Định hướng của ngânhàng nhà nước về phát triểndịch vụ Ngânhàng điện tử

Một phần của tài liệu 030 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 60 - 61)

Quán triệt tinh thần Nghị quyết trung ương II (Khóa VIII) về đẩy mạnh hoạt động KH&CN, quyết định phê duyệt chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học công nghệ , đồng thời phát triển KHCN bám sát chiến lược ngành ngân hàng đến năm 2020, Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời gian tới bao gồm: - Tăng cường công tác xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy, tạo cơ sở pháp lý khá hoàn chỉnh cho hoạt động ứng dụng CNTT ngân hàng nói chung và công tác đảm bảo an ninh CNTT ngân hàng nói riêng như: Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/7/2006 quy định nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; Quyết định số 29/2008/QĐ-NHNN ngày 13/10/2008 quy định bảo trì hệ thống trang thiết bị tin học trong ngành Ngân hàng; Thông tư số 01/2011/TT-NHNN ngày 21/2/2011 quy định đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; Thông tư 29/2011/TT-NHNN ngày 21/9/2011 quy định an toàn, bảo mật trong cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet; Thông tư 36/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động; Xây dựng Thông tư quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán thẻ và an toán bảo mật trong thanh toán thẻ...

- Hoàn thiện hệ thống chuyển mạch quốc gia, phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, xây dựng bộ tiêu chuẩn dịch vụ thẻ thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển dịch vụ thẻ từ thẻ từ sang thẻ chip, xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ cho các hoạt động thanh toán bán lẻ (giá trị giao dịch thấp) bên cạnh hệ thống bù trừ ATM vốn có, phát triển và quản lý hệ thống thiết bị thanh toán.

- Phát triển đồng bộ hạ tầng kĩ thuật cho dịch vụ NHĐT như mạng viễn thông, Internet, công nghệ thông tin.

- Đảm bảo an ninh mạng và an toàn bảo mật thông tin ngân hàng, tăng cường kiểm tra, đánh giá, dò quét điểm yếu an ninh, an toàn thông tin định kì cho các hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống thông tin nghiệp vụ như: Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, cổng thông tin điện tử và các ứng dụng web,.

- Thông tin, tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng ngân hàng điện tử tới người dân.

- Khuyến khích, trợ giúp và có ưu đãi đối với các ngân hàng phát triển DVNHĐT. - Phát triển sản phẩm lấy khách hàng làm trung tâm. Trước đây, các ngân hàng trong nước chủ yếu thực hiện mô hình kinh doanh định hướng sản phẩm: ngân hàng bán sản phẩm mà ngân hàng có. Tuy nhiên, ngày nay các sản phẩm ngân hàng đang ngày càng phát triển theo định hướng của khách hàng: ngân hàng bán sản phẩm mà khách hàng cần. DVNHĐT cũng không nằm ngoài mục tiêu đó: đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm NHDDT dựa trên nhu cầu khảo sát từ thị trường.

- Xây dựng hệ thống các sản phẩm dịch vụ NHĐT theo tiêu chuẩn quốc tế. Những sản phẩm này chủ yếu thuộc nhóm sản phẩm phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Những sản phẩm đã và đang ứng dụng chưa đủ tiêu chuẩn hoặc chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế sẽ dần dần từng bước được điều chỉnh hoặc thay thế bơi những sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với yêu cầu thị trường.

- Sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử được thiết kế đa dạng, đơn giản, dễ sử dụng để phù hợp với đại đa số người dân, nhất là đông đảo người dân nông thôn- những khu vực còn chưa tiếp cận nhiều với công nghệ.

Một phần của tài liệu 030 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w