Quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 25 - 34)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.3. Quản lý nợ thuế

1.1.3.1. Khái niệmquản lý nợ thuế

Theo Sổ tay quản lý nợ thuế của Cục Thuế tỉnh Lào Cai thì: “Quản lý nợ thuế là hoạt động của cơ quan thuế nhằm thực hiện đôn đốc số thuế mà người nộp thuế đã kê khai, cơ quan thuế đã tính, các cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan thuế xác định đây là nghĩa vụ của người nộp thuế và đã thông báo cho người nộp thuế nhưng đã hết thời

hạn quy định mà chưa nộp vào ngân sách nhà nước” (Cục Thuế tỉnh Lào Cai, 2016).

- Đối với cơ quan thuế thì quản lý nợ thuế là một quá trình, gồm: xây dựng chương trình, mục tiêu, chính sách, lập chỉ tiêu thu nợ hàng năm, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, giải pháp về quản lý nợ thuế, xây dựng các chính sách về quản lý nợ thuế, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nợ thuế, cơ sở vật chất kỹ thuật và một cơ cấu tổ chức thích hợp, duy trì một hệ thống thông tin để đảm bảo quản lý đầy đủ về đối tượng nợ thuế, thực hiện các thủ tục và quy trình quản lý để phân loại đôn đốc và phạt chậm nộp tiền thuế; xem xét, giải quyết văn bản đề nghị xóa nợ, gia hạn nợ thuế, đề xuất các biện pháp và giải phá quản lý thu nợ trên địa bàn quản lý.

- Đối với công chức thuế, quản lý nợ thuế bao gồm: xác định đối tượng nợ thuế, phân loại tiền thuế nợ theo tính chất nợ, xác định số tiền thuế còn nợ và thực hiện các bước đôn đốc thu tiền thuế nợ. Nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra, nhắc nhở tính tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, thông báo tiền chậm nộp tiền thuế theo luật quản lý thuế, thực hiện các nghiệp vụ xử lý nợ thuế, gia hạn, xóa nợ, miễn tiền chậm nộp, tiến hành thủ tục để áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.

1.1.3.2. Sự cần thiết phảiquản lý nợ thuế

- Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro

Hiện nay theo xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt Nam cũng đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Các loại hình doanh nghiệp cùng các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ngày càng phong phú và đa dạng. Nhưng bên cạnh đó thì các tổ chức, cá nhân tham gia trong nền kinh tế cũng gặp không ít khó khăn. Nhiều doanh nghiệp không đủ vốn để quay vòng tiếp tục cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc đi vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên chế tài phạt nộp chậm so với lãi suất đi vay ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, vay nóng

bên ngoài là không đáng kể. Với thực trạng đó, các chủ thể kinh tế sẵn sàng chiếm dụng tiền thuế để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, hoặc doanh nghiệp chọn phương thức nộp phạt thuế để lấy tiền trả nợ ngân hàng, dẫn đến hiện tượng nợ đọng thuế, ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế nói chung. Vì thế, công tác quản lý nợ thuế là thực sự quan trọng để đảm bảo nắm bắt được tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, thúc đẩy người nộp thuế nộp các khoản thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN.

- Xuất phát từ thực trạng quản lý thuế ở nước ta hiện nay

Nhìn chung trong những năm vừa qua, tình hình quản lý thuế ở nước ta đã có nhiều tiến bộ, hạn chế được nhiều trường hợp vi phạm về thuế nhưng công tác quản lý nợ đọng thuế vẫn chưa thực sự được thực hiện tốt, còn nhiều bất cập. Mô hình quản lý thuế theo đối tượng trước kia đã được thay thế bằng mô hình quản lý thuế theo chức năng từ sau khi Luật Quản lý thuế ra đời nhưng do mới áp dụng nên quá trình quản lý nợ thuế có nhiều vướng mắc phát sinh. Thêm vào đó, ý thức tuân thủ pháp luật thuế của nhiều doanh nghiệp chưa cao, vẫn còn trường hợp cố tình trốn tránh nghĩa vụ về thuế trong khi việc xử lý trong lĩnh vực thuế chưa kịp thời, chưa có tính răn đe cao nên việc nợ đọng thuế còn tồn tại với số nợ ngày một gia tăng đã đòi hỏi công tác quản lý nợ thuế phải sát sao hơn nữa.

