett A. "Nigeria has worst deforestation rate, FAO revises figures". mongabay.com. ngày 17 tháng 11 năm 2005

4. Chi trả DVMTR: Thiếu vắng một hệ thống giám sát, http://www. vietnamplus.vn/chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-thieu-vang-mot-he- thong-giam-sat/356441.vnp

5. Chính phủ (2008), Nghị định số 05/2008/NĐ-CP của Chính phủ về Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường.

6. Chính phủ (2010), Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 10/4/2008 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

7. Chính phủ (2010), Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

8. Chính phủ (2018), Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019).

9. Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn (2017-2019), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 2017, 2018, 2019.

10. Đánh giá hiệu quả thực hiện chi trả DVMTR và tham gia của các bên liên quan tại địa phương, file:///C:/Users/Admin/Desktop/201115_ Kyyeuhoithao_ChitraDVMTR.pdf

11. Trong Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2006), Phương pháp phân tích kinh tế trên SPSS, Nxb Phương Đông.

12. Minh Lê Đức Minh (2014), Tăng cường hiệu quả quản lý vốn đối với Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Môi trường rừng và Quản lý đô thị Tuyên Quang, Thạc sỹ QLKT, Đại học Kinh tế &QTKD.

13. Năm 2019, tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam đạt gần 42%,

https://thuonghieucongluan.com.vn/nam-2019-ty-le-che-phu-rung-cua- viet-nam-dat-gan-42-a85480.html.

14. Hai Nguyễn Hữu Hải, (2014), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

15. Duong Phan Huy Đường và TS. Phan Anh (2017), Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Porras, I., Barton, D. N., Miranda, M., & Chacón-Cascante, A. (2013). Learning from 20 years of Payments for Ecosystem Services in Costa Rica. London: International Institute for Environment and Development 17. Quốc Hội (2017), Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14.

18. Quốc Hội (2017), Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017.

19. Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn (2017), Báo cáo số /BC-QPTTĐ,R&BVMT về Kết quả công tác năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.

20. Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn (2018), Báo cáo số /BC-QPTTĐ,R&BVMT về Kết quả công tác năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019

21. Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn (2019), Báo cáo số /BC-QPTTĐ,R&BVMT về Kết quả công tác năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020

22. Quỹ Phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ Môi trường tỉnh Bắc Kạn (2018), Báo cáo số 28/BC-SN ngày 13/02/2018 Báo cáo diến biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng năm 2017 tỉnh Bắc Kạn;

23. Quỹ Phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ Môi trường tỉnh Bắc Kạn (2019), Báo cáo số 50/BC-SNN ngày 04/3/2019 Báo cáo diến biến rừng và quy hoạch phát triển rừng năm 2018 tỉnh Bắc Kạn;

24. Scherr, S.J. and Bennett, M.T. Buyer. 2011. regulator, and enabler—The government’s role in ecosystem services markets: International lessons learned for payments for ecological services in the People’s Republic of China. Mandaluyong City, Philippines: Asian Development Bank, 2011. 25. Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính Hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR.

26. UBND tỉnh Bắc Kạn (2017), Quyết định số 1618/QĐ-UBND tỉnh Bắc Kạn về việc điều chỉnh, thay thế Quyết định số 1395/QĐ-UBND ngày 13/9/2017 của UBND tỉnh về việc thành lập Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường trực thuộc UBND tỉnh Bắc Kạn.

27. UBND tỉnh Bắc Kạn (2020), Quyết định số 470/QĐ-UBND ngày 23/3/2020, Quyết định về việc công bố hiện trạng rừng năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn)

28. Wunder, S. 2005. Payments for environmental services: Some nuts and bolts. CIFOR Occasional Paper 42. CIFOR, Bogor, Indonesia.

PHỤ LỤC 01 PHIẾU KHẢO SÁT

(Phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn)

Xin chào các Anh/Chị

Tôi là học viên cao học đến từ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên và đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động chi

trả dịch vụ môi trường rừng từ quỹ phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn”. Rất mong muốn được quý anh/chị bớt chút thời gian cho biết ý

kiến của mình thông qua bảng câu hỏi kèm theo dưới đây. Mỗi ý kiến của anh/chị đều là sự đóng góp rất lớn cho sự thành công luận văn của tôi.

Tôi cam kết “Các ý kiến của Anh/ Chị chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài này và không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác”.

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG

1. Họ tên Anh/Chị:... 2. Địa chỉ: ... 3. Giới tính của Anh/Chị ?

Nam Nữ

4.Trình độ học vấn của Anh/Chị ?

THPT Trung cấp - Cao đẳng

Đại học Sau đại học

5. Vị trí công tác:... 6. Kinh nghiệm công tác: ……….năm

PHẦN II. PHẦN KHẢO SÁT Ý KIẾN

Anh/Chị vui lòng trả lới theo mức điểm đánh giá từ 1-5 tăng theo mức độ đồng ý của Anh/Chị với các nhận định được đưa ra.

1: Rất không đồng ý 2: Không đồng ý

3: Không ý kiến 4: Đồng ý

Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5) 1.Về công tác xây dựng kế hoạch chi trả DVMTR

Kế hoạch chi trả DVMTR được xây dựng kịp thời, theo đúng quy định Kế hoạch chi trả DVMTR được xây dựng sát với thực tế

Kế hoạch chi trả DVMTR đảm bảo tính chính xác và minh bạch

2. Về công tác tổ chức quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng

Sự phội hợp giữa các bên trong việc rà soát, xác định ranh giới, diện tích rừng cung ứng dịch vụ MTR

Công tác tổ chức triển khai hoạt động chi trả DVMTR được triển khai theo đúng kế hoạch đảm bảo tính minh bạch Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách được tiến hành cho mọi tầng lớp nhân dân Công tác đào tạo nâng cao năng lực và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 92)