Đánh giá chung về tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 54 - 56)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.3. Đánh giá chung về tỉnh Lào Cai

3.1.3.1. Thuận lợi

- Lào Cai có vị trí địa lý thuận lợi, nơi có hai con sông Hồng và sông Chảy, có cửa khẩu quốc tế Lào Cai và có nhiều tiềm năng khác thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại và du lịch. Lào Cai nổi tiếng với khu du lịch Sa Pa, là nơi có khí hậu, thời tiết mát mẻ vào mùa hè, hấp dẫn du khách nhiều nơi trên thế giới tới du lịch.

- Lào Cai là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, là cơ sở để phát triển công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

- Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng, là cửa ngõ lớn và thuận lợi nhất để phát triển thương mại, du lịch giữa Việt Nam với vùng Tây Nam - Trung Quốc (gồm 11 tỉnh, thành phố, diện tích hơn 5 triệu km² và dân số hơn 380 triệu người); là con đường ngắn nhất, thuận tiện nhất từ tỉnh Vân Nam, vùng Tây Nam - Trung Quốc ra cảng Hải Phòng và nối với vùng Đông Nam Á. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai hội tụ đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường sông và tương lai sẽ có cả đường hàng không. Là cửa khẩu quốc tế duy nhất của Việt Nam có vị trí nằm ngay trong thị xã tỉnh lỵ có hệ thống hạ tầng và dịch vụ khá phát triển. Hiện nay, cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã và đang được tập trung xây dựng thành cửa khẩu văn minh, hiện đại, đủ điều kiện trở thành nơi trung chuyển

hàng hoá lớn giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN, từng bước chuẩn bị cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc.

3.1.3.2. Khó khăn

- Lào Cai là địa phương phải hứng chịu nhiều rủi ro do thiên tai gây ra. Theo thống kê của các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai, 10 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng có diễn biến thất thường, thiên tai đã gây ra mưa tuyết, rét hại, sương muối, lũ ống, lũ quét, sạt lở, sét, giông lốc, hạn hán...làm thiệt hại lớn về người và tài sản, phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng ở các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

- Tại nhiều địa phương, đặc biệt là các xã ở vùng sâu vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố, do địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại còn rất nhiều khó khăn, các dịch vụ xã hội còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn, gây ra những khó khăn nhất định đối với công tác quản lý nợ thuế.

- Hệ thống hạ tầng giao thông mặc dù được quan tâm đầu tư, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; một số đề nghị của tỉnh với Trung ương chưa được giải quyết kịp thời trong khi nguồn lực của tỉnh còn khó khăn. Tiến độ xây dựng một số dự án, công trình, quy hoạch trọng điểm, quan trọng của tỉnh còn chậm (Đường nối cao tốc đi Sa Pa, Cảng hàng không Sa Pa, Khu vui chơi giải trí Bát Xát, đường Quý Sa - Tằng Loỏng; sửa chữa Quốc lộ 279, Tỉnh lộ 151B Tân Thượng - Cam Cọn, Quy hoạch phân khu chức năng Khu kinh tế cửa khẩu, quy hoạch chi tiết các khu đô thị, dân cư huyện Sa Pa, thành phố Lào Cai...).

- Việc liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chưa nhiều, sản xuất theo quy trình an toàn còn thấp; các sản phẩm chủ yếu bán thô và thường bị ép giá khi được mùa (ngô, chuối, dứa); chưa có nhiều sản phẩm để quảng bá, tiêu thụ được chứng nhận sản xuất an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nợ thuế trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)