Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 86 - 88)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, sức cạnh tranh còn thấp, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận pháp lý, thị trường và nguồn vốn tín dụng nên hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả.

- Bên cạnh những doanh nghiệp có khó khăn thực sự trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay vướng mắc trong chính sách vẫn còn có những doanh nghiệp ý thức tuân thủ về thực hiện nghĩa vụ ngân sách với nhà nước chưa cao, chây ỳ nợ tiền thuế mặc dù cơ quan Thuế đã thường xuyên đôn đốc cũng như thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Hiện nay mức phạt chậm nộp của cơ quan Thuế là 0,03%/ngày. So với lãi suất ngân hàng thì mức phạt này thấp hơn. Do vậy, khi tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, để xem xét nên nộp thuế trước hay trả nợ ngân hàng trước thì hầu như doanh nghiệp đều chọn cách xử lý nợ cho ngân hàng bới nếu chậm nộp nợ thuế cho cơ quan

Thuế thì sẽ bị phát sinh phạt chậm nộp và tiền chậm nộp. Tuy nhiên, nếu chậm trả nợ cho ngân hàng thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn nhiều như: cưỡng chế tài sản, liệt vào danh sách “nợ xấu” dẫn tới khó có thể tiếp tục vay vốn ngân hàng.

- Nhiều văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính vẫn chưa thống nhất, dẫn đến cách hiểu khác nhau giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp. Đơn cử như trong quá trình thực hiện xác định trị giá đối với hàng xuất khẩu còn có nhiều cách hiểu khác nhau nên Bộ Tài chính đã ban hành tới hai công văn hướng dẫn việc xác định trị giá hải quan thực hiện theo Luật Hải quan để các doanh nghiệp, cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế thống nhất cách hiểu, cách thực hiện. Do cách hiểu khác nhau nên một số doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế.

- Hệ thống pháp luật về Thuế và Quản lý Thuế chưa hoàn thiện, nhiều khoản nợ hiện nay các doanh nghiệp đã bỏ kinh doanh, không còn đối tượng để thu nhưng không đủ điều kiện để xóa nợ.

- Số lượng cán bộ thực hiện công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn thiếu về số lượng. Một số cán bộ thực hiện công tác quản lý nợ thuế còn chưa tích cực bồi dưỡng chuyên môn, còn tình trạng nể nang, quen biết nên xử lý các trường hợp nợ đọng tiền thuế chưa thực sự kiên quyết.

- Sự phối hợp giữa quan thuế và các cơ quan, đơn vị liên quan trong xử lý nợ đọng tiền thuế của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ, chưa cung cấp thông tin đối với cơ quan thuế khi nhận được Quyết định cưỡng chế của Cục Thuế.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)