Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 81 - 83)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.1. Các yếu tố khách quan

- Chính sách, pháp luật về quản lý nợ thuế

Để tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nợ thuế, Quốc hội, Chính Phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã ban hành Luật và nhiều văn bản dưới Luật để quy định, hướng dẫn công tác quản lý nợ thuế. Cụ thể là: Luật Quản lý thuế được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2019; Quyết định số 751/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình cưỡng chế nợ thuế; Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28 tháng 07 năm 2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế; Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 15/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế để giảm nợ đọng do ngành thuế quản lý; Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày

08/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước…Đây là hành lang pháp lý quan trọng, là điều kiện thuận lợi (tích cực) để Cục thuế tỉnh Lào Cai tăng cường công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh.

- Các công cụ hỗ trợ quản lý thuế

Hiện nay Cục thuế tỉnh Lào Cai đang áp dụng hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế. Theo đó, các cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nợ thuế sẽ được tập huấn, đảm bảo sử dụng hiệu quả hệ thống phần mềm hỗ trợ. Bên cạnh đó, từ năm 2010 đến nay, Cục Thuế tỉnh Lào Cai đã áp dụng sáng kiến về ứng dụng công nghệ thông tin (dưới hình thức nhắn tin SMS, Email) trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế cho người nộp thuế, từ đó giúp cho người nộp thuế kê khai thuế được chính xác, đúng biểu mẫu theo quy định. Đây là điều kiện thuận lợi (tích cực) góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế tại Cục thuế tỉnh Lào Cai.

- Tình hình kinh tế xã hội

Với sự chủ động dự báo tình hình, kịp thời đưa ra các giải pháp giải quyết các khó khăn phát sinh, cùng sự chỉ đạo sát sao, có trọng tâm, trọng điểm của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, bám sát các Chương trình, Đề án, Nghị quyết của Trung ương; UBND tỉnh và các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, do vậy, kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai những năm qua đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2019 đạt 10,32% (đứng thứ 02/14 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc, sau tỉnh Bắc Giang). Cơ cấu kinh tế năm 2019 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông lâm thủy sản chiếm 12,52% (giảm 0,7% so với năm 2018); Công nghiệp – Xây dựng chiếm 44,74% (tăng 0,11% so với năm 2018); Dịch vụ chiếm 42,74% (tăng 0,83% so với năm 2018). GRDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 70,5 triệu đồng/năm, tăng 7,5 triệu đồng so năm 2018. Quốc phòng, an ninh trên địa bàn được giữ vững, trật tự

an toàn xã hội được đảm bảo. Quan hệ đối ngoại mở rộng, công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính đạt được nhiều kết quả tốt. Đây là điều kiện thuận lợi (tích cực) để doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế tại Cục thuế tỉnh Lào Cai.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai còn gặp một số khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đó là: (i) việc liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chưa nhiều, sản xuất theo quy trình an toàn còn thấp, các sản phẩm chủ yếu bán thô và thường bị ép giá khi được mùa; (ii) tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chính năm 2019 chưa đạt kế hoạch đề ra (quặng Apatit đạt 85,9% kế hoạch; cao lanh đạt 44,8% kế hoạch; phân NPK đạt 63,7% kế hoạch; thức ăn gia súc DCP đạt 59,2% kế hoạch… (iii) Hoạt động biên mậu qua cửa khẩu phụ, lối mở không ổn định, tính rủi ro cao. Phía Trung Quốc tăng cường chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu như chính sách quản lý mặt hàng, tăng thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; quản lý chặt chẽ các cửa khẩu phụ, lối mở; cùng với đó hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, công tác quản lý xuất nhập khẩu còn hạn chế nên ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Những hạn chế này gây ra những khó khăn nhất định đối với doanh nghiệp, đặc biệt là việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN, qua đó gây ra những khó khăn nhất định đối với công quản lý nợ thuế tại Cục thuế tỉnh Lào Cai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)