- Xuất phát từ thực trạng số thu đáp ứng cho NSNN

NSNN là vấn đề được tất cả các quốc gia quan tâm vì nó giúp đảm bảo duy trì bộ máy nhà nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Mà thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, hàng năm số thu của thuế vào NSNN chiếm trên 80% tổng số thu NSNN của nước ta. Trong khi đó, số nợ thuế của các tổ chức, cá nhân ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện số thu kịp thời cho chi tiêu NSNN. Do vậy mà công tác quản lý nợ thuế sao cho đảm bảo các khoản nợ thuế được hạn chế tối đa là rất cần thiết.

- Xuất phát từ việc đảm bảo thực hiện nghiêm túc pháp luật thuế, chống thất thu có hiệu quả và đảm bảo công bằng trong thực thi pháp luật về thuế

Bằng các hình thức và biện pháp phù hợp tác động đến lợi ích của người nộp thuế buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, không để tình trạng dây dưa, chây ỳ không nộp thuế thì công tác cưỡng chế nợ thuế được thực hiện sẽ giúp đảm bảo thực hiện nghiêm pháp luật thuế và giúp đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa những người nộp thuế có cùng điều kiện, hoàn cảnh như nhau.

1.1.3.3. Nội dung của quản lý nợ thuế

Để đảm công tác quản lý nợ thuế thống nhất và có hiệu quả, Tổng Cục thuế đã đưa ra nội dung các bước trong công tác quản lý nợ thuế để thực hiện thống nhất trong toàn ngành. Nội dung quản lý nợ thuế gồm:

a) Công tác lập kế hoạch thu nợ thuế

Ở cấp tỉnh, Phòng Quản lý nợ thuộc Cục Thuế tỉnh là đầu mối tham mưu cho lãnh đạo Cục Thuế giao chỉ tiêu thu nợ cho các cán bộ, các Chi cục thuế. Nội dung công tác lập kế hoạch thu nợ thuế gồm:

- Xác định các chỉ tiêu thực hiện đến thời điểm lập chỉ tiêu thu nợ

+ Căn cứ xác định: chỉ tiêu thu nợ do Tổng Cục thuế giao và số liệu, tình hình tiền thuế nợ tại các báo cáo theo mẫu 01/QLN, 02/QLN, 05/QLN, 13/QLN theo quy định.

+ Lập báo cáo theo mẫu 04/QLN để phân tích, tổng hợp, phân loại kết quả thực hiện thu tiền thuế nợ 10 tháng trên địa bàn theo tổng số, từng nhóm đối tượng nợ tiền thuế, theo khu vực kinh tế, sắc thuế.

- Dự kiến tình hình thu tiền thuế nợ

+ Căn cứ dự kiến: các chỉ tiêu thực hiện thu tiền thuế nợ 10 tháng; phân tích tình hình nợ các tháng cuối năm: dự kiến những khoản tiền thuế nợ sẽ phát sinh và khả năng thu tiền thuế nợ. Trong đó, tập trung phân tích danh sách người nộp thuế có số tiền thuế nợ lớn (mẫu số 13/QLN); xác định tiền thuế nợ năm trước (là năm trước năm xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ): tại báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ năm trước, kỳ báo cáo tháng 12.

+ Dự kiến tiền thuế nợ năm thực hiện: căn cứ tiền thuế nợ năm trước và tiền thuế nợ tại thời điểm lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, theo đó, phân tích, đánh giá khả năng thu và xử lý các khoản tiền thuế nợ để dự báo số tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 năm thực hiện.

- Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch

Căn cứ vào số tiền thuế nợ năm thực hiện đã được xác định ở trên và chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cơ quan thuế cấp trên hướng dẫn hàng năm, tiến hành phân tích, dự báo tình hình kinh tế, các chính sách về quản lý nợ mới ban hành, từ đó: đề xuất chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho năm kế hoạch; đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định.

- Báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã lập cho Tổng Cục Thuế

Các Chi cục Thuế lập và gửi báo cáo về Cục Thuế trước ngày 05/12. Cục Thuế lập và gửi báo cáo về Tổng cục Thuế trước ngày 10/12 hàng năm.

- Phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

Căn cứ vào kết quả tổng hợp của các Cục Thuế đã báo cáo ở trên, Tổng cục Thuế phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ giao cho các Cục Thuế chậm nhất là ngày 31/12 hàng năm. Căn cứ vào chỉ tiêu do Tổng cục Thuế giao và kết quả tổng hợp ở trên, Cục Thuế giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho phòng Quản lý nợ, các phòng tham gia thực hiện quy trình, các Chi cục Thuế chậm nhất là ngày 31/01 năm tiếp theo và báo cáo kết quả về Tổng cục Thuế.

b) Triển khai thu nợ thuế - Phân công quản lý nợ thuế

Phân công quản lý nợ thuế cho công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình theo nguyên tắc như sau:

+ Đối với doanh nghiệp: phân công quản lý nợ thuế cho công chức có kinh nghiệm thuộc bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trình theo loại hình doanh nghiệp, sắc thuế, ngành nghề, địa bàn hành chính, địa bàn thu và theo các phương thức phù hợp khác.

phân công quản lý nợ thuế cho công chức quản lý nợ theo phân cấp quản lý, theo từng khu vực.

+ Các đơn vị chủ trì cuộc thanh tra: có trách nhiệm đôn đốc các khoản tiền thuế trong thời hạn ghi trên quyết định xử lý vi phạm về thuế qua thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế đã ban hành. Đồng thời, thông báo cho bộ phận quản lý nợ ngay sau khi ban hành quyết định xử lý vi phạm về thuế (bản sao) để tổ chức xác minh thông tin và thực hiện cưỡng chế khi trường hợp này quá thời hạn ghi trên quyết định mà người nộp thuế chưa nộp.

+ Các bộ phận được giao nhiệm vụ quản lý thu tiền thuế nợ: đôn đốc các khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp từ 1 đến 90 ngày. Trường hợp đã quá thời hạn 90 ngày trở lên thì thông báo cho bộ phận quản lý nợ tổ chức xác minh thông tin để thực hiện cưỡng chế khi các khoản tiền thuế nợ này quá thời hạn nộp từ ngày thứ 91.

- Phân loại tiền nợ thuế

Hàng ngày, ngay khi nhận được hồ sơ và các tài liệu liên quan đến việc thay đổi tính chất nợ của người nộp thuế, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình căn cứ tiêu thức phân loại tiền thuế nợ và hồ sơ nhận được, để phân loại tính chất theo từng khoản nợ, nhóm nợ, nhằm phản ánh kịp thời các thay đổi liên quan đến tính chất nợ. Khoản nợ được phân loại là có số tiền thuế nợ mới phát sinh tính đến thời điểm phân loại. Kết quả phân loại tiền thuế nợ hàng tháng sẽ được chốt cùng thời điểm khóa sổ thuế. Kết quả phân loại sẽ là căn cứ để thực hiện các biện pháp đôn đốc; báo cáo và tính tiền chậm nộp của kỳ báo cáo đã khóa sổ.

- Thực hiện đôn đốc thu nộp

Hàng tháng, ngay sau khi khóa sổ thuế và chốt kết quả phân loại tiền thuế nợ, công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện như sau:

Công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện đôn đốc bằng điện thoại.

