Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 86)

5. Cấu trúc của luận văn

3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Do số lượng cán bộ quản lý tại Quỹ ít, hiện toàn Quỹ có 14 cán bộ chuyên trách, do vậy nguồn nhân lực mỏng khó khăn trong công tác quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trong khi Hội đồng quản lý Quỹ (07 người) và Ban kiểm soát (03 người) hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý và giám sát hoạt động chi trả DVMTR của địa phương.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị quản lý của Quỹ chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, ví dụ như hiện nay Quỹ chỉ cón 1 xe ô tô con và 1 máy GPS, trụ sở làm việc phân tán, như vậy khó đáp ứng được yêu cầu quản lý trong việc điều động xe cho cán bộ đi công tác và cán bộ đi đo đạc ở các địa phương khác nhau. Đồng thời, tài sản và thiết bị cũng đã cũ do tài sản của Quỹ được điều chuyển từ đơn vị khác đã qua sử dụng về Quỹ dẫn tới chất lượng không đảm bảo công tác quản lý hoạt động chi trả DVMTR trên địa bàn. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý hoạt động chi trả dịch vụ MTR chưa thực sự hiệu quả, nguyên nhân là do điều kiện đi lại khó khăn, trình độ dân trí của các chủ rừng còn thấp, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số,… dẫn tới việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý vô cùng khó khăn đối với Quỹ hiện nay.

- Hạn chế trong công tác lập kế hoạch: Hiện nay, việc lập kế hoạch thu và chi trả DVMTR đều do Quỹ tự tiến hành dựa trên kết quả rà soát của cán bộ Quỹ mà chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Quỹ và đơn vị kiểm lâm dẫn tới khó khăn cho Quỹ trong việc thực hiện triển khai và lập kế hoạch, mặt khác số liệu diễn biến rừng hàng năm của cơ quan Kiểm lâm chưa được chi tiết đến

chủ sở hữu, sô liệu chưa thống nhất với số liệu do UBND xã quản lý. Đặc biệt là sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc rà soát, xác định ranh giới, diện tích rừng cung ứng dịch vụ MTR. Vì hiện nay, tuy đã có sự phối hợp giữa kiểm lâm, chính quyền cấp xã và Quỹ trong việc xác định ranh giới rừng thuộc vùng cung ứng, tuy nhiên số liệu các năm vẫn chưa thống nhất, gây khó khăn cho công tác rà soát diện tích chi trả.

- Trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả DVMTR cần đảm bảo phát hiện kịp thời những sai phạm của các đối tượng liên quan đến các vi phạm về bảo vệ rừng và triển khai kinh phí DVMTR. Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn cần có nhiều biện pháp hơn nữa trong việc phối hợp với các cơ quan liên quan: kiểm lâm, công an, cơ quan chính quyền địa phương các cấp để thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, đột xuất các vùng rừng thuộc diện được chi trả DVMTR để kịp thời phát hiện những sai phạm để có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BẮC KẠN

4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu tăng cường quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Bắc Kạn

4.1.1. Quan điểm, định hướng

Bắc Kạn là một trong ba tỉnh có diện tích rừng che phủ lớn nhất cả nước. Do vậy, quản lý chi trả và dịch vụ môi trường rừng được tỉnh đặc biện quan tâm, chú trọng. Với các quan điểm và định hướng cụ thể cho công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng như sau:

- Bảo vệ và phát triển rừng, mở rộng diện tích rừng trên địa bàn nhằm mở rộng diện tích rừng che phủ đạt trên 80%.

- Tiếp tục rà soát ranh giới, diện tích rừng cung ứng DVMTR, phối hợp với các ban ngành liên quan trong việc rà soát, xác định ranh giới, diện tích rừng trong khu vực cung ứng DVMTR nội tỉnh.

- Xây dựng và hoàn thiện việc lập bản đồ chi trả DVMTR trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

- Tuyên truyền và phổ biến chính sách về chi trả DVMTR đến các ban ngành liên quan và các hộ trồng rừng nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc bảo vệ rừng, và nâng cao hiệu quả công tác quản lý dịch vụ MTR.

- Tiếp tục tăng cường, thúc đẩy quan hệ hợp tác, sử dụng hiệu quả nguồn lực của tỉnh để hỗ trợ các chủ rừng (hộ gia đình và tổ chức) trong việc tham gia cung ứng dịch vụ MTR.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai trồng 35 ha rừng trồng theo phương án trồng rừng thay thế tại huyện Ngân Sơn và Thành Phố Bắc Kạn Quyết định giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư và phân bổ kinh phí trồng rừng thay thế của UBND tỉnh.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địc phương các cấp, rà soát bố trí diện tích để thực hiện trồng rừng thay thế từ nguồn kinh phí đã thu được từ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng cho các năm tiếp theo.

