Thiết kế hệ thống tiêu thức đánh giá rủi ro trong quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 94 - 103)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.5. Thiết kế hệ thống tiêu thức đánh giá rủi ro trong quản lý nợ thuế

- Bộ phận quản lý nợ thuế và cán bộ tham gia thực hiện quy trình quản lý nợ thuế có trách nhiệm thu thập tất cả thông tin về người nộp thuế, đặc biệt chú trọng đến ngành nghề, tình hình sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế. Các dữ liệu trên được thu thập bằng cách khai thác trên ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS hoặc làm việc trực tiếp với người nộp thuế, hoặc qua bên thứ ba bằng cách yêu cầu cung cấp thông tin. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đánh giá khả năng thu nợ của doanh nghiệp và chủ động yêu cầu các ngân hàng cung cấp thông tin cần thiết để áp dụng cưỡng chế nợ thuế. Cán bộ quản lý doanh nghiệp tiến hành phân tích, đánh giá dòng tiền lưu chuyển của doanh nghiệp, báo cáo kết quả kinh doanh, số dư trên tài khoản tiền mặt (tài khoản 111), tài khoản tiền gửi ngân hàng (tài khoản 112), tài khoản phải thu của khách hàng (tài khoản 131), tài khoản tài sản cố định (tài khoản 211).

- Thiết kế hệ thống tiêu thức đánh giá rủi ro phục vụ công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế dựa trên mức độ áp dụng cho từng kỳ. Đối với doanh nghiệp lập bảng theo dõi, so sánh kê khai - thu nộp giữa các kỳ của người nộp

thuế. Đối với cá nhân kinh doanh, cán bộ theo dõi theo sổ bộ thuế. Tất cả các nội dung trên được tập hợp thành cơ sở dữ liệu về người nợ thuế nhằm giúp cho việc phân tích, đánh giá rủi ro về công tác thu nợ và cưỡng chế thuế một cách chính xác và khoa học.

- Ngoài việc phân loại theo các tiêu thức thông thường như ngành nghề, địa bàn, loại hình, mỗi cán bộ quản lý cần phân loại người nộp thuế theo khả năng thu nợ. Khả năng thu nợ được đánh giá trên 3 mức cơ bản đó là: tốt, trung bình, kém. Theo đó, đánh giá được ý thức chấp hành của người nộp thuế để có các hình thức đôn đốc thu nộp phù hợp.

KẾT LUẬN

Ngân sách nhà nước giúp đảm bảo duy trì bộ máy nhà nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, hàng năm số thu của thuế vào ngân sách nhà nước chiếm trên 80% tổng số thu ngân sách nhà nước của nước ta. Trong khi đó, số nợ thuế của các tổ chức, cá nhân ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện số thu kịp thời cho chi tiêu ngân sách nhà nước. Do đó tăng cường công tác quản lý nợ thuế là vô cùng quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Qua phân tích thực trạng quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017-2019, tác giả đưa ra một số kết luận như sau:

Cục thuế tỉnh Lào Cai đã thực hiện công tác quản lý nợ thuế theo đúng nội dung quy định của Luật Quản lý thuế và theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế. Công tác lập kế hoạch thu tiền nợ thuế đã được căn cứ thông qua việc rà soát hiện trạng nợ thuế, dự kiến các khoản nợ phát sinh, căn cứ tiền nợ thuế năm trước và kết quả giao thu tiền nợ thuế của Tổng cục Thuế. Cục Thuế tỉnh Lào Cai đã triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế có trọng tâm, trọng điểm, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng. Công tác đôn đốc người nợ thuế được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau. Công tác cưỡng chế người nợ thuế được thực hiện theo đúng quy định theo Quyết định số 751/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình cưỡng chế nợ thuế. Chỉ tiêu tổng tiền nợ thuế trên tổng thu ngân sách nhà nước đã đạt được mục tiêu đề ra là không vượt quá 5%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn một số hạn chế, đó là: Kết quả thực hiện chỉ tiêu thu nợ có khả năng thu trong giai đoạn 2017-2019 chưa đạt được kế hoạch đề ra. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ, đôn đốc người nợ thuế vẫn còn một số hạn chế, chưa kịp thời, đôi khi còn bị động. Công tác đối thoại doanh nghiệp chưa

được thực hiện thường xuyên. Sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quản lý nợ thuế có nơi, có lúc vẫn chưa chặt chẽ, thiếu hiệu quả. Trình độ cán bộ không đồng đều, thiếu về số lượng, một số ít cán bộ công chức chưa tích cực, chủ động làm cho chất lượng công tác quản lý nợ chưa cao. Vẫn còn tình trạng xử lý chưa kiên quyết các trường hợp chậm nộp tiền thuế, có tình chây ỳ, nợ đọng tiền thuế. Các hạn chế trên do một số nguyên nhân sau: Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, sức cạnh tranh còn thấp, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận pháp lý, thị trường và nguồn vốn tín dụng nên hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả; vẫn còn có những doanh nghiệp ý thức tuân thủ về thực hiện nghĩa vụ ngân sách với nhà nước chưa cao, chây ỳ nợ tiền thuế mặc dù cơ quan Thuế đã thường xuyên đôn đốc cũng như thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Hệ thống pháp luật về Thuế và Quản lý Thuế chưa hoàn thiện, nhiều văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính vẫn chưa thống nhất, dẫn đến cách hiểu khác nhau giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp. Một số cán bộ thực hiện công tác quản lý nợ thuế còn chưa tích cực bồi dưỡng chuyên môn, còn tình trạng nể nang, quen biết nên xử lý các trường hợp nợ đọng tiền thuế chưa thực sự kiên quyết. Sự phối hợp giữa quan thuế và các cơ quan, đơn vị liên quan trong xử lý nợ đọng tiền thuế có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ, chưa cung cấp thông tin đối với cơ quan thuế khi nhận được Quyết định cưỡng chế của Cục Thuế.