+ Đối với khoản nợ từ ngày thứ 31 trở lên, kể từ ngày hết hạn nộp thuế: sau khi lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt, bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được giao nhiệm vụ quản lý nợ gửi Thông báo 07/QLN cho người nộp thuế, không in Bảng kê kèm theo Thông báo 07/QLN. Trường hợp người nộp thuế đề nghị thì gửi Thông báo 07/QLN kèm theo bảng kê qua thư điện tử (Email) cho người nộp thuế.

+ Đối với khoản tiền thuế nợ quá thời hạn nộp từ 61 ngày hoặc trước 30 ngày tính đến thời điểm hết thời gian gia hạn nộp thuế, thời gian không tính tiền chậm nộp: công chức thuộc bộ phận quản lý nợ thực hiện xác minh thông tin để thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo quy định của pháp luật.

+ Đối với khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn không tính tiền chậm nộp; người nộp thuế có hành vi bỏ địa chỉ kinh doanh, tẩu tán tài sản; người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế: bộ phận quản lý nợ trình thủ trưởng cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp cưỡng chế phù hợp.

- Lập nhật ký và sổ theo dõi tình hình nợ thuế

Khi người nộp thuế phát sinh nợ thuế, công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình lập và ghi nhật ký theo dõi tiền thuế nợ của người nộp thuế theo mẫu số 08/QLN. Hàng tháng, sau khi lập nhật ký, công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình:

+ Chuyển cho công chức được giao nhiệm vụ tổng hợp của bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trình tổng hợp theo mẫu số 09/QLN.

thực hiện quy trình chuyển phòng quản lý nợ hoặc đội quản lý nợ tổng hợp theo mẫu số 09/QLN trên địa bàn quản lý.

c) Công tác kiểm tra giám sát, báo cáo kết quả thu nợ thuế - Lập và gửi báo cáo

Định kỳ hàng tháng, cơ quan thuế cấp dưới lập và gửi báo cáo lên cơ quan thuế cấp trên các loại báo cáo như sau:

+ Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế theo sắc thuế và loại hình kinh tế (mẫu số 02/QLN).

+ Báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ theo ngành nghề kinh doanh (mẫu số 03/QLN).

+ Báo cáo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (mẫu số 04/QLN). + Báo cáo kết quả thu tiền thuế nợ (mẫu số 05/QLN).

+ Báo cáo tình hình ban hành Quyết định gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, miễn tiền chậm nộp và xóa nợ (mẫu số 06/QLN).

+ Sổ theo dõi tình hình nợ thuế (mẫu số 09/QLN) theo tổng số tiền thuế nợ của NNT.

+ Báo cáo tiền thuế đang chờ điều chỉnh (mẫu số 10/QLN).

+ Báo cáo tình hình công khai thông tin người nợ thuế (mẫu số 13/QLN).

- Thời hạn gửi báo cáo hàng tháng

Ngay sau ngày khóa sổ thuế một ngày làm việc, cơ quan thuế cấp dưới gửi báo cáo nợ thuế lên cơ quan thuế cấp trên. Trường hợp thời hạn gửi báo cáo trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo.

- Hình thức gửi báo cáo

+ Gửi qua thư điện tử (Email).

+ Truyền qua hệ thống ứng dụng quản lý thuế. + Gửi bằng văn bản.

lên cơ quan thuế cấp trên bằng ba hình thức: thư điện tử (Email), truyền qua hệ thống ứng dụng quản lý thuế và bằng văn bản (có ký tên, đóng dấu của thủ trưởng cơ quan thuế) (Cục Thuế tỉnh Lào Cai, 2016).

1.1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế * Các yếu tố khách quan

- Chính sách, pháp luật về quản lý nợ thuế

Chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế. Chính sách, pháp luật được ban hành sẽ tạo hành lang pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)