4.1.2. Mục tiêu

- Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tạo ra một cơ chế tài chính mới nhằm huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ DVMTR phục vụ cho việc quản lý bảo vệ rừng, củng cố niềm tin của người dân vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ đó ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Quản lý, bảo vệ tốt hơn tài nguyên rừng duy trì và phát triển ổn định, mục tiêu đến mă 2025 nâng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh tăng hơn so với năm 2020 từ 2% đến 5%.

- Giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong hoạt động chi trả DVMTR, xây dựng kế hoạch thu chi nguồn kinh phí chi trả DVMTR trong giai đoạn 2021 đến 2025 tăng theo tỷ lệ mỗi năm từ 10% đến 20%.

- Đảm bảo cho người lao động lâm nghiệp có thu nhập tại những khu vực có rừng, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân làm nghề rừng.

- Góp phần nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là đảm bảo nguồn nước cho sản xuất thủy điện, các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, nước …

- Nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ, cải thiện môi trường sống cụ thể trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bảo vệ các nguồn tài nguyên, hạn chế các hành vi gây tổn hại đến môi trường.

- Đảo bảo triển khai chính sách đến người dân hướng tới xây dựng chính sách có hiệu quả.

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Bắc Kạn

4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng vụ môi trường rừng

Thứ nhất, để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch cho hoạt động chi trả dịch vụ MTR thì cần có nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu công việc. Vì hiện nay diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng của tỉnh lớn, tính đến hết năm 2019 tổng diện tích rừng cung ứng DVMTR là 112.113,5ha, với đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn nhiều gồm: 02 chủ rừng là BQLR phòng hộ, đặc dụng; 02 chủ rừng là Công ty lâm nghiệp; 43 chủ rừng là UBND cấp xã/thị trấn; 01 chủ rừng là tổ chức khác; 405 chủ rừng là nhóm hộ; 87 chủ rừng là cộng đồng thôn => tổng là 540 chủ rừng. Trong khi tổng số biên chế của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là 14 cán bộ chuyên trách. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Bắc Kạn chưa thành lập được các ban chi trả cấp huyện, xã nên gặp khó khăn trong quá trình thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đến các chủ rừng trên địa bàn tỉnh. Do vậy, cần bổ sung cán bộ cho Quỹ để đáp ứng nhu cầu quản lý chi trả dịch vụ MTR.

Thứ hai, cần đào tạo, tập huấn cho cán bộ Quỹ các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ liên quan đến quản lý và quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng. Vì hiện nay, mặc dù trình độ của cán bộ Quỹ có trên 80% là trình độ đại học, song gần như cán bộ không đúng chuyên ngành kỹ sư lâm nghiệp và kinh tế lâm nghiệp, dẫn tới khó khăn trong công tác xác định địa ranh thuộc vùng cung ứng DVMTR, và khó khăn trong công tác lập kế hoạch chi trả dịch vụ MTR. Vì vậy, Quỹ cần có chính sách đào tạo, tập huấn cho cán bộ của Quỹ về các nghiệp vụ lâm nghiệp và các kỹ năng quản lý có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Tỉnh cần hỗ trợ và khuyến khích các bộ của Quỹ đi học hoặc tuyển dụng cán bộ đúng chuyên môn nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn.

Thứ ba, về công tác phối hợp giữa các bên liên quan trong việc xây dựng kế hoạch chi trả dịch vụ MTR. Tỉnh Bắc Kạn cần có các chế tài cụ thể quy định quyền hạn, trách nhiệm cụ thể cho các biên liên quan trong việc phối hợp xác định ranh giới khu vực cung ứng dịch vụ MTR trong tỉnh: Quỹ với kiểm lâm, Quỹ với cơ quan công an, bộ đội, biên phòng, Quỹ với cán bộ tại các huyện, xã trong tỉnh,... Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Quỹ các tỉnh lân cận: tỉnh Cao Bằng, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn… trong việc xác định ranh giới vùng cung ứng dịch vụ MTR giữa các tỉnh,…có như vậy vừa đảm bảo độ chính xác trong việc lập kế hoạch và giảm thiểu được công việc cho cán bộ xây dựng kế hoạch chi trả dịch vụ MTR của Quỹ và nâng cao hiệu quả công việc thuộc thẩm quyền của Quỹ.

