Kinh nghiệm quản lý nợ thuế ở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 34 - 37)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế ở một số địa phương trong nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang

Xác định công tác thu hồi nợ thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành nên ngay từ đầu mỗi năm, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang, Chi cục Thuế các huyện, Thành phố và khu vực đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để thu hồi nợ. Cục Thuế tỉnh đã chủ động phối hợp với các ngành, các cấp triển khai quyết liệt những biện pháp chống thất thu ngân sách, trốn thuế, đặc biệt là thu hồi nợ thuế. Riêng trong năm 2019, Cục Thuế tỉnh Bắc

Giang đã thu được gần 1.000 tỷ đồng tiền nợ thuế quá hạn, trong đó có 200 tỷ đồng là thu nợ của năm trước chuyển sang, còn lại là nợ phát sinh trong năm. Các giải pháp được Cục Thuế tỉnh Bắc Giang thực hiện là:

- Cục Thuế tỉnh Bắc Giang xây dựng phương án thu hồi nợ cụ thể. Theo đó, Cục giao chỉ tiêu thu nợ cho các chi cục, chi cục khu vực, phòng chuyên môn và đến từng cán bộ gắn với công tác khen thưởng. Đồng thời, phân công cán bộ làm việc với doanh nghiệp nợ thuế. Cục trưởng Cục thuế sẽ trực tiếp làm việc với đơn vị nợ thuế từ 3 tỷ đồng trở lên để đôn đốc thu nợ; Phó Cục trưởng làm việc với các đơn vị nợ từ 1 đến dưới 3 tỷ đồng, còn lại là giao cho các phòng chức năng.

- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan phối hợp với bộ phận Quản lý nợ xử lý các khoản nợ đang theo dõi trên ứng dụng quản lý thuế tập trung; thực hiện điều chỉnh kịp thời các khoản sai lệch, xác định đúng thực tế nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế.

- Tham mưu UBND các huyện, thành, thị thành lập Đội liên ngành chống thất thu ngân sách Nhà nước, kịp thời có các biện pháp phối hợp thu hồi nợ đọng thuế. Đồng thời, phối hợp với các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quyết định cưỡng chế theo yêu cầu của cơ quan Thuế thông qua tài khoản và tài sản thế chấp của các đối tượng nợ thuế theo quy định của pháp luật. Trong năm 2019, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn ban hành văn bản cưỡng chế tài khoản của 560 lượt doanh nghiệp và ra thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với gần 300 doanh nghiệp chây ỳ không chấp hành nộp thuế.

- Thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nghiệp nợ thuế để nắm bắt tình hình, tiếp nhận mọi thông tin, phản hồi từ phía người nộp thuế để có giải pháp chia sẻ, hỗ trợ kịp thời đối với từng đối tượng người nộp thuế.

- Rà soát, tham mưu với UBND tỉnh, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về thuế; áp dụng kịp thời các chính sách miễn, giảm, gia hạn về thuế của

Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp.

- Để nâng cao hiệu quả công tác đôn đốc, thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, Cục Thuế tỉnh tập trung triển khai thêm nhiều giải pháp. Cơ quan thuế tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, miễn, giảm, giãn, hoàn, gia hạn nợ và xóa nợ thuế; xử lý dứt điểm các khoản nợ chờ xử lý, chờ điều chỉnh; hằng tháng ban hành thông báo tiền thuế nợ đối với 100% doanh nghiệp còn nợ tiền thuế; thực hiện công khai thông tin người nộp thuế có số nợ thuế trên 90 ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông báo tình hình nợ thuế của người nộp thuế đến các ban quản lý dự án, chủ đầu tư để phối hợp thu nợ thuế.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Trong thời gian qua, Cục thuế tỉnh Hưng Yên đã triển khai các biện pháp đồng bộ và quyết liệt để thu hồi nợ thuế. Đối với các doanh nghiệp chây ỳ, cố tình không nộp, Cục thuế tỉnh Hưng Yên sẽ xử lý quyết liệt thông qua việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ đọng. Năm 2019, Cục thuế tỉnh Hưng Yên đã thu hồi được trên 1.846 tỷ đồng tiền nợ thuế. Tính đến hết 31/12/2019, tổng nợ thuế của tỉnh là 1.110 tỷ đồng, tỷ lệ tổng nợ có khả năng thu trên tổng thu là 3,81%, đảm bảo dưới mức 5,0% so với chỉ tiêu của Tổng cục Thuế giao. Để đạt được kết quả đó, Cục thuế tỉnh Hưng Yên đã thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Ngay từ đầu năm, Cục thuế tỉnh Hưng Yên đã triển khai nhiều biện pháp thu hồi nợ thuế như phân công, giao nhiệm vụ thu nợ đến từng cán bộ công chức quản lý để thu ngay tiền thuế nợ mới phát sinh vào ngân sách nhà nước, đồng thời tiếp tục thu nợ cũ để giảm số tiền thuế nợ đọng. Cục thuế phấn đấu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp kỳ sau phải giảm so với kỳ trước nhằm đảm bảo tỷ lệ nợ đọng dưới mức của ngành đã quy định.

- Triển khai kịp thời và báo cáo những vướng mắc phát sinh trong thực hiện các quy định mới về gia hạn nộp thuế, tính tiền chậm nộp tiền thuế có hiệu lực từ 1/1/2015.

khai - kế toán thuế, công nghệ thông tin tổ chức thực hiện rà soát dữ liệu kê khai thuế, chứng từ, biên lai nộp thuế của người nộp thuế, phát hiện ngay những trường hợp dữ liệu kê khai sai, không đúng, nộp sai mục lục ngân sách, sai mã số thuế để điều chỉnh, xử lý kịp thời các trường hợp nợ sai, nợ ảo.

- Cục thuế sẽ đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, vận động người nộp thuế tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, công khai những đơn vị cố tình chây ỳ không nộp thuế đúng hạn. Cục thuế sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền cùng cấp trên địa bàn như Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan công an...thực hiện tốt quy chế phối hợp trong công tác đôn đốc và tổ chức cưỡng chế để thu hồi tiền thuế nợ đọng vào ngân sách nhà nước.

- Thông qua việc thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các đơn vị trong Cục Thuế chủ động theo dõi, vừa đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, vừa đôn đốc nộp thuế để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế, động viên và tạo điều kiện về mặt thời gian để doanh nghiệp từng bước khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và tự nguyện hoàn thành tốt nghĩa vụ đóng thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)