Trên cơ sở hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý nợ thuế, dựa trên quan điểm, mục tiêu quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh Lào Cai, gồm: Thực hiện có hiệu quả các biện pháp xử lý nợ đọng thuế theo quy định; Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan, đơn vị liên quan; Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, báo cáo kết quả thu nợ thuế; Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thuế; Thiết kế hệ thống tiêu thức đánh giá rủi ro trong quản lý nợ thuế.

Với kết quả nghiên cứu như trên, đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2018), Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 15/10/2018 về việc tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế để giảm nợ đọng do ngành thuế quản lý.

2. Cục Thuế tỉnh Bắc Giang (2017-2019), Báo cáo tình hình Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế năm 2017, 2018, 2019.

3. Cục Thuế tỉnh Hưng Yên (2017-2019), Báo cáo tình hình Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế năm 2017, 2018, 2019.

4. Cục Thuế tỉnh Lào Cai (2017-2019), Báo cáo Tổng kết công tác thuế năm 2017, 2018, 2019 và Nhiệm vụ, giải pháp công tác thuế năm 2018, 2019, 2020.

5. Cục Thuế tỉnh Lào Cai (2017-2019), Báo cáo tình hình Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế năm 2017, 2018, 2019.

6. Cục Thuế tỉnh Lào Cai (2017-2019), Giao chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2017, 2018, 2019.

7. Cục Thuế tỉnh Lào Cai (2016), Sổ tay quản lý nợ thuế, Tài liệu lưu hành nội bộ.

8. Lê Xuân Trường (2010), Giáo trình Quản lý Thuế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật Quản lý Thuế được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2019.

10.Nguyễn Văn Thắng (2014), Giáo trình Thực hành nghiên cứu trong kinh tế & Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 11.Thủ tướng Chính phủ (2018), Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 08/11/2018 về

việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước.

2019 cho Cục Thuế tỉnh Lào Cai.

13.Tổng cục Thuế (2015), Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28 tháng 07 năm 2015 về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế.

14.Tổng cục Thuế (2015), Quyết định số 751/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 về việc ban hành Quy trình cưỡng chế nợ thuế.

15.UBND tỉnh Lào Cai (2019), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2019; Phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT

Những thông tin này nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh Lào Cai”. Tôi cam kết các thông tin cá nhân của

Quý vị sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và không cung cấp cho bất kỳ ai. Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý vị. Xin chân thành cảm ơn!

I. Thông tin cá nhân

1. Họ và tên:………...………. 2. Địa chỉ:………...……….…...………… 3. Đối tượng nộp thuế:  Doanh nghiệp  Hộ kinh doanh

II. Thông tin phỏng vấn

Ông (Bà) hãy cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó: “1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Phân vân; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý”.

T

T Nội dung lấy ý kiến

Khoanh tròn 1 lựa chọn phù hợp nhất

1 Cán bộ quản lý nợ thuế có trình độ chuyên môn,

thực hiện công tác thu nợ đúng quy định 1 2 3 4 5 2 Cơ quan thuế thực hiện phân loại thuế theo quy

định phục vụ cho công tác quản lý nợ thuế 1 2 3 4 5 3 Cơ quan thuế theo dõi sát sao sự biến động các

khoản nợ thuế của doanh nghiệp, hộ kinh doanh 1 2 3 4 5 4 Cơ quan thuế thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ người

nộp thuế bằng nhiều hình thức khác nhau 1 2 3 4 5 5

Cơ quan thuế thực hiện thường xuyên các biện pháp

đôn đốc người nợ thuế để thu hồi tiền nợ thuế 1 2 3 4 5 6

Cơ quan thuế thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ

7

Cơ quan thuế có lập nhật ký, sổ theo dõi tình hình

nợ thuế của doanh nghiệp, hộ kinh doanh 1 2 3 4 5 8

Cơ quan thuế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan,

đơn vị liên quan trong quản lý nợ thuế 1 2 3 4 5

KẾT QUẢ KHẢO SÁT TIÊU CHÍ SỐ MỨC 1 MỨC 2 MỨC 3 MỨC 4 MỨC 5 Điểm bình quân Mức Số người chọn Mức Số người chọn Mức Số người chọn Mức Số người chọn Mức Số người chọn 1 1 0 2 2 3 35 4 184 5 4 3,84 2 1 0 2 0 3 16 4 166 5 43 4,12 3 1 0 2 3 3 35 4 167 5 20 3,91 4 1 0 2 2 3 12 4 186 5 25 4,04 5 1 0 2 2 3 5 4 196 5 22 4,06 6 1 0 2 3 3 42 4 168 5 12 3,84 7 1 0 2 0 3 17 4 165 5 43 4,12 8 1 0 2 0 3 68 4 144 5 13 3,76

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)