Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch chi trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 90 - 91)

5. Cấu trúc của luận văn

4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch chi trả

vụ môi trường rừng

Thứ nhất, để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch cho hoạt động chi trả dịch vụ MTR thì cần có nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu công việc. Vì hiện nay diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng của tỉnh lớn, tính đến hết năm 2019 tổng diện tích rừng cung ứng DVMTR là 112.113,5ha, với đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn nhiều gồm: 02 chủ rừng là BQLR phòng hộ, đặc dụng; 02 chủ rừng là Công ty lâm nghiệp; 43 chủ rừng là UBND cấp xã/thị trấn; 01 chủ rừng là tổ chức khác; 405 chủ rừng là nhóm hộ; 87 chủ rừng là cộng đồng thôn => tổng là 540 chủ rừng. Trong khi tổng số biên chế của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là 14 cán bộ chuyên trách. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Bắc Kạn chưa thành lập được các ban chi trả cấp huyện, xã nên gặp khó khăn trong quá trình thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đến các chủ rừng trên địa bàn tỉnh. Do vậy, cần bổ sung cán bộ cho Quỹ để đáp ứng nhu cầu quản lý chi trả dịch vụ MTR.

Thứ hai, cần đào tạo, tập huấn cho cán bộ Quỹ các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ liên quan đến quản lý và quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng. Vì hiện nay, mặc dù trình độ của cán bộ Quỹ có trên 80% là trình độ đại học, song gần như cán bộ không đúng chuyên ngành kỹ sư lâm nghiệp và kinh tế lâm nghiệp, dẫn tới khó khăn trong công tác xác định địa ranh thuộc vùng cung ứng DVMTR, và khó khăn trong công tác lập kế hoạch chi trả dịch vụ MTR. Vì vậy, Quỹ cần có chính sách đào tạo, tập huấn cho cán bộ của Quỹ về các nghiệp vụ lâm nghiệp và các kỹ năng quản lý có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Tỉnh cần hỗ trợ và khuyến khích các bộ của Quỹ đi học hoặc tuyển dụng cán bộ đúng chuyên môn nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn.

Thứ ba, về công tác phối hợp giữa các bên liên quan trong việc xây dựng kế hoạch chi trả dịch vụ MTR. Tỉnh Bắc Kạn cần có các chế tài cụ thể quy định quyền hạn, trách nhiệm cụ thể cho các biên liên quan trong việc phối hợp xác định ranh giới khu vực cung ứng dịch vụ MTR trong tỉnh: Quỹ với kiểm lâm, Quỹ với cơ quan công an, bộ đội, biên phòng, Quỹ với cán bộ tại các huyện, xã trong tỉnh,... Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Quỹ các tỉnh lân cận: tỉnh Cao Bằng, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn… trong việc xác định ranh giới vùng cung ứng dịch vụ MTR giữa các tỉnh,…có như vậy vừa đảm bảo độ chính xác trong việc lập kế hoạch và giảm thiểu được công việc cho cán bộ xây dựng kế hoạch chi trả dịch vụ MTR của Quỹ và nâng cao hiệu quả công việc thuộc thẩm quyền của Quỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn (Trang 90 - 91)