4.2.2. Giải pháp tăng cường công tác tổ chức thực hiện việc quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng động chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một là, cần xây dựng các chính sách, các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên liên quan đến tổ chức quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng: trách nhiệm của cơ quan cấp xã, huyện, tỉnh từ việc phối hợp xác định địa ranh, xác định mức thu - chi cho các đối tượng liên quan dịch vụ MTR, các sai phạm của các bên liên quan,… và phương án xử lý các sai phạm xảy ra nếu có. Có như vậy mới nâng cao được công tác quản lý hoạt động chi trả DVMTR.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách và đào tạo nâng cao năng lực và các hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, bên cung ứng, bên sử dụng DVMTR và của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò của hoạt động chi trả DVMTR và vai trò của việc bảo vệ rừng. Cụ thể là giáo dục bảo vệ rừng gắn với chính sách chi trả dịch vụ MTR cho các chủ rừng; tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị cho các cán bộ quản lý từ cấp thôn, xóm, xã, thị trấn, huyện, tỉnh về chính sách chi trả dịch vụ MTR nhằm nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc phối hợp tổ chức hoạt động chi trả dịch vụ MTR cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn.

Ba là, cần đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn nhằm đáp ứng công tác quản lý hoạt động chi trả dịch vụ MTR trên địa bàn. Vì hiện nay Quỹ được giao 02 khu nhà làm văn phòng làm việc, tuy nhiên công năng sử dụng không phù hợp với cơ quan công sở. Giá trị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý hoạt động chi trả DVMTR của Quỹ tổng trị giá là 1.219.000.000 đồng. Trong đó chỉ có 01 xe ô tô con không đáp ứng được yêu cầu đi lại của cán bộ Quỹ tại các vùng có địa hình khó khăn và 01 máy GPS để đo đạc và xác định ranh giới cho các vùng thuộc khu vực cung ứng dịch vụ MTR. Bên cạnh đó, trụ sở làm việc của Quỹ hiện phân tán dẫn tới khó khăn trong công tác quản lý nhân sự và khó khăn trong công tác triển khai các hoạt động của Quỹ và khó khăn trong công tác quản lý chi trả dịch vụ MTR trên địa bàn.

4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng

Thứ nhất, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng các cấp, từ cấp trung ương đến cấp địa phương (Cấp trung ương (Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam); Cấp tỉnh (Hội đồng quản lý Quỹ) Cấp huyện (Ủy ban nhân dân); Cấp xã (Hội đồng nhân dân). Đặc biệt là việc thu chi nguồn kinh phí cấp xã, chi trả dịch vụ MTR cho các hộ nhận khoán của các chủ rừng là tổ chức. Qua đó, giúp hạn chế được các sai phạm trong công tác quản lý sử dụng nguồn kinh phí chi trả DVMTR.

Thứ hai, cần nâng cao nhận thức cho các đối tượng là chủ rừng (các cá nhân, tổ chức quản lý rừng thuộc vùng cung ứng dịch vụ MTR) để từ đó giúp họ chấp hành nghiêm chỉnh việc bảo vệ rừng, ngăn ngừa nạn lâm tặc phá rừng và hủy hoại tài nguyên rừng trên địa bàn. Trong tổng 1.360 vụ vi phạm, trong đó toàn bộ là các vụ sai phạm về khai thác, vận chuyển trái phép gỗ rừng đã

bị phát hiện và xử phạt với tổng số tiền phạt lên đến trên 11 tỷ đồng nộp vào ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 có một phần vai trò rất lớn của các chủ rừng trong việc phát hiện và báo cáo cho các cơ quan quản lý các cấp khi phát hiện ra những sai phạm của các đối tượng là lâm tặc trên địa bàn.

Thứ ba, cần nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho các hộ được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Vì hiện nay, để nâng cao hiệu quả công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Kạn về thanh toán không sử dụng tiền mặt, Quỹ đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin (chi trả dịch vụ MTR qua tài khoản ngân hàng và thanh toán điện tử, quản lý diện tích khu vực rừng cung ứng của các chủ rừng trên phần mềm quản lý) trong công tác quản lý hoạt động chi trả dịch vụ MTR. Trong khi, trình độ dân trí của các hộ là chủ rừng thấp, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, ở khu vực vùng sâu dùng xa, dẫn tới các hộ khó khăn khi phải đi đến tận trung tâm xã, hoặc trung tâm huyện để nhận tiền phí chi trả dịch vụ, dẫn tới khó khăn cho hộ. Vì vậy, cần phải tập huấn nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho các chủ rừng nói chung và cho người dân nói riêng để đảm bảo thuận lợi cho các bên trong công tác triển khai hoạt động chi trả dịch vụ MTR của tỉnh.

4.3. Kiến nghị đề xuất

4.3.1. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp với Bộ Công thương chỉ đạo tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo các nhà máy thủy điện trong việc ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng qua Quỹ cấp tỉnh theo đúng quy định.

Bộ Nông nghiệp và PTNN cho phép thí điểm rộng rãi về chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các – bon để đảm bảo sự công bằng giữa các đơn vị sử dụng dịch vụ MTR. Bản chất định giá khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 86)